Công tác truyền thông

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 31 - 32)

VI. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác truyền thông

- Tăng cường phối hợp với cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức cập nhật thông tin phản ánh những sai phạm, tiêu cực trong công tác quản lý, công tác dạy và học trên địa bàn, tại đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng; xác minh, xử lý và trả lời kịp thời theo thẩm quyền; thông báo kết quả, triển khai, công bố kết luận thanh tra theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục như Luật Giáo dục số 43/2019/QH13 ngày 14/6/2019, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày

Chuẩn bị

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm tra cụ thể.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra

- Thu thập thông tin, hồ sơ, Kiểm tra thực tế, làm rõ nội dung kiểm tra.

- Lấy ý kiến phản hồi của người được kiểm tra. Đối chiếu thông tin với chuẩn đánh giá để khẳng định đúng, sai; nhận xét, đánh giá, kiến nghị xử lý những thiếu sót, sai phạm (nếu có).

Kết thúc thanh tra, kiểm tra

- Hoàn thiện hồ sơ, biểu mẫu, biên bản. -Xây dựng báo cáo kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra.

- Thông báo kết luận thanh tra, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý những thiếu sót, sai phạm (nếu có)

32

30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung của một số điều của Luật Giáo dục đại học; quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng và tiếp công dân đến các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành để thống nhất thực hiện; quán triệt Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò công tác thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Giáo dục đối với công tác thanh tra, chú trọng đến phương pháp, đối tượng, địa điểm và hình thức tuyên truyền đảm bảo thiết thực hiệu quả, tránh chung chung, hình thức

- Quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 1048/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến toàn thể cán bộ, công chức Thanh tra Sở, cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành.

- Đơn vị, người thực hiện:

+ Lãnh đạo Sở chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền.

+ Thanh tra Sở: Tham mưu cho Lãnh đạo Sở để thực hiện tập hợp văn bản, cung cấp tài liệu cho cơ sở giáo dục; triển khai thực hiện tuyên truyền cho Lãnh đạo các phòng GDĐT, thủ trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc, cộng tác viên thanh tra giáo dục khi được Lãnh đạo Sở giao.

+ Phòng GDĐT tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho Lãnh đạo, chuyên viên Phòng, Hiệu trưởng các CSGD trực thuộc.

+ Thủ trưởng các cơ sở giáo dục: Tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)