Các biện pháp sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA để phát triển năng lực

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO ĐỊNH HƢỚNG TIẾP cận PISA TRONG dạy học nội DUNG tốc độ PHẢN ỨNG hóa học và NHÓM HALOGEN hóa học 10 (Trang 40 - 45)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG

2.4. Các biện pháp sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA để phát triển năng lực

triển năng lực cho học sinh.

2.4.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của bài tập theo hướng tiếp cận PISA.

a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

Bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong quá trình giảng dạy ở trƣờng phổ thông. Ngƣời GV cần giúp HS của mình thấy đƣợc ý nghĩa của bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA đối với việc nâng cao kết quả học tập môn Hóa học; hình thành và phát triển năng lực; kết nối kiến thức hóa học đƣợc học trong nhà trƣờng với thực tiễn. Từ đó, HS sẽ hứng thú và tích cực trong quá trình học tập với các bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA.

b. Ý nghĩa của bài tập theo hướng tiếp cận PISA.

- Giúp kết nối kiến thức hóa học với thực tiễn.

- Phát triển năng lực cho HS.

- Nâng cao kết quả học tập môn Hóa học.

- Giúp HS hứng thú, say mê học tập.

c. Cách thực hiện.

- Bƣớc 1: Tìm hiểu, nghiên cứu về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA và bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA.

- Bƣớc 2: Tổ chức giới thiệu về ý nghĩa của bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA đối với việc nâng cao kết quả học tập và phát triển năng lực cho HS.

- Bƣớc 3: Giải đáp các thắc mắc của HS về việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong quá trình dạy học môn Hóa học.

- Bƣớc 4: Khảo sát ý kiến của HS sau khi đƣợc học tập với các bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA.

2.4.2. Biện pháp 2: Lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu dạy học. mục tiêu dạy học.

a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

Trong quá trình dạy học, nếu GV lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu dạy học thì sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cƣờng hiệu quả của việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA để phát triển cũng nhƣ đánh giá năng lực học tập của HS.

Khi sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA cần chú ý đến chất lƣợng và số lƣợng bài tập nhằm để đạt đƣợc mục đích dạy học theo hƣớng phát triển năng lực HS.

b. Cách thực hiện.

- Bƣớc 1: Xác định nội dung và mục tiêu dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực.

- Bƣớc 2: Lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung và mục tiêu dạy học đã xác định.

- Bƣớc 3: Sử dụng bài tập trong các khâu đa dạng của quá trình dạy học.

- Bƣớc 4: Đánh giá hiệu quả của sử dụng bài tập để dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập và phát triển năng lực của HS.

c.Ví dụ minh họa.

- Để củng cố và khắc sâu kiến thức về tốc độ phản ứng, GV có thể sử dụng bài tập PISA 3.

- Để mở đầu bài acid HCl, GV có thể sử dụng bài tập PISA 10 để dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới một cách thú vị và hấp dẫn.

2.4.3. Biện pháp 3: Kết hợp sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA với các phương pháp dạy học tích cực.

a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

GV cần đô i mơ i hı nh thƣ c tô chƣ c tiê t gia i ba i tâp; kê t hợp sử dụng bài tập với các phƣơng pháp, kỹ thuâ day học tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA. Ngƣợc lại, bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA là một lựa chọn phù hợp, khả thi để các phƣơng pháp dạy học này phát huy vai trò tích cực hoạt động hóa ngƣời học và phát triển năng lực của HS.

b. Cách thực hiện.

Đối với kỷ thuật dạy học theo trạm, GV có thể sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA để hoàn thiện, củng cố kiến thức.

c. Ví dụ minh họa.

Kết hợp sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA với kỷ thuật dạy học theo trạm (Giáo án bài “tốc độ phản ứng”).

2.4.4. Biện pháp 4: Giao nhiệm vụ, tổ chức hoạt động nhóm và cho HS trình bày trước lớp. trình bày trước lớp.

a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

GV có thể tổ chức cho HS sƣu tầm và giới thiệu các bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA hoặc các tình huống thực tế hay có thể sử dụng để thiết kế bài tập.

GV cần cung cấp kiến thức, phƣơng pháp giải và những hƣớng dẫn cần thiết để HS có thể hoàn thành bài tập về nhà theo nhóm. Sau khi giải bài tập, HS sẽ đƣợc GV nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài làm. Bƣớc tiếp theo, GV tổ chức cho HS trình bày bài giải và cách giải trƣớc lớp để tất cả các thành viên trong lớp theo dõi và nhận xét. GV sẽ tổng kết và đánh giá, cho điểm.

