KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO ĐỊNH HƢỚNG TIẾP cận PISA TRONG dạy học nội DUNG tốc độ PHẢN ỨNG hóa học và NHÓM HALOGEN hóa học 10 (Trang 51)

1. Kết luận.

Đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nói riêng luôn là yêu cầu hàng đầu của thực tiễn giáo dục và là việc làm cấp thiết đối với tất cả các cấp học. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thực hiện đƣợc các vấn đề sau:

- Xác định đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập đánh giá kiến thức, phát triển năng lực cho HS ở trƣờng THPT theo hƣớng tiếp cận PISA.

- Đề xuất đƣợc quy trình và xây dựng, sử dụng đƣợc hệ thống bài tập theo định hƣớng PISA để phát triển năng lực cho HS.

- Kết quả thu đƣợc qua việc tổ chức kiểm nghiệm, đánh giá của đề tài bằng phƣơng pháp chuyên gia đã khẳng định tính khả thi của đề tài và giá trị của hệ thống bài tập đã xây dựng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đối với hoạt động giáo dục, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các phẩm chất, các năng lực khác cũng nhƣ kỹ năng sống cho HS.

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học nội dung “tốc độ phản ứng hóa học và nhóm halogen” trong chƣơng trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực cho HS, góp phần tạo tƣ duy logic cho HS, giúp cho kiến thức của HS mang tính hệ thống và luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giúp GV tăng sự linh hoạt trong bài giảng. Điều quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm đƣợc kiến thức hóa học thực tiễn, giải thích đƣợc các hiện tƣợng hóa học xảy ra trong tự nhiên, của vạn vật xung quanh, trong cuộc sống hằng ngày. Hƣớng dẫn HS phát huy những kiến thức đã học, rèn luyện các kĩ năng học tập, phát huy tính tích cực và gây hứng thú học tập cho các em.

2. Kiến nghị.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA, về việc thiết kế và sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA ở bậc THPT.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc đổi mới giáo dục theo hƣớng phát triển năng lực cho HS thông qua việc sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA đạt hiệu quả cao nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần trang bị đầy đủ, đúng chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ đồ dùng dạy học cho nhà trƣờng.

2.2. Với các trường THPT.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA, về việc thiết kế và sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong quá trình dạy học.

Phát triển sâu rộng các cuộc thi GV giỏi cấp trƣờng, cấp cụm qua những tiết dạy áp dụng các PPDH hiện đại kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực cũng nhƣ bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA nhằm phát triển các năng lực học tập cho HS.

2.3. Với giáo viên.

Tham gia các buổi tập huấn đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá; tập huấn về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA, thiết kế và sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học.

Tìm hiểu, nghiên cứu về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA, thiết kế và sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA để áp dụng thành công trong quá trình dạy học của bản thân. Chia sẻ với đồng nghiệp về những điều hay cũng nhƣ kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), PISA và các dạng câu hỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực Khoa học.

3. Đỗ Tiến Đạt (2011), “Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế PISA”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông.

4. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học Hóa học, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Cƣơng (1995), Một số biện pháp phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học ở trường phổ thông ,Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỷ thuật dạy học, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

7. Lê Thị Mỹ Hà (2011), “Chƣơng trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức”, Tạp chí khoa học Giáo dục.

8. Chƣơng trình tổng thể giáo dục phổ thông 2018. Bộ Giáo dục và đào tạo. 9. PISA và các dạng câu hỏi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.

Môn: Hoá học. Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Năng lực hoá học

Nhận thức hoá học

1. - Trình bày đƣợc khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

- Viết đƣợc biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là định luật tác dụng khối lƣợng (M. Guldberg và P. Waage, 1864) chỉ đúng cho phản ứng đơn giản nên không tùy ý áp dụng cho mọi phản ứng).

2. - Giải thích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới tốc độ phản ứng nhƣ: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. - Nêu đƣợc ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ).

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá

học

3. Thảo luận, quan sát thí nghiệm (thí nghiệm về các phản ứng hoá học xảy ra nhanh, chậm khác nhau; Ảnh hƣởng của nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, xúc tác tới tốc độ phản ứng).

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học

4. - Vận dụng các kiến thức, kĩ năng hoá học đã học để phát hiện, giải thích một số vấn đề trong học tập và trong thực tiễn đời sống liên quan đến nội dung bài học

- Vận dụng đƣợc hiểu biết về các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng vào cuộc sống thƣờng ngày.

Phẩm chất chủ yếu

Trung thực 5. Trình bày các kết quả thí nghiệm trong báo cáo phù hợp với các kết quả thí nghiệm trong quá trình thực hiện. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề và

sáng tạo

6. Thông qua các hoạt động HS: Xác định vấn đề cần giải quyết; nghiên cứu đề xuất phƣơng án giải quyết (có ứng dụng CNTT) ; Thực hiện giải quyết vấn đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi tìm hiểu về tốc độ phản ứng hoá học.

