Tỷ trọng nợ quá hạn HSSV tại NHCSXH tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu 0921 nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng học sinh sinh viên tại NH chính sách xã hội tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 101)

Số tiền g (%) Số tiền ng (%) tăng (%) Số tiền ng (%) tăng (%) 1.Tổng dư nợ HSSV 621.1 99 10 0 640.5 48 10 0 3,1 1 651.2 46 10 0 1,6 7 2. Quá hạn HSSV 227 0,0 3 285 0,0 4 25,5 5 352 0,0 5 23, 5 -Hộ nghèo 63 27, 7 78- 27, 3 23, 8 86 24, 4 10, 2 -Hộ cận nghèo 48 21, 1 72 25, 3 50 68 19, 3 - 5,5 -Hộ khó khăn tài chính 116 51, 2 135 47, 4 16, 4 198 56, 3 46, 7

dư nợ quá hạn là 227 triệu, năm 2014 là 285 triệu đồng tăng 25,55% so với năm 2013. Năm 2015 chi nhánh đã rất tích cực phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể giảm nợ quá hạn nhưng nợ quá hạn vẫn tăng lên 352 triệu đồng tăng 23,5% so với năm 2014. Mặc dù nợ quá hạn tuy không lớn chiếm tỷ trọng rất nhỏ dưới 1% nhưng lại kéo dài trong nhiều năm, tính trên số liệu tuyệt đối thì nợ quá hạn có chiều hướng ngày một tăng năm sau cao hơn năm trước và xét trên góc độ tính hiệu quả cũng như ý nghĩa của tín dụng chính sách thì lại không phát huy được tính hiệu quả tối đa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước với

hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đây chính là dấu hiệu rủi ro tín dụng sẽ còn phát sinh trong thời gian tới nếu như chúng ta không ngăn chặn kịp thời những tồn tại trong quá trình cho vay thực chất về lâu dài tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ nghèo:

Nợ quá hạn cho vay sinh viên thuộc hộ nghèo đang có chiều hướng tăng cụ thể cụ thể là năm 2013 nợ quá hạn là 63 triệu đồng, năm 2014 nợ quá hạn là 78 triệu đồng đã tăng 15 triệu đồng tương ứng 23,8%.Đến năm 2015 tiếp tục tăng lên nhưng tốc độ 10,2% ứng với 8 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn sinh viên thuộc đối tượng hộ nghèo tăng là do đa số các hộ nghèo trên địa bàn thường không có cơ sở sản xuất kình doanh hay không có ruộng đất để trồng trọt, chăn nuôi nên có thu nhập không ổn định, đời sống bấp bênh, đa số chỉ đi làm thuê làm mướn để mưu sinh nên khi đến hạn họ không thể trả theo hợp đồng đã ký với NHCSXH vì vậy việc chậm chễ là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó một số sinh viên vay vốn để học nhưng gia đình quá khó khăn nên đã bỏ học giữa chừng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình vì vậy việc cam kết ra trường kiếm được việc làm để trả nợ đúng hạn là điều không thể.

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ cận nghèo:

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ cận nghèo trong giai đoạn này có sự biến động như sau, năm 2014 nợ quá hạn là 72 triệu đồng tăng 24 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2015 số lượng nợ quá hạn giảm nhẹ 5,5% tương ứng 4 triệu đồng so với năm 2014. Nguyên nhân là do trong năm 2014 tại địa phương xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng gây ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ chăn nuôi. Điều này đã làm cho các hộ dân gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn.

Nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ khó khăn diễn biến như sau năm 2013 nợ quá hạn 116 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,2 so với tổng nợ quá hạn HSSV. Năm 2014 nợ quá hạn là 135 triệu đồng tăng 19 triệu đồng tương ứng 16,4%. Năm 2015 nợ quá hạn là 198 triệu đồng có nghĩa là đã tăng thêm 46,7% so với năm 2014. Sự gia tăng của nợ quá hạn cho vay HSSV thuộc diện hộ khó khăn trong giai đoạn này có nguyên nhân ban đầu là do đối tượng vay vốn chương trình HSSV tại chi nhánh Hưng Yên tập trung vào nhóm đối tượng khó khăn về tài chính, số hộ vay vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó khí hậu thời tiết xấu,dịch bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi làm cho hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Thêm nữa việc HSSV ra trường không tìm được việc làm, cuộc sống bấp bênh không có nguồn trả nợ cũng là nguyên nhân khiến nợ quá hạn tăng cao.

Nhìn chung nợ quá hạn có xu hướng tăng cao gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phục vụ của ngân hàng. Vì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng thì chủ yếu phát sinh từ phía khách hàng. Mà cụ thể ở đây là các hộ gia đình thuộc diện chính sách không có nguồn thu ổn định, không có cơ sở sản xuất kinh doanh hay do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai lũ lụt, dịch bệnh bùng phát,...làm cho khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng là rất khó, vì vậy việc phát sinh nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Do đó công tác quản lý rủi ro tín dụng HSSV đòi hỏi cần phải chú trọng hơn.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG HSSV TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HƯNG YÊN

Từ thực trạng quản lý cho vay HSSV tại NHCSXH tỉnh Hưng Yên, cho thấy những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc mà Chi nhánh gặp phải trong hoạt động quản lý cho vay nguồn vốn này.

