Qua thực tế và qua tìm hiểu, nghiên cứu triển khai thực hiện đề tài này bản thân tôi nhận thấy văn thuyết minh thực sự có vị trí quan trọng đối với bộ môn văn trong nhà trường và thực tế cuộc sống. Nó có khả năng rất tốt để học sinh thể hiện, phát huy được năng lực học tập của mình vì vậy cần có thời lượng phù hợp hơn cho kiểu bài này. Tăng cường nhiều hơn các phần trải nghiệm để học sinh biết được nhiều hơn về các đối tượng, về đất nước, con người Việt Nam qua các phần thuyết minh.
Đề xuất thứ hai, với tinh thần đưa văn học về gần hơn với cuộc sống, các nhà trường và nhóm chuyên môn ngữ văn nên tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa (với những hình thức như thi thuyết minh, thuyết trình, tập làm MC...) để các em có cơ hội thể hiện được khả năng thuyết trình, hùng biện. Đây là những hình thức rất tốt để phát triển các năng lực cho học sinh.
Phát triển năng lực học văn thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh là một vấn đề thiết thực trong chương trình dạy học bộ môn ngữ văn THPT. Nó thể hiện tính phù hợp, đúng đắn trong quan điểm dạy học hiện nay. Mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, suy nghĩ để có phương pháp phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm góp phần đạt được những mục tiêu chung của giáo dục. Vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân thu nhận được chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để vấn đề được sâu hơn, hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
35
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIỂU BÀI LÀM VĂN THUYẾT MINH
Xin thầy, cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến
việc phương pháp dạy học kiểu bài làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THPT.
(Thầy, cô khoanh tròn vào phương án lựa chọn của mình).
1. Thầy/ cô vui lòng cho biết mức độ quan tâm của mình về dạy học với kiểu bài làm văn thuyết minh cho học sinh?
a. Yêu thích b. Bình thường c. Chưa quan tâm lắm
2. Khó khăn nào là lớn nhất của thầy/cô khi dạy kiểu bài làm văn thuyết minh? a. Chưa nắm vững phương pháp
b. Nhận thức bình thường về kiểu bài c. Học sinh không hứng thú
3. Mức độ thường xuyên tìm hiểu nghiên cứu tài liệu để nâng cao phương pháp dạy học kiểu bài làm văn thuyết minh của thầy/cô?
a. Có b. Không
4. Hiệu quả cao nhất mà thầy /cô đạt được khi dạy làm văn thuyết minh?
a. Giúp học sinh hiểu về kiểu bài thuyết minh.
b. Hình thành cấu trúc bài làm văn thuyết minh cho HS. c. Hình thành năng lực học văn cho HS.
d. Giúp HS trình bày suôn sẻ, mạch lạc một bài văn thuyết minh.
5. Đánh giá của thầy/cô về khả năng phát triển năng lực học văn cho học sinh thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh.?
a. Có. b. Không. c. Còn nghi ngờ.
36
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC VÀ LÀM BÀI THUYÉT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
(Dành cho học sinh)
Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến phương pháp học kiểu bài làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THPT.
(Em hãy khoanh tròn vào phương án lựa chọn của mình)
1. Mức độ hiểu biết của em về kiểu bài thuyết minh? a. Hiểu.
b. Hiểu mơ hồ.
c. Không hiểu.
2. Những khó khăn lớn nhất của em khi học kiểu bài làm bài thuyết minh? a. Không phân biệt kiểu bài văn thuyết minh và các kiểu bài khác b. Khó viết bài
. c. Khó ứng dụng trong thực tế.
3. Điều gì khiến em không thích em không thích học và làm bài văn thuyết minh.? a. Khó làm bài.
b. Kiểu văn khô khan c. Ít kiểm tra, thi.
4. Ý thức của em khi làm bài tập, bài kiểm tra về văn thuyết minh ? a. Làm đối phó
b. Làm để lấy điểm.
c. Làm vì sự hứng thú.
6. Mức độ tự làm bài tập, bài thực hành về văn thuyết minh ở nhà? a.Thường xuyên.
b. Thỉnh thoảng
c. Chưa bao giờ.
