I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀ
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3. Phân tích thực trạng
Xuất phát từ những kết quả điều tra và phân tích ở trên, tôi nhận thấy:
2.3.1. Ưu điểm
- Đa số GV ở các trƣờng phổ thông đã có cách nhìn đúng đắn về BTTN; trong quá trình dạy học đã cố gắng huy động điều kiện của trƣờng, lớp để tổ chức dạy học sử dụng BTTN, rèn luyện NLTN cho HS.
- Nhiều GV đã đề xuất đƣợc một số biện pháp tổ chức sử dụng BTTN rèn luyện NLTN cho HS, mà trong tƣơng lai, đó có thể là những biện pháp hiệu quả, giải quyết đƣợc thực trạng quá trình dạy học phát triển năng lực nhƣ hiện nay.
- HS đã hiểu đƣợc tầm quan trọng của BTTN, có mong muốn đƣợc thƣờng xuyên sử dụng BTTN để rèn luyện NLTN cho bản thân.
2.3.2. Hạn chế
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng một số GV và HS chƣa hiểu rõ BTTN; chƣa có điều kiện tiếp xúc các dạng BTTN nhiều... Đó là một trong những vấn đề dẫn đến chƣa sử dụng BTTN một cách đúng đắn và hiệu quả, đồng thời việc hình thành và phát triển NL cho ngƣời học còn rất hạn chế. Theo tôi, một số hạn chế cũng đƣợc xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên đó là:
- NL sử dụng BTTN của GV còn hạn chế. GV thƣờng sử dụng một số BTTN có sẵn trong SGK, rất ít thầy cô tự thiết kế BTTN với các nội dung khác nhau trong chƣơng trình Sinh học phổ thông để phù hợp với đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất... trƣờng mình.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị... trƣờng học chƣa đảm bảo để GV tổ chức BTTN cho HS.
- Thời gian hạn chế, không đủ để tổ chức BTTN, đặc biệt khi triển khai BTTN trong những tiết học online.
- HS còn thụ động nên chƣa đủ kiến thức để giải quyết BTTN.
- Dạng BTTN không đƣợc hoặc rất ít sử dụng trong kiểm tra - đánh giá thƣờng xuyên nên ngƣời học không chú trọng nhiều.
II. SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHUYỂN HÓA VẬT