2.3.1. Kết quả đạt được tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên

Ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về tín dụng đối với Học sinh, sinh

viên”, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã bám sát sự chỉ đạo của

NHCSXH Việt Nam, Uỷ ban nhân dân và Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh, thực hiện tốt công tác phối hợp của sở ban ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương các cấp do đó những khó khăn vướng mắc đã được kịp thời phản ánh và tìm biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã tập trung mọi điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất triển khai, thực hiện chủ trương của Chính phủ không để một HSSV nào vì khó khăn về tài chính phải bỏ học. Và quan trọng hơn cả NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã có được sự hưởng ứng và đồng thuận cao của tầng lớp nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sau 12 năm thực hiện cho vay HSSV mạng lưới NHCSXH phát triển mạnh mẽ, mang nguồn vốn đến tay cho những hộ gia đình nghèo, khó khăn. Việc giải ngân hàng năm được tiến hành tích cực và kịp thời đã giúp cho hơn 55.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có con theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo được vay vốn . Đến 31/12/2015 có 38.196 HSSV thuộc 31.162 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ là 651.246 triệu đồng.

- Chi nhánh đã phối hợp với báo, Đài truyền hình tỉnh Hưng Yên, Đài phát thanh địa phương tuyên truyền nội dung Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên, đồng thời thông báo chính sách tại các điểm giao dịch xã để nhân dân, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội biết, hiểu để thực hiện đúng chính

sách, tránh lợi dụng và kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót (nếu có) để khắc phục.

- Tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay HSSV đối với Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã, cán bộ tổ chức hội, đoàn thể các cấp, Ban quản

lý Tổ TK&VV và cán bộ nghiệp vụ NHCSXH toàn Chi nhánh. Đến nay với đội

ngũ cán bộ chuyên môn chắc về nghiệp vụ, tâm huyết với ngành cùng hơn 3.000

Tổ TK&VV phủ kín các thôn, xóm, khu phố trên địa bàn toàn tỉnh và 161 điểm

giao dịch đặt tại 161/161 xã, phường, thị trấn là nhân tố quan trọng có tính quyết

định đến kết quả thực hiện chương trình, góp phần thực hiện dân chủ công khai

từ cơ sở, xã hội hóa hoạt động của tín dụng chính sách.

- Khi có thông báo vốn của NHCSXH, Chi nhánh NHCSXH (tỉnh, huyện) khẩn trương báo cáo UBND (tỉnh, huyện), tham mưu trình Ban đại diện Hội đồng quản trị (tỉnh, huyện) phân bổ kịp thời cho các xã, phường, thị trấn thực hiện.

- Thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ đến hạn, hộ vay vốn đã có ý thức, trách nhiệm trong việc trả nợ ngân hàng. Đặc biệt kể từ khi NHCSXH chuyển phương thức cho vay trực tiếp HSSV sang cho vay thông qua hộ gia đình HSSV. Tổ chức tốt các điểm giao dịch xã để cho vay, thu nợ, thu lãi. Tuyên truyền chính sách ưu đãi giảm lãi cho hộ vay trả nợ trước hạn. Hộ gia đình là người trực tiếp nhận nợ và cũng là người chịu trách nhiệm trả nợ có địa chỉ rõ ràng đồng thời là thành viên của Tổ TK&VV. Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác phát huy vai trò trách nhiệm thực

- Chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ

hưởng. Đặc biệt, để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, NHCSXH đã phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể tổ chức kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau, với Tổng số thực hiện

kiểm tra được 23 lượt trường, cơ sở đào tạo, 348 lượt xã, 2.020 lượt Tổ TK&VV và 5.907 lượt sinh viên (trong đó: Chi nhánh phối hợp với các sở ngành thực hiện kiểm tra được 17 lượt trường, cơ sở đào tạo, 6 xã, 4 Tổ TK&VV và 25 sinh viên; phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tỉnh kiểm tra được 26 xã, 95 Tổ TK&VV và 292 sinh viên; tham mưu Ban đại diện HĐQT tỉnh kiểm tra 12 xã, 18 Tổ TK&VV và 168 sinh viên; Chi nhánh tự tổ chức kiểm tra được 304 lượt xã, 1.903 lượt Tổ TK&VV và 5.422 lượt sinh viên). Qua kiểm tra đã phát hiện 30 hộ vay vốn sai đối tượng, 03 hộ vay vốn sinh viên đã bỏ học phải thu hồi vốn trước hạn, 01 hộ dừng giải ngân do người vay không phải người nuôi dưỡng sinh viên. (Nguồn: Báo cáo tổng

kết

12 năm thực hiện cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Hưng Yên, 2015)

- Với những kết quả qua 12 năm triển khai thực hiện, khẳng định chương trình tín dụng đối với HSSV là chương trình thực sự có tính nhân văn

sâu sắc, tính xã hội hóa cao từ lúc tạo lập, quản lý, phân bổ vốn đến việc cho vay, kiểm tra, giám sát, sử dụng vốn vay, trả nợ khi đến hạn. Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nh

giảm áp lực về lo toan tài chính, đặc biệt là những gia đình đã khó khăn nhưng lại có nhiều con đi học cùng một lúc.