Năng lực tự chủ và tự học

7. Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập gồm:.).

Năng lực tin học

8. Thông qua hƣớng dẫn HS sử dụng phần các mềm Power Point, Producshow/Camtasia, Yenka, Crocodile Chemistry... để thiết kế bài báo cáo, hoàn thành sản phẩm; Tổ chức một số hoạt động nhóm, báo cáo, thuyết trình thông qua các ứng dụng: Zalo, Teams, Zoom,… Sử dụng tìm kiếm trên các trang Web google.com, youtube.com...

Giao tiếp và hợp tác

9. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo sản phẩm,...(có ứng dụng CNTT).

10. Sử dụng ngôn ngữ phối hợp với đồ thị, dữ liệu, hình ảnh để trình bày thông tin và ý tƣởng có liên quan đến tốc độ phản ứng.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên.

- Kế hoạch bài dạy, file cài đặt và hƣớng dẫn sử dụng một số phần mềm: Powerpoint; Word; Producshow/Camtasia,...(Cắt nối video).

- Hình ảnh, các nguồn tƣ liệu nhƣ: tranh ảnh, tƣ liệu các môn học liên quan đến bài học, phiếu học tập, bút dạ, giấy A0

. File thí nghiệm ảo (bằng phần mềm Yenka). - Phiếu học tập, dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm.

Cụ thể dụng cụ, hóa chất gồm:

+ Dụng cụ: Cốc thủy tinh 250 ml, ống đong 100 ml, ống nghiệm, đồng hồ bấm giây, bếp điện nhỏ.

+ Hóa chất: Dung dịch: H2SO4 0,1M; H2SO4 1M; Na2S2O3 0,1M; BaCl2 0,1M; H2O2 10%; nƣớc cất; Zn bột; Zn hạt; MnO2 bột.

- Thiết bị số và phần mềm được sử dụng trong bài học: Máy chiếu, máy tính/điện thoại có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; Producshow/Camtasia,... (Ghép hình ảnh, cắt nối video), phần mềm Yenka, Phim mô phỏng, phần mềm Crocodile Chemistry, các trang Web google.com, youtube.com...

2. Học sinh.

- Sử dụng phần mềm Crocodile Chemistry/Yenka để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng tới tốc độ phản ứng.

- Tìm kiếm và khai thác một số mô phỏng thí nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng tới tốc độ phản ứng trên mạng Internet.

- Nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm nhƣ: Powerpoint; Word; Producshow/Camtasia,... (Ghép hình ảnh, cắt nối video).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu. a) Mục tiêu:

HS huy động đƣợc một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng của các phản ứng xảy ra trong đời sống thực tiễn để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b) Nội dung:

PHIẾU HỌC TẬP

- Vận dụng kiến thức đã được học và kiến thức thực tiễn trả lời các câu hỏi sau đây:

(1): Kể tên một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh và phản ứng hoá học xảy ra chậm mà em quan sát đƣợc trong quá trình học tập và trong cuộc sống? (Học sinh có thể tìm kiếm các phản ứng này trên Internet).

... (2): Lựa chọn một phản ứng hoá học đã nêu ở trên và cho biết các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt và xúc tác ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng?

...

- Ghi kết quả hoạt động cá nhân, kết quả hoạt động nhóm cặp đôi và những điều muốn chia sẻ trước lớp vào bảng dưới đây:

Think (Hoạt động cá nhân) Pair (Hoạt động nhóm cặp đôi) Share (Chia sẻ với các bạn trong lớp) ... ... ... c) Sản phẩm.

HS có thể nêu đƣợc một số phản ứng xảy ra nhanh, một số phản ứng xảy ra chậm trong đời sống nhƣ: Đốt cháy than, củi; Phản ứng oxi hoá Fe,... và một số yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng nhƣ nhiệt độ càng cao thì phản ứng xảy ra càng nhanh,... Tuy nhiên, chƣa đầy đủ. Đặc biệt, HS chƣa giải thích đƣợc bản chất của các yếu tố ảnh hƣởng tới tốc độ phản ứng. Để giải quyết vấn đề này HS cần nghiên cứu kiến thức trong bài mới.

GV tổ chức cho HS học tập theo kĩ thuật Think - Pair - Share, thực hiện các hoạt động sau và hoàn thành phiếu học tập:

- Think (Suy nghĩ cá nhân - 4 phút): HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trả lời các câu hỏi dƣới đây:

(1): Kể tên một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh và phản ứng hoá học xảy ra chậm mà em quan sát đƣợc trong quá trình học tập và trong cuộc sống?

