(1) Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn ( mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK & VV. (2) Tổ TK &VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp
Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối
chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ.
Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ
TK&VV tại
thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành
lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay
(4) NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính
hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng
tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập
thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.
(5) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác cho vay)
(6) Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
(7) Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.
(8) Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.
Trường hợp đối với HSSV mồ côi vay trực tiếp tại NHCSXH thì quy trình cho vay thực hiện như sau:
Quy trình cho vay cụ thể từ người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăn gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc, lãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định.
Đối với HSSV và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới khi đã có quyết định thay đổi mức vay mới của Thủ tướng Chính phủ thực hiện như sau:
Người vay tiếp tục sử dụng hồ sơ cho vay cũ đã nhận nợ trước đây để tiếp tục nhận nợ vay theo mức mới ở NHCSXH nơi đã cho vay.
viên trong Tổ và gửi NHCSXH.
Nếu cho vay trực tiếp HSSV: Người vay mang Khế ước nhận nợ đã ký trước đây đến NHCSXH.
Sau khi nhận được Khế ước nhận nợ (liên lưu người vay) NHCSXH nơi cho vay thực hiện việc điều chỉnh mức cho vay mới hàng tháng theo quy định vào Khế ước nhận nợ cả liên lưu NHCSXH và liên lưu người vay.
1.2.2.6. Tổ chức giải ngân
NHCSXH thực hiện giải ngân học sinh sinh viên chủ yếu tại các điểm giao dịch tại xã, thị trấn và thực hiện mỗi năm 02 lần vào các kỳ học. Một mô hình giao dịch theo tổ giao dịch lưu động là một mô hình riêng có của NHCSXH. Nó không chỉ là mô hình mới riêng có trong hoạt động của ngân hàng mà còn là đem lại hiệu quả không chỉ về kinh tế mà đặc biệt là hiệu quả về xã hội, về sự phù hợp với đối tượng mà ngân hàng đang phục vụ. Sự phù hợp này là giảm thiểu đi chi phí, sự ngại ngùng và cả một quá trình làm hồ sơ.
Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng của từng học kỳ.
Giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó.
Đến kỳ giải ngân, người vay mang chứng minh nhân dân, Khế ước nhận nợ đến điểm giao dịch quy định của NHCSXH để nhận tiền vay. Trường hợp, người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã. Mỗi lần giải ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác nhận tiền vay theo quy định.
NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người vay theo phương thức NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho HSSV nhận tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của HSSV hoặc chuyển khoản
lãi được = trả nợ trả nợ ---x
50%
giảm trước hạn trước hạn 30 ngày
cho HSSV đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của người vay.
Trong nghiệp vụ tín dụng cho vay HSSV cũng được định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay. Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do Ngân hàng và người vay thoả thuận ghi vào Khế ước nhận nợ.
Trường hợp người vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn
ra trường của từng HSSV khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ của mỗi sinh viên
được thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của từng HSSV. Việc thu nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.
Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. NHCSXH thoả thuận với người vay trả lãi theo định kỳ tháng hoặc quý trong thời hạn trả nợ. Trường hợp, người vay có nhu cầu trả lãi theo định kỳ hàng tháng, quý trong thời hạn phát tiền vay thì NHCSXH thực hiện thu theo yêu cầu của người vay.
Nhà nước có chính sách giảm lãi suất đối với trường hợp người vay trả nợ trước hạn.
Đối với các khoản nợ quá hạn, thu nợ gốc đến đâu thì thu lãi đến đó; trường
hợp người vay thực sự khó khăn có thể ưu tiên thu gốc trước, thu lãi sau.
trước hạn và thời gian trả nợ trước hạn của người vay. Mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất cho vay. Số tiền lãi được giảm cho mỗi lần trả nợ trước hạn được tính theo công thức sau:
Bên cạnh đó, đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan chưa trả được nợ thì được NHCSXH vẫn có thể xem xét cho gia hạn nợ. Người vay viết Giấy đề nghị gia hạn nợ ( Mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Thời gian cho gia hạn nợ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay.