Cảm ơn các em đã tham gia trả lời các câu hỏi.
(Cá em có thể ghi hoặc không ghi tên, lớp, trường)
37
PHỤ LỤC 3.
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KHẢ NĂNG, MỨC ĐỘ KHI TRIỂN KHAI THỰC HÀNH VỀ VĂN THUYẾT MINH.
(Dành cho học sinh)
Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến việc học kiểu bài làm văn thuyết minh.
(Em hãy khoanh tròn vào phương án lựa chọn của mình)
1. Mức độ hiểu biết về phương pháp làm văn thuyết minh? a. Hiểu. b. Hiểu một ít.
c. Không hiểu.
2. Khả năng viết văn thuyết minh?
a. Có. b. Có nhưng còn ha ̣n chế c. Không thể.
3. Khả năng thuyết minh một vấn đề bằng hình thức thuyết trình? a. Có. b. Có nhưng hạn chế
c. Không thể.
4. Khả năng ứng dụng CNTT vào hiệu quả học văn thuyết minh? a. Có. b. Có nhưng hạn chế
c. Không thể.
5. Mức độ tự tin khi thực hành làm một sản phẩm học tập về văn thuyết minh? a. Tự tin. b. Tự tin một ít
c. Không tự tin.
6. Mức độ hứng thú trong học và thực hành về văn thuyết minh. a. Hứng thú. b. Có hứng thú một ít.
c. Không hứng thú.
Cảm ơn các em đã tham gia trả lời các câu hỏi.
(Cá em có thể ghi hoặc không ghi tên, lớp, trường)
38
PHỤ LỤC 4.
SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
39 Sản phẩm học tập của nhóm 2: Video thuyết minh về một đặc sản của Con Cuông
40 Sản phẩm học tập của nhóm 3: HS đang thuyết trình về cam Con Cuông bằng
41
Sản phẩm bài viết thuyết minh: Nhóm 1:
THUYẾT MINH VỀ TRƯỜNG THPT CON CUÔNG
Con Cuông - huyện miền núi phía Tây Nghệ An, nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nguyên sơ như thác Khe Kèm, khe Nước Mọc, đập Phà Lài, du thuyền Sông Giăng hay những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động, thực vật phong phú của Vườn Quốc gia Pù Mát. Huyện Con Cuông cũng có những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như khu di tích nhà cụ Vi Văn Khang, hang Ốc, bia Ma Nhai, thành Trà Lân. Trường THPT Con Cuông (tiền thân là trường cấp 3 Con Cuông) hình thành trên nền lịch sử, văn hóa đó.
Từ trong khói lửa chiến tranh, năm 1967, trường THPT Con Cuông được thành lập. Nửa thế kỷ với 5 lần chuyển địa điểm, Môn Sơn là địa điểm đầu tiên của trường. sau khi đế quốc Mỹ ném bom đánh phá lần thứ nhất năm 1968, trường chuyển ra Cầu Nước Mọc (Bồng Khê). Năm 1972, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miến Bắc lần thứ hai với mức độ ác liệt hơn, trường lại phải chuyển về Hang Ốc (Yên Khê). Đêm 21/11/1972, máy bay B52 oanh tạc đúng khu vực trường, nhà cửa sập đổ, cháy trụi hoàn toàn, thiệt hại lớn về người và tài sản, trường lại phải sơ tán về Tam Sơn (xã Tam Sơn, Anh Sơn ngày nay). Sau đó trường thêm một lần sơ tán nữa vào Kẻ Sùng, Mậu Đức. Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1973), trường chuyển ra trung tâm huyện lị Con Cuông (nay là Thị Trấn Con Cuông) và ổn định cho đến nay. Trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng nhà trường đã vững vàng đi lên bằng tinh thần đoàn kết, trí tuệ và lòng nhiệt huyết của bao thế hệ giáo viên và học sinh. Từ chỗ khởi đầu chỉ có 3 thầy giáo và 43 học sinh tách ra từ huyện Tương Dương, đến nay trường đã có 33 lớp với 82 cán bộ giáo viên và 1279 học sinh.