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên

Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những kết quả đã được ghi nhận, được đánh giá cao của các cấp mà Chi nhánh đã đạt được còn có rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến thực trạng quản lý cho vay HSSV. Trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung vào phân tích một số hạn chế chủ yếu sau:

Thứ nhất, quản lý đối tượng vay vốn HSSV còn nhiều bất cập. Mặc dù chương trình tín dụng cho HSSV được triển khai nhiều năm, đã có nhiều văn bản triển khai nhưng vẫn tồn tại tính địa phương của một số bộ phận từ người thực hiện đến người được vay vốn.

Cụ thể là từ khi có chính sách hộ gia đình vay vốn cho HSSV đi học thì hầu như ai cũng muốn vay, kể cả những hộ không nằm trong diện được vay vốn. Nhưng với mức lãi suất 0,5%, 0,65%, 0,55%/tháng giai đoạn 2012-2015 thì là rất thấp so với lãi suất phải trả khi đi vay ở những tổ chức tài chính khác. Vì thế, họ sẵn sàng tìm cách để được vay vốn bởi vì chỉ cần có đủ xác nhận từ chính quyền địa phương là phía Ngân hàng hầu như không từ chối. Ngân hàng thì chỉ lo đủ điều kiện theo đúng thủ tục về mặt giấy tờ là được. Mà đủ thủ tục giấy tờ thì đối với một số địa phương là vấn đề thật dễ dàng. Điều này, làm tăng nguồn vốn phải cung ứng cho vay HSSV, tạo áp lực về nguồn vốn đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng.

Quản lý cho vay HSSV cần làm rõ nội dung này, nhằm giúp cho không chỉ người thực hiện được thuận lợi mà ngay đến mỗi hộ gia đình có con em đi học đều hiểu và nắm bắt được để từ đó tự thấy được mình có thuộc đối tượng được vay vốn không. Từ đó, mới tự xác định có vay vốn hay không, hay chỉ

vay khi cần thiết, không nhất thiết kỳ nào cũng phải vay. Nếu quản lý tốt được thì chương trình mới thực sự đem lại hiệu quả cao.

Mặt khác, khi chính quyền địa phương đã xác nhận hộ vay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là ngân hàng triển khai cho vay. Sự kiểm soát chỉ về hồ sơ hợp lệ, hợp pháp, kiểm tra sự chồng chéo và kiểm tra xem hộ vay đó đã có tên trong danh sách thành viên tổ TK&VV chưa. Nếu chỉ là kiểm soát như vậy thôi thì chưa thể nói là đã thực sự kiểm soát tốt đối với món vay. Công tác quản lý phải đảm bảo có cơ chế thúc đẩy ngay cả các đối tượng tham gia quản lý đều phải đảm bảo tốt mỗi khâu được phân công đảm trách. Ban xóa đói giảm nghèo phải công tâm trong xác nhận. không được vì thân quen mà bổ sung ngay vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn. Mỗi khi xác nhận không đúng đối tượng sẽ kéo theo một loạt các đối tượng quản lý khác phải thực hiện các khâu theo sau, dẫn đến giảm hiệu quả của chính sách.

Thứ hai, công tác quản lý của hệ thống nhận ủy thác cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đang thực hiện mới chỉ là hình thức, chưa thực sự tâm huyết, chưa thấy được việc tổ chức cần phải làm, chưa xác định được vai trò và trách nhiệm trong việc triển khai chương trình cho vay, quản lý cho vay HSSV. Các đơn vị nhận uỷ thác vẫn có tư tưởng đây là công việc kiêm nhiệm, không phải là hoạt động chính yếu, vẫn nặng tính phong trào, chưa thực sự sát sao, chuẩn hóa đội ngũ thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến làm việc qua loa, bị động. Do vậy, chưa nắm được số liệu về vốn quản lý, không kiểm tra được những phát sinh tiêu cực ngay trong hội đoàn thể quản lý. Quản lý thì mang tính thủ công, riêng biệt. Phối hợp với ngân hàng mang tính thụ động. Thực hiện các công đoạn khác đã ký kết với NHCSXH nhìn chung đều chưa đảm bảo.

Đặc biệt, công tác quản lý của hội cấp xã còn nhiều vấn đề. Dưới sự chỉ đạo của huyện hội, hội cấp xã cũng không nằm ngoài tâm lý như hội cấp huyện.

Vấn đề chưa xác định được trách nhiệm ngay từ suy nghĩ theo một hệ thống đã dẫn đến thực hiện công việc chưa đúng với trách nhiệm của tổ chức hội.

Mặc dù ký hợp đồng ủy nhiệm với ngân hàng nhưng tổ TK&VV tại các thôn xóm vẫn chưa tự chủ được công việc, trình độ năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu 0921 nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng học sinh sinh viên tại NH chính sách xã hội tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w