III. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH THPT
3. Rèn luyện sự tiết chế, kiểm soát cảm xúc, đánh giá, bình luận, giao tiếp
* Mục tiêu của biện pháp
Ai cũng biết cảm xúc của bản thân là điều khó kiềm chế nhất, tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào cũng nên để cảm xúc dẫn dắt. Bởi những cảm xúc bốc đồng, nhất thời… có tác động lớn đến cuộc sống của mình.
Cảm xúc của bản thân là nền tảng để học sinh tìm hiểu chính mình và là chất keo xúc tác kết nối mọi người với nhau. Khi các em kiểm soát được cảm xúc của mình thì có thể suy nghĩ sáng suốt và quản lý sự căng thẳng, tạo cho mình sự tự tin và dễ dàng đánh giá, giao tiếp tốt với người khác.
Kiềm chế cảm xúc không phải là tìm cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc bản thân, mà là việc mình phải học cách kiểm soát cảm xúc để làm chủ bản thân trong mọi tình huống giao tiếp, đánh giá, bình luận về vấn đề nào đó, hay bất kể hoàn cảnh nào. Rèn luyện được kỹ năng này, các em sẽ tự tin đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Không theo đuổi sự hoàn hảo
Không một ai là hoàn hảo cả, thần tượng cũng là con người nên cũng không ngoại lệ. Thay vì cứ mải mê theo đuổi sự hoàn hảo, “mình nên làm thế này thế kia thì sẽ không thất bại” thì các em hãy tiến về phía trước, hãy cảm thấy hào hứng về những điều mình sẽ thực hiện trong tương lai. Và hãy nhớ rằng cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo.
Hãy suy nghĩ tích cực
Muốn các em suy nghĩ tích cực khi hình ảnh về thần tượng bị sụp đổ là một việc không dễ, tuy nhiên bản thân các em cố gắng suy nghĩ tích cực cùng với những nỗ lực của bản thân thì học sinh sẽ tập trung chú ý vào những mục tiêu của mình mà có thể quên đi được nỗi buồn thần tượng. Khi mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn và tâm trạng thoải mái hơn các em sẽ dễ tự chủ được bản thân mình hơn, không để cảm xúc chi phối quá nhiều. Ngược lại nếu cứ suy nghĩ tiêu cực thì càng khó kiềm chế được cảm xúc, hãy cố gắng suy nghĩ về một điều tích cực nào đó đã đã ra hoặc sẽ diễn ra, đừng quan trọng nó to hay bé. Nếu học sinh không thể suy nghĩ được điều gì từ hiện tại, hãy phản chiếu lại quá khứ và tìm kiếm nó trong tương lai.
Tránh hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”
Trong cuộc sống có nhiều lúc các em đặt câu với “Nếu…”. “Nếu mình không hành động thế này thì điều gì sẽ xảy ra”, “Nếu mình làm việc đó… thì chắc bây giờ đã khác”. Nhưng những câu như vậy sẽ khiến các em thêm stress và lo lắng, nó còn gây ra nguy hại khiến khó kiềm chế được bản thân. Mọi việc có thể có hàng ngàn kết quả khác nhau và nếu các em càng bỏ nhiều thời gian ra ngồi lo lắng về các khả năng thì càng có ít thời gian để hành động hơn.
27
Học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc điều chỉnh các hành động cơ thể
Khi gặp phải các tình huống khiến cảm xúc của bạn trở lên tiêu cực thì bạn phải học cách kiểm soát nó. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc để khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng đó chính là thông qua việc điều chỉnh cơ thể bằng cách làm một vài động tác đơn giản như:
+ Thả lỏng người.
+ Hít thở sâu - động tác này sẽ làm tâm trạng dịu đi.
+ Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho bản thân thoải mái hơn.
