III. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH THPT
2. Rèn luyện cách tìm kiếm, chắt lọc thông tin từ các nguồn trên Internet
* Mục tiêu của biện pháp
Thông tin trên Internet là vô cùng phong phú và đa dạng. Để có được nguồn thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho nhu cầu của mình, các em học sinh cần phải là độc giả thông minh, tỉnh táo và tự chủ chọn lọc.
Biện pháp này nhằm giúp các em có được kĩ năng tìm kiếm, chắt lọc thông tin trên Internet đáp ứng nhu cầu trong học tập và cuộc sống.
* Nội dung và cách thức thực hiện
- Sử dụng công cụ đọc tin tức hàng ngày và tìm kiếm thông tin một cách khoa học và đúng cách
Sử dụng ứng dụng Google News/Flipboard/Apple News trên điện thoại làm công cụ đọc lướt nhanh những tin tức đáng chú ý trong ngày từ nhiều trang tin do ứng dụng sàng lọc về.
Sử dụng ứng dụng đọc tin trên điện thoại của trang tin tức uy tín (nếu có, ví dụ như apps Vnexpress, The New York Times) hoặc chọn mục “Add to Home Screen” để lưu biểu tượng trang trên màn hình điện thoại và khi chạm vào biểu tượng này, học sinh sẽ có xem trang ngay lập tức mà không cần gõ tên trang vào trình duyệt Google Chrome.
Sử dụng tính năng bookmark trang (đánh dấu trang) của Google Chrome
Sử dụng trình duyệt Ẩn danh (Incognito) trong Google Chrome hoặc trình duyệt Riêng tư (Private Window) trên Safari của điện thoại/máy tính để tránh bị lưu lịch sử xem trang khi học sinh tìm kiếm thông tin cần thiết. Nếu bị lưu thông tin này, từ đó về sau, kết quả tìm kiếm sẽ ưu tiên gửi đến học sinh những nội dung y chang hoặc liên quan hoặc sẽ bị bao vây bởi hàng loạt thông tin quảng cáo tương tự. Từ khoảnh khắc đó, thứ học sinh sẽ không có được điều gì mới mẻ. Điều này cũng xảy ra tương tự khi các em tìm kiếm trên Facebook hoặc Youtube.
- Tiếp nhận và sàng lọc thông tin tỉnh táo, thông minh và cẩn trọng
Sử dụng công thức 5W + 1H (ai-Who, cái gì-What, ở đâu-Where, khi nào- When, tại sao-Why, như thế nào-How mà người viết biết được các thông tin này) để sàng lọc thông tin.
Chất vấn tính khách quan của thông tin bằng cách quan sát cách sử dụng từ ngữ trong các bài viết vì nó sẽ giúp học sinh nhìn rõ thêm liệu bài báo có khách quan không theo quy luật: số tính từ tăng – tính khách quan giảm.
Có thái độ tiếp nhận cởi mở với các thông tin xung khắc với định kiến của bản thân, kìm những niềm tin hoặc sự “cho rằng” của mình xuống, để đọc tiếp các thông tin khác thường so với sự tin tưởng của mình.
25 tiếng không tương đồng với mức độ đáng tin cậy. Khác biệt với một bản tin trên báo (vốn đã trải qua rất nhiều khâu xác nhận và độc lập), đa phần thông tin trên các mạng xã hội thường là thông tin thô, chưa được xác minh hoặc đôi khi được đưa tin dựa trên dụng ý của người tung thông tin đó.
Hãy đọc thông tin từ nhiều nguồn. Kiểm tra cùng một nội dung ở nhiều kênh khác nhau để đảm bảo tính xác thực của những thông tin mà các em đang tìm kiếm. Tốt hơn, hãy đọc 10 người trong cùng một lĩnh vực thông tin mà học sinh đang quan tâm, có thể các em sẽ có 10 góc nhìn khác nhau hoàn toàn đấy.
Chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm vì với hành động này, học sinh đã trở thành người xuất bản lại thông tin đó, cho chính cha mẹ, bạn bè, anh em của mình có trên các mạng xã hội đọc theo. Trong một số trường hợp, các em học sinh có thể trở thành kẻ có tội cung cấp thông tin có hại. Điều đó phải trả giá bằng uy tín của chính bạn.
Chú ý các dấu hiệu nhận biết nội dung thông tin mang tính lá cải: mục đích viết bài không rõ ràng, thiếu nguồn tin đáng tin cậy hoặc ẩn danh, lạm dụng từ ngữ gây sốc hoặc giật tít gây chú ý, xâm phạm quyền riêng tư của người khác, viết về tin đồn mà không xác minh được sự thật, đưa tin vụn vặt lấy từ các mạng xã hội, sử dụng hình ảnh minh hoạ bừa bãi, khai thác quá đà các bí mật đời tư.
* Ví dụ cụ thể:
Tìm kiếm thông tin về ca sĩ Hiền Hồ, kết quả trả lại có khoảng 185.000.000 kết quả liên quan, một con số khổng lồ như thế này sẽ có rất nhiều thông tin gây nhiễu. Từ các cách đã nêu trên giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận để từ đó đưa ra những thông tin chính xác về thần tượng mình muốn tìm kiếm.
26