Đối tượng và phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh trường THPT quế phong (Trang 42 - 44)

III. KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÁC

3. Đối tượng và phương pháp khảo sát

3.1. Đối tượng khảo sát

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử dụng phương pháp lấy phiếu trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ đoàn và giáo viên. Cụ thể như sau:

Bảng 6: Đối tượng khảo sát

TT Đối tượng khảo sát Số lượng

1 Cán bộ quản lý 3

2 Cán bộ Đoàn 5

3 Giáo viên chủ nhiệm 32

4 Giáo viên bộ môn 40

5 Cán bộ địa phương 6

Tổng số người khảo sát: 86

3.2. Phương pháp khảo sát

Để đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nêu trên tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu trưng cầu ý kiến, lựa chọn khách thể điều tra, lấy ý kiến khảo sát và xử lý kết quả theo các bước sau:

* Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến

Xuất phát từ thực trạng các nhà trường, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen trong nhà trường nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt theo chuẩn mực đạo đức xã hội và hạn chế các tệ nạn ma túy và tín dụng đen trong nhà trường theo 2 tiêu chí: Tính cấp thiết ở 3 mức độ:

36 Rất cấp thiết (RCT); Cấp thiết (CT); Không cấp thiết (KCT) và tính khả thi ở 3 mức độ: Rất khả thi (RKT); Khả thi (KT) và Không khả thi (KKT) của các biện pháp đưa ra.

Biện pháp 1: Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh thông qua sử dụng mạng xã hội trong các cuộc thi của đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Biện pháp 2: Chỉ đạo tăng cường triển khai nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh một cách có hệ thống qua các môn văn hóa trên lớp.

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh có sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 4: Quản lý, phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh.

Biện pháp 5: Chỉ đạo thành lập các Câu lạc bộ theo sở thích và hoạt động trải nghiệm thực tế để giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh.

Biện pháp 6: Quản lý huy động các nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh.

* Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra

- Nguyên tắc lựa chọn khách thể điều tra là các lực lượng giáo dục trong nhà trường bao gồm: Cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, Phó HIệu trưởng), giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trực tiếp tham gia giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen.

* Bước 3: Phát phiếu điều tra, lấy ý kiến khảo sát

- Số phiếu phát ra: 86

- Số phiếu thu về: 86

* Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý kết quả

Để đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh ở trường THPT Quế Phong, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

- Mức độ rất cấp thiết, rất khả thi: 03 điểm

- Mức độ cấp thiết, khả thi: 02 điểm

- Mức độ không cấp thiết, không khả thi: 01 điểm

Cách tính toán: Lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp theo thứ bậc và đưa ra kết luận.

37

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy và tín dụng đen cho học sinh trường THPT quế phong (Trang 42 - 44)