Rèn luyện cách kiềm chế cảm xúc từ Nhật Bản
Theo nghiên cứu, phương pháp trị liệu Jin Shin Jyutsu phát hiện ra mối liên hệ giữa các ngón tay với khả năng kiểm soát cảm xúc. Cách làm là giữ chặt một ngón tay bằng tay kia, giữ trong 2-5 phút. Sau đó làm ngược lại cho tay kia. Trong khi thực hiện, các em nhớ hít thở sâu, tập trung vào cảm xúc mình muốn tiêu diệt, tưởng tượng cảm xúc tiêu cực chảy khỏi cơ thể thông qua ngón tay, thở chầm chậm.
Nhìn nhận từ nhiều hướng
Trước một sự việc, một con người và những lời bình luận, đánh giá về sự việc đó, về con người đó, ta nên có cách nhìn nhận từ nhiều hướng. Những người tham gia bình luận, đánh giá chưa hẳn là đã hiểu rõ sự tình, người trong cuộc im lặng chưa hẳn là họ sai. Lời bình luận ác ý, sai sự thật sẽ có tác động tiêu cực đến sự việc. Do đó cần phải tìm hiểu sự việc từ nhiều nguồn, có cách nhìn khách quan về sự việc đó, cân nhắc trước khi đưa ra lời bình luận, đánh giá.
* Ví dụ cụ thể
Qua tìm hiểu giáo viên biết được học sinh lớp 11D có nhiều bạn hâm mộ thần tượng Ngô Diệc Phàm, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn là antifan. Thông qua cuộc tranh luận giữa các nhóm giáo viên sẽ cho học sinh biết được cách kiềm chế cảm xúc trước mọi tình huống khi một ai đó bình luận, đánh giá về thần tượng của mình.
28
4. Hỗ trợ, định hướng thẩm mỹ về thời trang phù hợp học sinh
* Mục tiêu của biện pháp
Ông bà ta có câu “Ăn cho mình, mặc cho người”. Thế nhưng việc ăn mặc của học sinh trường THPT đang nổi trội lên những vấn đề nóng bỏng trong các năm trở lại đây. Khi vào trường học chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh ăn mặc, trang điểm sành điệu hơn cả ca sĩ, diễn viên. Hiện tượng này đều xuất phát từ mong muốn được chú ý nhiều hơn, được ngưỡng mộ hoặc muốn bản thân luôn hoàn hảo trước mắt người khác. Học sinh là tầng lớp tri thức, là chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết các em cần nhận thức rõ về vai trò của việc học. Thế nhưng thực trạng đáng buồn hiện nay nhiều học sinh đến trường không để học mà để “Chưng diện thời trang” hay còn gọi là “lăng xê mốt teen”.
Biện pháp này giúp các em nhận thức đúng đắn về bản thân, bắt kịp những xu hướng thời trang để mình trở nên đẹp hơn, khéo léo che đi khuyết điểm. Đồng thời giúp các em biết tiết chế trong trong phục để giúp mình đẹp hơn chứ không phải xấu đi trong mắt người khác.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Giáo dục thông qua trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam
Mỗi dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam mang đậm một nét văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung cũng như của mỗi dân tộc nói riêng thật phong phú đa dạng, ít nhiều có thay đổi về thiết kế qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam.
Để có được thiết kế áo dài truyền thống Việt Nam như ngày nay, thì tiền thân nó là áo dài tứ thân, áo dài ngũ thân… Ngày nay rất nhiều người yêu thích các mẫu áo dài cách tân thể hiện sự gọn nhẹ, tiện lợi mà vẫn giữ được nét dịu dàng, duyên dáng.
Tuy nhiên, có không ít người diện những mẫu áo dài phá cách đến phản cảm, làm mất đi nét đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam.