Để tăng cƣờng hiệu quả của việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA, GV cần đa dạng hóa các hoạt động học tập gắn liền với việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA nhƣ: tổ chức trò chơi, tổ chức cho HS hoạt động nhóm, seminar… Cách làm này sẽ giúp tăng hứng thú học tập, khơi dậy niềm đam mê, say sƣa học tập của HS và góp phần làm tăng hiệu quả của việc sử dụng bài tập.

b. Cách thực hiện.

- Bƣớc 1: GV giao nhiệm vụ và cung cấp những hƣớng dẫn cần thiết cho HS.

- Bƣớc 2: HS làm việc theo nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Bƣớc 3: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Bƣớc 4: HS các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau.

- Bƣớc 5: GV nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm. c. Ví dụ minh họa.

(Biện pháp này đƣợc sử dụng để thiết kế giáo án bài “tốc độ phản ứng”)

2.4.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng thông tin từ nội dung câu hỏi của bài tập, sách giáo khoa, tài liệu học tập, internet để giải bài tập.

a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

Đặc điểm của bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA là sử dụng kiến thức thực tiễn phong phú và đa dạng để thiết kế. Bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA bao gồm nhiều dạng câu hỏi nên việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: nội dung câu hỏi của bài tập, SGK, tài liệu học tập, internet…để trả lời các câu hỏi đó là rất cần thiết. GV cần hƣớng dẫn để HS thu thập và xử lý thông tin một cách có hiệu quả, không chỉ để giải quyết yêu cầu của bài tập mà còn giúp mở rộng kiến thức cho HS.

b. Cách thực hiện.

- Bƣớc 1: Đọc kĩ đề bài (xem bài tập đề cập đến lĩnh vực nào trong thực tiễn).

- Bƣớc 2: Xác định nguồn thông tin có thể sử dụng để trả lời câu hỏi.

- Bƣớc 3: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề bài, tóm tắt ý chính để trả lời các câu hỏi mà nội dung trả lời là phần dẫn của bài tập.

- Bƣớc 4: Lựa chọn những kiến thức hoá học có liên quan để tìm ra mối liên hệ logic giữa dữ kiện và yêu cầu để trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức hóa học.

- Bƣớc 5: HS vận dụng sự hiểu biết về kiến thức hóa học, kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm sống hoặc có thể tra cứu thông tin từ SGK, các tài liệu học tập hoặc tìm kiếm thông tin mới từ internet để trả lời câu hỏi vận dụng kiến thức khoa học.

- Bƣớc 6: Trình bày bài giải.

c.Ví dụ minh họa.

Để giải bài tập PISA 14, GV cần hƣớng dẫn cho HS thực hiện theo các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Đọc kĩ đề bài, xác định bài tập đề cập đến vấn đề môi trƣờng (cụ thể là lỗ thủng tầng ozone).

- Bƣớc 2: Xác định nguồn thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi 1, 2.

- Bƣớc 3: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề bài để xác định các thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi số 1.

- Bƣớc 4: Sử dụng kiến thức đã học về cách viết công thức cấu tạo các đồng phân của dẫn xuất halogen để trả lời câu hỏi số 2.

- Bƣớc 5: Kết hợp hiểu biết của bản thân và kết quả tìm kiếm, xử lý thông tin về vấn đề lỗ thủng tầng ozone để trả lời câu hỏi số 2.

- Bƣớc 6: Trình bày bài giải.

2.4.6. Biện pháp 6: Lồng ghép bài tập theo hướng tiếp cận PISA với các hoạt động ngoại khóa.

a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

Hoạt động ngoại khóa có thể coi nhƣ một hình thức để đánh giá HS theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khoá có tác động trở lại, giúp HS có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập, rèn luyện đạo đức. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng.

b. Cách thực hiện.

- Bƣớc 1: Lựa chọn hoạt động ngoại khóa phù hợp với thực tiễn dạy học.

- Bƣớc 3: Thực hiện hoạt động ngoại khóa.

- Bƣớc 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm.

c.Ví dụ minh họa

Bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA có thể đƣợc lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa nhƣ: tổ chức trò chơi, tổ chức thi đố vui, bảng tin Hóa học, bồi dƣỡng HS giỏi.

2.4.7. Biện pháp 7: Sử dụng đánh giá quá trình. a. Nội dung và tác dụng của biện pháp. a. Nội dung và tác dụng của biện pháp.

Đánh giá quá trình không phải là một hoạt động độc lập với quá trình dạy học, nó có thể đƣợc xem là một phƣơng pháp đánh giá mang lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy của GV và việc học tập của HS.

