PHẦN 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá chính xác hiệu quả thực nghiệm, chúng tôi đã thu thập dữ liệu từ hồ sơ học tập của HS và phân tích bài viết của 24 HS trước và sau thực nghiệm qua các tiêu chí: câu chủ đề diễn đạt một cách hấp dẫn, rõ ràng về luận điểm, được đặt ở vị trí phù hợp; các câu làm rõ chủ đề có từ ba câu trở lên và trình bày được các luận cứ làm rõ luận điểm; cấu trúc đoạn văn thể hiện qua thứ tự các câu trong đoạn được sắp xếp hợp lí, làm cho người đọc dễ theo dõi, sử dụng từ ngữ liên kết giữa các câu phù hợp, câu kết diễn đạt lại luận điểm và chính tả, ngữ pháp.
Chúng tôi không coi kết quả thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ưu việt, khả thi của kế hoạch dạy học thực nghiệm, song vẫn có thể xem đây là cơ sở để tham khảo bởi điều này sẽ còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác như: môi trường giáo dục, năng lực sư phạm của GV, trình độ của HS…
Bảng đánh giá năng lực viết đoạn văn nghị luận của học sinh T
T
Các tiêu chí
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Chưa đạt Đạt Khá Tốt Chưa đạt Đạt Khá Tốt 1 Câu chủ đề 5 20,8% 16 60% 3 12,5% 0 0% 3 12,5% 9 37,5% 10 41,6% 2 8,3% 2 Các câu làm rõ chủ đề 7 29,1% 12 50% 5 20,8% 0 0% 3 12,5% 9 37,5% 10 41,6% 2 8,3% 3 Cấu trúc 9 37,5% 10 41,6% 5 0,8% 0 0% 4 16% 10 41,6% 8 30% 2 8,3% 4 Chính tả, ngữ pháp 12 50% 9 37,5% 5 20,8% 0 0% 7 29,1% 7 19,1% 10 41,6% 4 18% 3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Trong các giờ học thực nghiệm, HS đã phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình viết đoạn văn bản nghị luận ở hoạt động viết kết nối. HS đã chủ động, tích cực hơn trong quá trình tiếp thu tri thức và rèn luyện kĩ năng. HS được giao những nhiệm vụ mới mẻ, kích thích được hứng thú, phù hợp với khả năng của mình và qua sự hỗ trợ hướng dẫn của GV, HS đã thể hiện được năng lực tham gia và giải quyết vấn đề. Sản phẩm của HS sau mỗi nhiệm vụ đã phản ánh kết quả của sự suy nghĩ tích cực, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của HS. Cách học như thế cũng giúp HS rèn luyện được kĩ năng viết đoạn qua giờ dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại. Để đạt kết quả đó, vai trò của GV phải là người tổ chức hoạt động, người định hướng hành động, định hướng PP học tập cho HS.
Chất lượng của đoạn văn bản nghị luận mà HS tạo lập sau hoạt động viết kết nối trong giờ học đọc đã tốt hơn: HS viết đúng trọng tâm đề yêu cầu, diễn đạt rõ
ràng, trong sáng, kết cấu đoạn văn mạch lạc. Có những đoạn văn bản được viết khá sắc sảo, thể hiện sự am hiểu tri thức thể loại và nắm được quy trình tạo lập đoạn VB theo các bước. Nhìn chung HS đã mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, bước đầu các em đã bớt e ngại hơn trong tranh luận và bày tỏ ý kiến. Những kết quả trên cho thấy: nguyên tắc, biện pháp tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT mà sáng kiến đề xuất bước đầu có tính khả thi.
PHẦN 4. KẾT LUẬN 1. Quá trình nghiên cứu 1. Quá trình nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu đổi mới của CT GDPT năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra các nguyên tắc, biện pháp, PP, KTDH tối ưu nhằm hướng đến phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho HS qua tổ chức họat động viết kết nối trong giờ dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại ở lớp 10 theo đúng tinh thần đổi mới. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các biện pháp quan trọng đối với phát triển năng lực viết đoạn nói riêng, viết văn bản nói chung là biện pháp dạy theo tiến trình và đảm bảo khâu kiểm tra đánh giá qua hồ sơ học tập và công cụ đánh giá Rubric.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu kĩ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho HS qua tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT, chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu kĩ CT GDPT- CT tổng thể năm 2018 và CT GDPT môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nắm bắt được yêu cầu đổi mới, nghiên cứu các tài liệu tham khảo nhằm bổ sung kiến thức đầy đủ về tiến trình viết; từ đó chúng tôi không chỉ thay đổi quan niệm về dạy viết, chuyển từ dạy nội dung để viết thành dạy kĩ năng viết mà còn có những cơ sở khoa học khi áp dụng các cách thức, phương pháp, biện pháp, KTDH khi tổ chức hoạt động viết kết nối để phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho HS. Xuất phát từ thực trạng phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho HS ở trường THPT Đông Hiếu, xuất phát từ những hạn chế của những đề tài trước đó khi nghiên cứu dạy học viết và đặc biệt là xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chúng tôi đã đưa ra được một cách hệ thống các nguyên tắc, biện pháp, phương pháp, KTDH phù hợp để tổ chức hoạt động viết kết nối trong giờ dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10. Vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã được bản thân áp dụng và nhận thấy hiệu quả thực sự mà đề tài mang lại.
2. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã đem đến một hướng mới, hiệu quả trong việc phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên đã đa dạng hóa được các cách thức, phương pháp phát triển năng lực viết đoạn văn nghị luận cho học sinh. Giúp học sinh tạo lập thành thạo đoạn văn bản nghị luận, có hứng thú viết, học tập tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong các giờ học
3. Phạm vi ứng dụng
Đề tài có thể triển khai rộng rãi cho tất cả các trường, không chỉ bó hẹp trong dạy đọc văn bản trữ tình trung đại lớp 10 mà có thể áp dụng cho tất cả các lớp học khác ở cấp THCS cũng như các lớp ở cấp THPT khi tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản trữ tình theo CT GDPT Ngữ Văn mới
4. Hướng phát triển của đề tài
Với yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng CT GDPT mới, đề tài có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Với hệ thống nguyên tắc và biện pháp tổ chức hoạt động viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT sẽ là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho giáo viên trong thực tế giảng dạy của mình. Các nguyên tắc, biện pháp tổ chức hoạt động mà sáng kiến đề xuất vừa có tính lí luận vừa có tính thực tiễn, đồng thời đã được tiến hành thực nghiệm và đem lại những kết quả khả quan. Vì thế, tính ứng dụng của sáng kiến rất lớn, nó sẽ phát huy tốt giá trị cho người giáo viên đặc biệt khi chương trình GDPT mới được thực hiện ở cấp THPT trong thời gian tới.
Có thể thấy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài chính là lợi thế để phát triển đề tài theo nhiều hướng nghiên cứu khác. Trong giới hạn của sáng kiến là phát triển năng lực viết đọan văn nghị luận qua tổ chức hoạt động viết, viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình lớp 10 ở trường trung học phổ thông, đề tài có thể gợi mở những hướng phát triển nghiên cứu khác như: phát triển năng lực viết đọan văn nghị luận qua tổ chức hoạt động viết, viết kết nối trong dạy đọc văn bản thơ trữ tình lớp 11, lớp 12 hoặc ở cấp trung học cơ sở …. Từ những tiền đề mà đề tài đã làm được, chúng tôi tin chắc rằng sẽ phát triển lên được những ý tưởng, đề tài, dự án mới trong tương lai.
5. Đề xuất, kiến nghị
5.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, dạy thực nghiệm về cách thức tổ chức và cách áp dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực viết nói riêng và phát triển các năng lực đọc, nói và nghe nói chung cho giáo viên THPT để giáo viên có được những định hướng cần thiết, rõ ràng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
5.2. Đối với nhà trường
- Nhà trường cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Nhà trường cần kết hợp với tổ chuyên môn tạo điều kiện nâng cấp, trang thiết bị như máy tính, mạng internet… để giáo viên và học sinh có thể tổ chức đa dạng các hoạt động trong quá trình dạy học. Nhà trường cần có những hướng dẫn kịp thời để GV không còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch bài học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
5.3. Đối với giáo viên
- Để phát triển năng lực viết đoạn nghị luận cho HS một cách hiệu quả qua tổ chức hoạt động kết nối trong giờ dạy đọc văn bản trữ tình trung đại lớp 10 ở trường THPT, GV bên cạnh việc nghiên cứu kĩ chương giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2018 và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nắm bắt được yêu cầu đổi mới thì cần phải bổ sung kiến thức đầy đủ về tiến trình viết; phải thay đổi quan niệm từ dạy nội dung để viết thành dạy kĩ năng viết, GV còn cần có sự chuẩn bị công phu trong từng bước hướng dẫn HS viết, linh hoạt trong vận dụng phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học,… Để từ đó, có thể phát triển được năng lực viết đoạn nghị luận cho HS qua tổ chức các hoạt động kết nối trong giờ dạy đọc Vb thơ trữ tình trung đại lớp 10 nhằm đáp ứng yêu cầu của CT mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 11 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục
8. Bộ giáo dục và đào tạo, 2014, Dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát
triển năng lực của học sinh, Tài liệu tập huấn
9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà, modul 2, sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Ngữ Văn.
