HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018.
- Việc thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Cuộc thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, nghiêm túc, có chất lượng và đúng tiến độ thời gian và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo định hướng đúng trong việc thực hiện CTGDPT 2018 của Bộ GD&ĐT.
III. NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Việc thanh tra, kiểm tra kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tập trung vào các nội dung sau:
NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Việc triển khai kế hoạch Các điều kiện đảm bảo CSVC, trường , lớp học Đội ngũ CBQL , GV, NV SKG và tài liệu học tập Trang thiết bị dạy học Xây dựng và quản lý chương trình Phương pháp, hình thức dạy học Kiểm tra, đánh giá người học Công tác phối hợp Quy hoạch mạng lưới trường
26
1. Thanh tra, kiểm tra việc triển khai kế hoạch
- Thanh tra, kiểm tra việc tham mưu của các phòng GD&ĐT cho UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch để thực hiện Chương trình GDPT 2018 trên địa bàn. Cụ thể là kế hoạch thực hiện:
+ Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ GDĐT về đào tạo, bồi dưỡng GV cơ sở GDPT thực hiện chương trình, SGK GDPT mới;
+ Kế hoạch số 791/KH-BGDĐT ngày 12/9/2018 của Bộ GDĐT chi tiết các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV cơ sở GDPT thực hiện CTGDPT mới.
+ Kế hoạch số 212/KH-BGDĐT ngày 20/3/2019 của Bộ GDĐT về tổ chức bồi dưỡng triển khai CTGDPT mới năm 2019.
+ Kế hoạch số 263/KH-BGDĐT ngày 29/3/2019 của Bộ GDĐT chi tiết các hoạt động bồi dưỡng GV và CBQLGD triển khai CTGDPT mới.
+ Kế hoạch số 429/KH-UBND ngày 09/7/2019 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tại tỉnh Nghệ An.
- Thanh tra, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch thực hiện CT GDPT 2018 của các nhà trường.
2. Thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo
a) Về quy hoạch mạng lưới trường, lớp học:
Tập trung thanh tra, kiểm tra công tác tham mưu của các phòng GD&ĐT và việc thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp của các địa phương, trong đó cần căn cứ vào việc thực hiện Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
b) Về cơ sở vật chất trường lớp học:
Thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện:
- Kế hoạch 305/KH-UBND ngày 23/5/2019 của UBND tỉnh Nghệ An thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025;
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm CSVC cho CT giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2017 - 2025;
- Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT ban hành quy định về phòng học bộ môn của cơ sở GDPT;
27
- Công văn 4470/BGDĐT-CSVC ngày 28/9/2018 của Bộ GDĐT về việc thực hiện nhiệm vụ về CSVC và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông;
- Công văn số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ GDĐT về việc thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình GDMN và GDPT giai đoạn 2017-2025.
c) Trang thiết bị dạy học:
Thanh tra, kiểm tra việc trang bị các trang thiết bị dạy học đảm bảo cho việc dạy học, nhất là danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu đối với từng lớp học theo quy định của Bộ GD&ĐT.
d) Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Thanh tra, kiểm tra thực trạng đội ngũ để thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhất là về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ. Căn cứ vào:
- Công văn số 1495/BNV-TCBC ngày 05/4/2019 của Bộ Nội vụ về việc điều chỉnh, bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế;
- Công văn 5378/BNV-CCVC ngày 05/11/2019 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với GV đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước
- Công văn số 34/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 05/01/2018 của Bộ GDĐT gửi UBND các tỉnh/thành phố đề nghị phối hợp rà soát hiện trạng đội ngũ GV các cấp và xác định nhu cầu đào tạo GV;
- Công văn số 1019/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 24/3/2020 của Bộ GDĐT về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành CT bồi dưỡng thường xuyên GV cơ sở GDPT;
- Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành CT bồi dưỡng thường xuyên CBQL cơ sở GDPT;
- Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV, CBQL cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở GDPT và GV trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ GDĐT về đào tạo, bồi dưỡng GV cơ sở GDPT thực hiện CT, SGK GDPT mới;
- Kế hoạch số 791/KH-BGDĐT ngày 12/9/2018 của Bộ GDĐT chi tiết các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV cơ sở GDPT thực hiện CTGDPT mới;
- Kế hoạch số 212/KH-BGDĐT ngày 20/3/2019 của Bộ GDĐT về tổ chức bồi dưỡng triển khai CTGDPT mới năm 2019;
28
- Kế hoạch số 263/KH-BGDĐT ngày 29/3/2019 của Bộ GDĐT chi tiết các hoạt động bồi dưỡng GV và CBQLGD triển khai CTGDPT mới.
e) Sách giáo khoa và tài liệu học tập:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình lưạ chọn sách giáo khoa theo quy quy định của Bộ GD&ĐT:
- Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT Quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.
3. Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình
Đây là một trong các nội dung trọng tâm của việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. Trong đó tập trung thanh, kiểm tra việc xây dựng chương trình nhà trường trên cơ sở chương trình của Bộ; việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học đảm bảo thời lượng, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực người học; việc thực hiện chương trình ở các lớp học. Việc thanh, kiểm tra nội dung này cần căn cứ:
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/ TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT;
- Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn tổ chức dạy học lớp 1 từ năm học 2020-2021.
- Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018.
- Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018.
- Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn tổ chức dạy học Tin học và tổ chức hoạt động tin học ở cấp tiểu học.
- Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04 tháng 3 năm 2020 về Hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng anh tự chọn lớp 1, 2 theo CTGDPT 2018.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông có liên quan khác hàng năm của Bộ và Sở GD&ĐT.
4. Thanh tra, kiểm tra thực hiện phương pháp, hình thức dạy học
Tham chiếu từ các phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển ở người học, có thể thấy vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong đổi mới giáo dục phổ thông - mà trước hết thể hiện quas ự nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Từ ưu thế của các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới
29
đã triển khai trong những năm gần đây như: phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, tích hợp, liên môn, giáo dục STEM... việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hóa đối tượng, phân tích các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học... để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa mô hình lớp học truyền thống với các mô hình dạy học mở, dạy học trực tuyến. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về "dạy cái" cần chú trọng hơn về "dạy cách", từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh "học cái gì" chuyển sang quan tâm hơn về "học như thế nào", bản lĩnh và năng lực sáng tạo của giáo viên được khẳng định qua khả năng hướng dẫn tự học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường xây dựng các mô hình học tập gắn với thực tiễn, xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường. Đồng thời, phẩm chất và năng lực của người học cũng được hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…
Từ đó cho thấy, việc thanh tra, kiểm tra hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học nhằm đảm bảo tính khả thi của đổi mới phương pháp dạy học, vai trò kiến tạo của giáo viên thể hiện trong công việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập trong môi trường thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia, khơi gợi và khuyến khích người học tự khẳng định nhu cầu và năng lực của bản thân, đồng thời rèn cho người học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tích luỹ. Từ đó, tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.
5. Thanh tra, kiểm tra việc đánh giá người học
Thanh tra, kiểm tra việc đánh giá người học tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể:
- Ở cấp Tiểu học: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học;
- Ở cấp Trung học: Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 Quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.
6.Thanh tra, kiểm tra công tác phối hợp
Để thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, với
30
gia đình học sinh có ý nghĩa quan trọng. Thanh tra, kiểm tra công tác phối hợp nhằm mục đích:
- Đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục;
- Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục học sinh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả trong các hoạt động phối hợp; nâng cao trách nhiệm của mỗi bên tham gia.