Trường có hệ thống cơ sở vật chất tốt đảm bảo cho công tác dạy học. khuôn viên nhà trường rộng hơn 10m2, trường có 6 dãy nhà cao tầng đảm bảo đầy đủ các phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, phòng chức năng, phòng làm việc của BGH và các tổ chức đoàn thể. 100% lớp học được trang bị đầy đủ máy tính, màn hình 65 inh kết nối Wifi, camera phục vụ rất hiệu quả cho việc dạy và học (nhất là thời gian dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến như hiện nay). Đội ngũ thầy cô giáo giỏi về chuyên môn, nhiệt tình, hăng say và có trách nhiệm. Các thầy cô luôn là điểm tựa cho bao thế hệ học trò trưởng thành. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Kết quả học sinh giỏi tỉnh luôn dẫn đầu bảng B, số học sinh thi Đại học đạt điểm cao chiếm tỉ lệ lớn. Biết bao thế hệ học trò trưởng thành từ mái trường này giờ "tung cánh muôn phương" ở nhiều cương vị khác nhau, đang đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
Tự hào là học trò khóa 54 của nhà trường, chúng em sẽ nỗ lực cố gắng không ngừng để tô thắm thêm cho những trang sử vàng trong truyền thống đầy tự hào của nhà trường.
42
Nhóm 2:
THUYẾT MINH VỀ CƠM LAM
Ẩm thực là một nét đẹp văn hoá, là sản phẩm đặc trưng do bàn tay và khối óc của con người tạo ra. Cho đến nay, những giá trị văn hoá đó vẫn được đồng bào bảo tồn và phát huy. Một trong những đặc sản điển hình, phải kể đến là cơm Lam.
Từ lâu, cơm Lam đã trở thành một món ăn độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người Thái ở Con Cuông xứ Nghệ, món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Cơn Lam được nấu một cách đặc biệt đó là nấu cơm trong ống tre hoặc ống nứa, cơm rất thơm, dẻo, hương vị ngon.
Cơm Lam không đơn thuần chỉ là món ăn mà còn gắn với văn hoá truyền thống của người Thái. Để làm được cơm Lam đầu tiên phải chọn ống tre, nứa tươi không quá non hoặc quá già, thích hợp nhất từ tháng mười đến tháng một. Ống tre, nứa còn tươi, đem về chặt chia ra mỗi đốt thành một ống lam. Khâu tiếp theo là chọn gạo nếp, đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định độ ngon của cơm Lam, muốn cơm Lam ngon phải chọn loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng. Sau đó, vo gạo cho thật sạch rồi ngâm vào nước khoảng 5 đến 6 tiếng, vớt ra đển ráo nước, rồi đổ gạo vào ống nứa. Sau đó đổ nước vào ấm cho ngập gạo. Không nên đổ gạo đầy ống mà phải để cách miệng ống một chút khi gạo chín sẽ nở ra kín miệng ống. Sau đó lấy lá chuối hoặc lá rong đẩy kín miệng ống rồi cho vào bếp lửa nướng. Khi nướng phải xoay ống nứa liên tục, không ho ống lam quá cháy để hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miêng ống và có mùi thơm tức là cơm đã chín. Khi ăn đem chẻ vỏ bên ngoài và có thể chấm cơm Lam với muối hoặc vừng để góp phần tăng thêm độ thơm ngon của cơm Lam.
Cơm Lam của người Thái Con Cuông xứ Nghệ là đặc sản hấp dẫn với sựa hoà quyện giữa mùi thơm của nếp và hương thơm của tre, nứa để tạo nên hương vị thơm ngon của cơm Lam. Tự hào là người con của dân tộc Thái, chúng cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống, đặc sản của dân tộc mình.
