Rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học 2,37 2,79 2,37 2,

Một phần của tài liệu SKKN HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH THPT QUA dạy học CHỦ đề GENE và cơ CHẾ DI TRUYỀN PHÂN tử SINH học 12 (Trang 37 - 38)

- Tổng hợp chuỗi polipeptide:

5 Rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học 2,37 2,79 2,37 2,

Điểm trung bình 2,49 2,99 2,33 2,93

Nhận xét: Dựa vào bảng 3.2 và hình 3.2, chúng tôi nhận thấy:

+ Điểm trung bình của NLTH tại thời điểm TN đều cao hơn thời điểm trước TN (bảng 3.2). Điều đó chứng tỏ NLTH của HS ở các lớp TN có sự phát triển.

+ Khi xét cụ thể từng biểu hiện, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển NLTH của HS có sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt là biểu hiện 1; 3; 4. Biểu hiện 1, 3 và 4 đã phát triển một cách rõ rệt từ mức trung bình lên mức khá (biểu hiện 1 ở lớp 12D1 tăng từ 2,32 lên 3,12, ở lớp 12D3 tăng từ 2,05 lên 3,07; biểu hiện 3 ở lớp 12D3 tăng từ 2,55 lên 3,15; biểu hiện 4 ở lớp 12D1 tăng từ 2,46 lên 3,00, ở lớp 12D3 tăng từ 2,43 lên 2,96). Các biểu hiện còn lại đều tăng hơn so với thời điểm trước TN. Qua sự tự đánh giá của HS cho thấy HS cũng đã tự đánh giá được sự tiến bộ của mình, cũng nhận thấy việc tự học đã giúp cá nhân HS rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mới vì thế có sự tăng mức độ rõ rệt về kết quả của các biểu hiện.

+ Mặc dù biểu hiện 2 và 5 mức độ đạt được của HS vẫn chưa cao nhưng cũng cho thấy sự phát triển rõ rệt qua sự chênh lệch về mức độ giữa trước và sau TN. Qua đây cho thấy để tự lập ra một kế hoạch học tập và đánh giá bản thân các em cần phải rèn luyện thêm NLTH và nghiên cứu thêm kiến thức để phát triển hơn.

3.6. Kết luận thực nghiệm

Từ kết quả TN cho thấy việc hướng dẫn HS tìm hiểu bài trước ở nhà và tổ chức hợp lí các hoạt động trên lớp đã hình thành và phát triển được NLTH cho HS THPT, góp phần phát huy tính tích cực và gây hứng thú học tập cho HS đối với môn Sinh học.

33 PHẦN III. KẾT LUẬN PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Kết luận

Sau khi đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả nhận thấy đề tài đã đạt được những kết quả sau:

- Xây dựng được bộ công cụ để đánh giá NLTH của HS, để HS tự đánh giá để điều chỉnh cách học, GV đánh giá để điều chỉnh cách dạy nhằm rèn luyện NLTH cho HS ngày càng tốt hơn.

- Đề xuất được 1 số biện pháp dạy học phát triển NLTH cho HS. Đã tiến hành dạy thực nghiệm một trong các phương pháp và thu được kết quả khả quan. - So với phương pháp dạy học truyền thống, khi tổ chức dạy học cho HS có sự hướng dẫn của GV, với giai đoạn 1 làm việc ở nhà HS chủ động tìm hiểu kiến thức, có thời gian thẩm thấu kiến thức nên các tiết học trên lớp (giai đoạn 2) sôi nổi hơn, HS tích cực xây dựng bài hơn, và có nhiều thắc mắc ở những mức độ nhận thức cao hơn (vận dụng, vận dụng cao).

- Tổ chức dạy học theo biện pháp này không chỉ hình thành cho HS NLTH mà còn giúp hình thành được nhiều năng lực ở HS hơn so với phương pháp dạy học truyền thống như: năng lực hợp tác làm việc theo nhóm, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực tìm kiếm thông tin,…

Một phần của tài liệu SKKN HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH THPT QUA dạy học CHỦ đề GENE và cơ CHẾ DI TRUYỀN PHÂN tử SINH học 12 (Trang 37 - 38)