1.2.3. Đặc điểm tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Đối tượng vay vốn và đối tượng sử dụng vốn là khác nhau. Phương thức cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. Tuy nhiên, thường hầu hết là cho vay thông qua hộ gia đình. Vì vậy, đối tượng vay vốn là bố,mẹ đang sinh sống tại địa phương, còn đối tượng thụ hưởng là con em đang theo học tại các trường.
Cho vay học sinh sinh viên chủ yếu là cho vay trung và dài hạn.
HSSV theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề, liên thông có thời gian theo học ít nhất 1,5 năm. Cộng thêm thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn tối đa 1 năm để sinh viên ra trường tìm việc.
Tín dụng học sinh sinh viên tiềm ẩn rủi ro cao. Đối với nghiệp vụ tín dụng cho vay thì trước khi cho vay phải căn cứ vào dự án để ước tính một cách sát nhất các nội dung về chi phí, về nguồn thu nhập từ dự án và các nguồn thu khác nhằm xem xét dự án có hiệu quả không, có khả năng trả nợ cả gốc và lãi không. Nhưng chương trình tín dụng học sinh sinh viên thì chưa thể tính được thu nhập trong tương lai mà chỉ là sự kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai. Bên cạnh đó thời gian cho vay lại dài nên đi cùng cho vay học sinh sinh viên là sự tiềm ẩn rủi ro cao.
Lãi suất cho vay ổn định ở mức thấp. Mức vay không biến động theo thị trường tài chính mà thay đổi tăng lên theo biến động chi phí và giá cả từng năm. Mức vốn cho vay tối đa đối với một HSSV được quy định theo từng thời kỳ. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, NHCSXH thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Để chương trình tín dụng được thực hiện thì Ngân hàng cần có sự phối hợp của nhiều bộ, ban ngành có liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,...
Như vậy, chính sách cho vay học sinh có những đặc điểm riêng có mà những hoạt động cho vay khác không có được. Điều này thể hiện sự quan tâm, sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đối với những gia đình có con em đi học đang có khó khăn về điều kiện kinh tế. Đồng thời, cho thấy đây là chính sách đúng đắn trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, một chí nh sách mang tính nhân văn cao.
1.3. QUẢN LÝ TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.3.1. Mục tiêu quản lý tín dụng học sinh sinh viên
Mỗi hoạt động trong xã hội đều có một hay nhiều cách quản lý khác nhau
nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động đó. Tín dụng HSSV cũng vậy. Với
những mục tiêu đề ra cho chương trình và những đặc điểm riêng có của chương
trình đòi hỏi công tác quản lý phải thật sự hệ thống. Đồng thời, phải cụ thể chi tiết không chỉ theo xã, hội, tổ mà còn chi tiết đến từng hộ vay, từng HSSV, từng
loại lãi suất, từng loại mức vay. Mặc khác, lại đảm bảo được cả một chiều dài theo thời gian (từ năm này sang năm khác, từ thập kỷ này sang thập kỷ khác), theo không gian (chuyển từ vùng này sang vùng khác), từ thế hệ quản lý này sang thế hệ quản lý khác. Một điều không thể không nói đến là lại phải đáp ứng
được rất nhiều những biến động trong cả thời gian dài vay vốn cho tất cả sinh viên. Vì thế, quản lý cho vay học sinh sinh viên phải khoa học, toàn diện và chính xác.
Ở đây, chủ thể quản lý là các cơ quan, tổ chức và cá nhân quản lý chương
trình cho vay trên tất cả các mặt phát sinh liên quan. Khách thể quản lý là toàn bộ nội dung cho vay học sinh sinh viên như về hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý, về
đối tượng vay vốn... Những nội dung quản lý này được thực hiện trong môi trường và điều kiện nền kinh tế chính trị xã hội Việt Nam vừa có nhiều cơ hội
mơ của những người làm cha, làm mẹ và ngay cả bản thân mỗi HSSV có thêm nghị lực cố gắng hơn nữa trên con đường tìm đến tri thức đã chọn.