Nhóm 3:
THUYẾT MINH VỀ CAM CON CUÔNG
Không nhộn nhịp, tráng lệ như thành phố Vinh, không ồn ào, náo nhiệt như thị xã Cửa Lò, không tấp nập như Hoàng Mai, Thái Hòa. Con Cuông trầm lắng, yên bình, trong lành và nên thơ. Chính vẻ đẹp nguyên sơ và thoáng đãng của Con Cuông, khiến du khách xao xuyến, bước đi như chậm lại mỗi dịp ghé thăm nơi đây. Từ thành phố Vinh đi về phía Tây Nam khoảng 130 Km, dừng chân tại eo Vực Bồng du khách sẽ được thưởng ngoạn cảm giác khám phá, giữa núi cao và vực sâu, với một bên là dãy núi đá Bồng Sơn, một bên là vực sông Lam sâu thăm thẳm. Ngoài những thắng cảnh đẹp đẽ và yên bình như Thái Khe Kèm, khe Nước
43 Mọc… Con Cuông còn nổi bật với những đặc sản trong đó không thể không nhắc tới cam Con Cuông.
Cam Con Cuông rất đa dạng, nhưng chủ yếu được trồng và bán nhiều nhất nơi đây chính là giống cam V2. Giống cam V2 được chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc; đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức. Chính vì giống cây cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch từ cuối tháng 12 đến tháng 3 âm lịch. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao Quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo Quả to trung bình (190,0 – 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.
Tuy giống cây cho ra năng suất cao nhưng trồng cây khá đơn giản, không kén đất trồng: Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên), ngoài ra ta chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng như: NPK, Ca, Mg... Độ chua (pH). Độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5. Nếu đất tốt và tơi xốp, đào hố 80 cm x 80 cm x 80 cm, đất đá và đất cằn có thể đào dài 100 cm, rộng 100cm và sâu 100 cm. Dùng phân hữu cơ được ủ hoai mục hoặc phân vi sinh 40-50 kg/hố trộn đều với 1 kg phân lân và 01 kg vôi bột và đất mặt lấp đầy hố ủ 1-2 tháng trước khi trồng. Khoảng cách và mật độ: 4m x 5m. Về giống cây trồng thì ta cần xử lí trước khi gieo hạt. Nếu ghép cây thì ta có thể cắt tán gọn, bầu chắn. Nếu cây có lá non nên cắt bỏ, bấm bỏ chồi vô dụng, cành tăm. Nếu rễ cọc quá dài, bị dập gãy trong quá trình vận chuyển, nên cắt bỏ cho cây ra rễ mới. Bóc vỏ bầu, chờ trồng.
Đối với Việc trồng cây phụ thuộc vào địa hình và độ ẩm. Hết sức tránh đọng nước, úng nước gây hại cho hô hấp của bộ rễ, giảm sinh trưởng của cây mà còn tăng nấm bệnh. Trên đất trũng nên trồng nổi. Trên các thế đất khác trồng nửa chìm, nửa nổi. Đất khô hạn có thể trồng chìm. Khi trồng ta đặt bầu vào hố xong, ấn chặt, cắm cọc buộc giữ cây. Sau khi trồng không có mưa phải tiến hành tưới nước để cung cấp đủ ẩm cho cây. Chăm sóc cây sau khi trồng: kiểm tra chỉnh lại cây nếu bị nghiêng ngả, vun gốc nếu bị xói lở. Khi cây trồng đã sống, bén rễ ta cần phòng trừ sâu bệnh thường xuyên. Vườn cam cần làm sạch cỏ dại, đặc biệt là xung quanh gốc cam. Tránh để cỏ mọc cao chắn mất ánh sáng của cây và hút lấy chất dinh dưỡng của cây
Nhờ những đặc điểm trên đã làm cho giống cam V2 nội trội hơn so với các loại cam khác. Chúng ta thấy mặc dù cam V2 và cam xã Đoài đều cho ra chất lượng, quả ngọt thơm nhưng cam Xã Đoài lại rất kén đất hơn so với cam V2 và lại có giá thành rất cao. Đối với cam xoàn có năng suất cao, vị ngọt nhưng chất lượng lại không được như cam V2 thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước trong quả ít,
44 trong quá trình chăm sóc nếu chăm sóc không đủ tốt thì dẫn đến mũi dễ bị chai, sượng. Chính vì thế quả cam nơi đây có rất nhiều chất dinh dưỡng. Nước cam chứa hàm lượng Vitamin C rất cao có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng. Từ