Đánh giá quá trình cung cấp thông tin về việc học của HS nhằm giúp HS kiểm soát và cải thiện việc học của mình. Kết quả của đánh giá quá trình sẽ gợi ý cho những bƣớc tiếp theo của việc dạy (điều chỉnh phƣơng pháp dạy) của GV và việc học (thay đổi phong cách học) của HS. Việc đánh giá mang tính hình thành khi phản hồi từ hoạt động học đƣợc sử dụng để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời học. Loại đánh giá này có thể kịp thời nhận đƣợc các tin tức phản hồi, kịp thời điều tiết, kiểm soát nhằm thu gọn khoảng cách giữa quá trình dạy học và mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh việc đánh giá để điều chỉnh phƣơng pháp dạy học phù hợp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ tinh thần học tập của HS. Ở lứa tuổi THPT, các em luôn có nhu cầu muốn đƣợc thể hiện và cần đƣợc ngƣời khác đánh giá đúng khả năng, năng lực của mình. Do đó, khi các em có những tiến bộ, có những biểu hiện tích cực thì việc khuyến khích, khen thƣởng kịp thời là vô cùng quan trọng. Đó chính là liều thuốc tinh thần kích thích hứng thú học tập của các em. Điều này sẽ có ảnh hƣởng mang tính quyết định đến sự tiến bộ, sự phát triển năng lực cũng nhƣ phát triển toàn diện của các em.

b. Một số phương pháp sử dụng khi đánh giá quá trình.

* Phƣơng pháp làm việc theo nhóm.

- GV chia nhóm, luân phiên mỗi nhóm sẽ chuẩn bị nội dung một chủ đề. Đến buổi học, đại diện một ngƣời trong nhóm sẽ lên đóng vai là GV có nhiệm vụ truyền đạt các thông tin của bài học (ngƣời trình bày do giáo viên chỉ ngẫu nhiên trong nhóm). Các bạn HS khác trong lớp phải có nhiệm vụ xem ngƣời thuyết trình đó nhƣ là một GV, phải làm theo những yêu cầu của họ và phải tham gia phát biểu ý kiến, đóng góp cho buổi học sinh động. Sau mỗi tiết học, phải tham gia ý kiến để đánh giá ngƣời thuyết trình và chất lƣợng của bài giảng của nhóm chịu trách nhiệm soạn ra, ai có ý kiến đánh giá sẽ có điểm. GV có nhiệm vụ chỉnh sửa nội dụng cho HS trƣớc khi thuyết trình. Khi HS thuyết trình, GV phải quan sát tất cả HS trong lớp về thái độ học tập, qua đó sẽ đánh giá, ghi lại, cuối tiết học sẽ đƣa ra ý kiến về những trƣờng hợp có thái độ học tập không tốt, để lần sau HS hoàn thiện hơn.

* Phƣơng pháp đặt câu hỏi và thảo luận lớp học.

- Mời các HS trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay một chủ đề theo nhóm 2 ngƣời hay theo các nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ suy nghĩ với nhóm lớn hơn.

- Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và sau đó yêu cầu HS bầu chọn.

- Yêu cầu tất cả HS viết ra câu trả lời và sau đó đọc to các câu trả lời đƣợc chọn.

* Phƣơng pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà.

- GV có thể đƣợc sử dụng thƣờng xuyên phƣơng pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà nếu GV phân tích đƣợc HS đang đứng ở đâu trong việc học tập và cung cấp các phản hồi cụ thể liên quan đến khả năng và cách thức để nâng cao thành tích học tập.

- GV thƣờng xuyên cho các bài kiểm tra ngắn sau mỗi chủ đề học, qua đó có thể kiểm tra đƣợc mức độ tiếp thu kiến thức của HS nhƣ thế nào.

- Các bài vừa mới học sẽ đƣợc kiểm tra trong vòng 1 tuần kể từ ngày GV giảng bài đó đầu tiên.

* Các phƣơng pháp khác

- Yêu cầu HS tóm tắt các ý chính vừa thu đƣợc từ bài giảng, cuộc thảo luận hay bài tập đƣợc giao.

- Cho HS làm một số bài tập hay trả lời các câu hỏi sau khi GV hƣớng dẫn bài xong và kiểm tra lại câu trả lời.

- Hỏi HS (từng cá nhân hoặc theo nhóm) về những suy nghĩ khi giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.

- Yêu cầu HS viết tóm tắt trong lớp.

Trong quá trình giảng dạy, GV sẽ áp dụng nhiều cách đánh giá khác nhau, phù hợp với chủ đề dạy và học, cuối học kỳ, GV sẽ cộng điểm trung bình chung từ các lần kiểm tra đánh giá và lấy điểm đó làm điểm kiểm tra cho quá trình học. Nhƣ thế GV sẽ có đƣợc kết quả chính xác nhất về ngƣời học; HS sẽ vì thế mà chăm chỉ học tập hơn, sáng tạo hơn và phát huy tinh thần học theo nhóm hơn.

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO ĐỊNH HƢỚNG TIẾP cận PISA TRONG dạy học nội DUNG tốc độ PHẢN ỨNG hóa học và NHÓM HALOGEN hóa học 10 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)