Quản lý tốt chương trình tín dụng HSSV không chỉ giúp cho nhiều gia đình có con em đi học tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, mà còn tạo sự ổn định, sự
phát triển bền vững, về lâu dài tạo nguồn nhân lực có tri thức, có tay nghề cao cho đất nước.
Nhìn chung, những mục tiêu trên đều hướng tới mục tiêu chung nhất mà Đảng và Nhà nước đang hướng đến là xóa đói giảm nghèo bền vững.
1.3.2. Các nội dung quản lý tín dụng HSSV
1.3.2.1. Quản lý theo đối tượng vay
Đối tượng cho vay tín dụng HSSV gồm hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức thu nhập từ 131% đến 150% của hộ nghèo (được đặt chung là hộ cận nghèo); hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất về tài chính, HSSV mồ côi, Bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn đi học nghề. Có thể nói đây là chương trình cho vay với nhiều loại đối tượng nhất của NHCSXH. Do đó đòi hỏi phải quản lý, đánh giá kết quả theo từng đối tượng vay. Đây là nội dung quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động quản lý tín dụng học sinh sinh viên, vì điều tiên quyết của tín dụng HSSV là xác định được đúng đối tượng vay vốn, để đảm bảo nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, việc xác định và từ việc quản lý được tốt đối tượng vay vốn giúp cho công tác quản lý hồ sơ vay vốn cũng theo đó đòi hỏi phải đầy đủ và đúng quy trình mang tính hệ thống, tính toàn diện, tính cụ thể phục vụ cho tính hợp pháp, hợp lệ, dễ tra cứu.
Vậy công tác quản lý cho vay học sinh sinh viên trước hết là phải quản lý tốt đối tượng vay vốn, quản lý tốt hồ sơ mới có thể đảm bảo cho các nội dung quản lý khác của chương trình cho vay này tiếp tục được thực hiện tốt. Kết quả hoạt động quản lý tín dụng HSSV theo đối tượng thông qua việc phân
tích chỉ tiêu cơ cấu và tốc độ tăng dư nợ và số hộ vay theo từng nhóm đối tượng vay vốn.
1.3.2.2. Quản lý theo phương thức cho vay
Quản lý cho vay HSSV cũng tùy theo từng phương thức cho vay. Mỗi phương thức cho vay có cách quản lý phù hợp đảm bảo yêu cầu của quản lý, đồng thời đảm bảo hiệu quả nhất việc cho vay nhằm đạt được mục tiêu của mỗi phương thức cho vay đó. Ngân hàng Chính sách xã hội có 2 phương thức cho vay là phương thức vay vốn thông qua hộ gia đình và cho vay trực tiếp học sinh sinh viên.
Ngoài ra, NHCSXH đã ký kết với NHNo&PTNT và NHTM cổ phần Công thương về việc phát hành thẻ ATM cho các hộ gia đình, từ đó NHCSXH sẽ thực hiện giải ngân qua thẻ cho khách hàng. Hình thức giải ngân này chỉ áp dụng đối với chương trình tín dụng HSSV. Qua đó, giúp cho hộ gia đình được tiếp cận với sản phẩm hữu ích của ngân hàng, đặc biệt là hộ nghèo. Tuy nhiên, việc giải ngân qua thẻ đòi hỏi có cách thức quản lý chặt chẽ hơn. Do đó, đây là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá hoạt động quản lý tín dụng HSSV của NHCSXH.
1.3.2.3. Quản lý theo đơn vị ủy thác
Việc uỷ thác cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận dụng bộ máy vốn có của các tổ chức nhận uỷ thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH. Hiện nay, NHCSXH đã ký văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mỗi tổ chức chính trị - xã hội đều tổ chức thực hiện ở cả 04 cấp hội: cấp Trung Ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. NHCSXH uỷ thác 06 công đoạn công việc cho tổ chức chính trị - xã hội
(ở cả 04 cấp) gồm: Thông báo phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi tới các đối tượng chính sách, hướng dẫn thành lập và quản lý Tổ TK&VV, nhận và thông báo danh sách hộ được vay vốn, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, tổ chức tập huấn.
1.3.2.4. Quản lý tình hình cho vay, thu nợ thu lãi