12. Trần Văn Cảnh, Nguyễn Thị Hồng Nam (5/2019), “Phát triển kĩ năng đọc và viết văn nghị luận cho học sinh lớp 11 thông qua tích hợp dạy đọc đọc và viết”,
Tạp chí khoa học trường Đại học thành phố Hồ CHí Minh, số 11, tr.787 – 798
13. Lê Thị Ngọc Chi (22/1/2018), “Tổ chức hoạt động dạy học tạo lập văn bản nghị luận dựa trên tiến trình”, Tạp chí khoa học trường Đại học thành phố Hồ
CHí Minh, số 1, tr.152 – 161.
14. Đỗ Việt Hùng (chủ biên, 2019), Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hhiện chương trình môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018.
15. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo (2017), “Dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam”, tập 14, số 4b , Tạp chí khoa học, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 16. Hoàng Phê (chủ biên – 2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
17. Lê Hồ Quang (2020), Phát triển năng lực học sinh qua dạy học thơ ở trường
PHỤ LỤC 1.
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VIẾT KẾT NỐI TRONG DẠY ĐỌC VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT
(PHIẾU DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách khoanh tròn vào A, B, C hoặc D.
Câu 1. Điều thầy cô chú trọng nhất khi tổ chức hoạt động dạy đọc VB là A. HS chủ yếu được cung cấp kiến thức, kĩ năng, thái độ qua bài học
B. HS chủ yếu dừng lại ở việc biết cách đọc các văn bản trong giáo khoa.
C. HS học cách đọc văn bản cùng thể loại ngoài nhà trường.
D. Mục đích khác: ………
Câu 2. Thầy cô có tổ chức cho HS viết đoạn văn trong giờ dạy đọc văn VB không?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ.
Câu 3: Những lí do thầy cô không tổ chức cho HS viết đoạn văn nghị luận trong giờ dạy đọc văn VB là gì?
A. Thời gian eo hẹp B. Tổ chức trong giờ dạy học tập làm văn C. Lý do khác
Câu 4. Nếu tổ chức cho HS viết đoạn văn nghị luận trong giờ dạy đọc văn VB, thầy cô thường tổ chức dưới hình thức dạy học nào?
A. Trên lớp B. Về nhà
Câu 5. Thầy cô sử dụng hình thức nào để kiểm tra, đánh giá hoạt động viết đoạn văn nghị luận của HS?
A. Thu bài và chấm B. Hỏi bài cũ C. Không kiểm tra D. hình thức khác
Chân thành cảm ơn thầy/cô đã hợp tác
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NĂNG LỰC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(PHIẾU DÀNH CHO HỌC SINH)
Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách khoanh tròn vào A, B, C hoặc D…
Câu 1: Khi tiến hành tổ chức viết đoạn văn nghị luận, bản thân em thường gặp những khó khăn nào sau đây?
A. Xác định vấn đề nghị luận.
B. Tìm ý, lập dàn ý cho đoạn văn.
C. Đưa dẫn chứng
D. Sắp xếp luận cứ
E. Viết đoạn văn
F. Lí do khác………..
Câu 2 : Khi viết đoạn văn nghị luận, em thường thực hiện những bước nào sau đây ?
A. Đọc đề và viết
B. Xác định vấn đề và viết.
C. Tìm nguồn tư liệu để viết.
D. Xác định hình thức đoạn văn sẽ viết.
F. Viết đoạn
G. Kiểm tra, sửa chữa
Chân thành cảm ơn các em đã hợp tác.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Tổng số Phiếu không hợp lệ Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ
25 0 1. Điều thầy cô chú trọng nhất khi tổ chức hoạt động dạy đọc VB
Cung cấp kiến thức, kĩ năng, thái độ qua bài
học 15 60% Biết cách đọc các văn bản trong sách giáo khoa 9 36% Biết cách đọc các văn bản cùng thể loại ngoài nhà trường 1 4% Mục đích khác 0 0% 2. Thầy cô có tổ chức cho HS viết đoạn văn nghị luận trong giờ dạy đọc văn VB
Thường xuyên 0 0%
Thỉnh thoảng 22 88%