(2): Lựa chọn một phản ứng hoá học đã nêu ở trên và cho biết các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, xúc tác và áp suất ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng.

- Pair (Trao đổi cặp đôi - 3 phút): Hai HS ngồi cạnh nhau chia sẻ suy nghĩ của mình theo câu hỏi ở hoạt động trên với nhau.

- Share (chia sẻ ý kiến với cả lớp - 3 phút): GV mời một số cặp HS đại diện ở mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời với cả lớp.

GV nhận xét, tổng kết các kết quả đạt đƣợc của các nhóm HS và nêu câu hỏi bài học: Làm thế nào để điều khiển tốc độ của phản ứng theo mục đích của con người?

- Phương án đánh giá.

Thông qua kết quả hoạt động nhóm của HS (Phiếu ghi kết quả hoạt động), GV đánh giá những kiến thức ban đầu HS đã có về tốc độ phản ứng, trên cơ sở đó khai thác, vận dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học tiếp theo.

Thiết bị số/phần mềm đƣợc sử dụng: Máy tính/điện thoại có kết nối internet; HS các nhóm sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google search, youtube để thu thập thông tin; Google Meet, Zalo để trao đổi thảo luận; Phần mềm Word/Powerpoint để trình bày báo cáo.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

Hoạt động 2.1.TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG .

a) Mục tiêu:

Trình bày đƣợc khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

PHIẾU HỌC TẬP

Hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau đây:

1. Tiến hành 02 thí nghiệm (a) và (b), quan sát và rút ra nhận xét về mức độ xảy ra nhanh hay chậm của hai phải ứng này.

(a). Đổ 5 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 1 đựng 5 ml dung dịch BaCl2 0,1M. (b). Đổ 5 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc 2 đựng 5 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M.

(Nếu không có hoá chất thí nghiệm, GV có thể cho học sinh dùng phần mềm mô phỏng phòng thí nghiệm Hoá học – hƣớng dẫn học sinh cài đặt trên máy tính của mình – Crocodile Chemistry hoặc File thí nghiệm ảo (bằng phần mềm Yenka) để tiến hành phản ứng).

2. Xét phản ứng: A + B → C + D

Quan sát bảng số liệu ghi lại nồng độ của chất A và B theo thời gian dƣới đây: Thời gian t (s) CA (M) CB (M) ∆CA (M) ∆CB (M) 0 0,5638 0,3114 393 0,4866 0,2342 669 0,4467 0,1943 1004 0,4113 0,1589 1265 0,3879 0,1355

Hoàn thành bảng trên bằng cách tính độ biến thiên nồng độ của chất A biết ∆CA = CA, ban đầu – CA,t và chất B biết ∆CB = CB, ban đầu – CB,t và nhận xét sự biến thiên nồng độ các chất theo thời gian.

c) Sản phẩm:

Câu 1:

a. Ta thấy xuất hiện ngay kết tủa trắng của BaSO4. PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl (1)

b. Sau một thời gian mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện. PTHH: H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + H2O + SO2 ↑ + S ↓ (2)

Từ 2 thí nghiệm này cho thấy, phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2).

Kết luận: Nói chung, các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra nhanh, chậm khác nhau. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, ngƣời ta đƣa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.

Thời gian t (s) CA (M) CB (M) ∆CA (M) ∆CB (M) 0 0,5638 0,3114 393 0,4866 0,2342 0,0772 0,0772 669 0,4467 0,1943 0,1171 0,1171 1004 0,4113 0,1589 0,1525 0,1525 1265 0,3879 0,1355 0,1759 0,1759

Trong quá trình diễn biến của phản ứng, nồng độ các chất phản ứng (chất A, B) giảm dần, đồng thời nồng độ các sản phẩm tăng dần. Phản ứng xảy ra càng nhanh thì trong một đơn vị thời gian nồng độ các chất phản ứng giảm càng nhiều và nồng độ các sản phẩm tăng càng nhiều.

Nhận xét, sự biến thiên nồng độ của chất A và chất B ở từng thời điểm là giống nhau.

Nhƣ vậy, có thể dùng độ biến thiên nồng độ theo thời gian của một chất bất kì trong phản ứng làm thƣớc đo tốc độ phản ứng.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

HS hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm từ 5 - 7 HS), thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trong thời gian 10 phút. HS sử dụng các dụng cụ, hoá chất hoặc sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Chemistry và tiến hành thí nghiệm theo các bƣớc hƣớng dẫn, ghi nhận các dữ liệu thí nghiệm. HS sử dụng Google Meet, Zalo để trao đổi thảo luận.

- Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả thông qua Word hoặc Power point.

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập THEO ĐỊNH HƢỚNG TIẾP cận PISA TRONG dạy học nội DUNG tốc độ PHẢN ỨNG hóa học và NHÓM HALOGEN hóa học 10 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)