Ảnh 5-Lý Nhã Kỳ ăn mặc gợi cảm quá đà khi diện áo dài cách tân với phần xẻ cổ chữ V táo bạo đi kèm chất liệu xuyên thấu
29
Ảnh 6-Diễn viên Kiều Trinh từng làm 'náo loạn' bảng xếp hạng sao mặc xấu trong tuần vì cách diện áo dài lộ rõ nội y khi xuất hiện trên thảm đỏ ra mắt phim
Từ đây học sinh sẽ có cái nhìn rõ hơn về đẹp và không đẹp, nên hay không nên, giúp các em càng thêm yêu các trang phục truyền thống và gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ảnh 7-Tà áo dài truyền thống Việt Nam Kết hợp với gia đình, nhà trường và xã hội
Một ngày có 24h, trong đó học sinh chỉ có khoảng 4h-7h là ở trường, thời gian còn lại là các em tham gia các hoạt động ở gia đình và xã hội. Vì vậy việc định hướng về gu thẩm mỹ cho học sinh không chỉ có mỗi nhà trường mà cần có sự chung tay của cả gia đình và xã hội.
Mọi người cần chỉ ra cho học sinh thấy được những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp với thị hiếu. Từ đó phát huy nó trong thời đại mới. Đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp với lứa tuổi của mình để có sự lựa chọn đúng đắn
* Ví dụ cụ thể:
30 như là ý kiến của mọi người khi bắt gặp các em ăn mặc quá lố lăng. Bên cạnh đó là những clip cho học sinh thấy nét đẹp của việc ăn mặc đúng chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi của mình.
Ảnh 8-Một buổi giáo dục về thẩm mỹ thời trang cho học sinh
5. Thiết kế Website để tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống
* Mục tiêu của biện pháp
- Dễ dàng tiếp cận nhóm tượng học sinh khi chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0
- Giúp cho việc tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết khi mà các em chưa làm chủ được suy nghĩ của mình, dễ dàng cuốn vào trào lưu cuồng thần tượng hiện nay
- Giúp ta nhận được những ý kiến bình luận của các em về suy nghĩ fan cuồng một cách nhanh nhất
* Nội dung và cách thực hiện
- Để tạo website chúng ta có thể tham khảo tại địa chỉ:
+ Trang chủ blog để tạo website: https://www.blogger.com/about/?hl=vi
+ https://websolutions.com.vn/huong-dan-thiet-ke-web-mien-phi-voi-blogspot/ + Nguyên tắc viết bài trên báo điện tử:
http://www.hpu.edu.vn/gdtc/GDTCtintuc-3015-278-0-1-Mot-So-Nguyen- Tac-Viet-Tin-Bai-Cho-Bao-Dien-Tu-Va-Website--Phan-1.html
31 + Tạo trang chủ, menu
+ Tạo các trang tin, bài viết
+ Tìm kiếm hình ảnh, video, tư liệu để viết bài - Yêu cầu về các bài viết và nội dung trên website:
+ Các bài viết được trình bày khoa học, thẩm mĩ
+ Nội dung bài viết phải chính xác, hình ảnh, video đảm bảo yêu cầu. + Các bài viết phải đầy đủ nội dung cần thiết, phù hợp với mục đích đặt ra
* Sản phẩm
- Sau quá trình tạo Website thì địa chỉ chính thức về vấn đề thần tượng mà chúng tôi thực hiện là https://thantuongtrongtoi.blogspot.com/. Phần menu của Website bao gồm các mục sau:
+ Trang chủ
+ Hiện tượng cuồng thần tượng: gồm các mục Khái niệm; Thực trạng hiện nay; Nguyên nhân
+ Kỹ năng: gồm có Kỹ năng cần có; Biện pháp + Diễn đàn trao đổi
+ Tư vấn - Tại trang tin “Trang chủ”: Giới thiệu về Website
32 - Tại trang tin “Hiện tượng cuồng thần tượng”: phản ánh được thực trạng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay.
- Tại trang tin “Những kỹ năng cần có”: trang bị được những kỹ năng cần thiết cho học sinh để các em không bị cuốn theo trào lưu fan cuồng .
33 - Tại trang tin “ Diễn đàn trao đổi”: tại đây học sinh có thể bày tỏ ý kiến, trao đổi với mọi người về quan niệm của mình về thần tượng
- Tại trang tin “Tư vấn”: giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về việc thần tượng, hướng cuộc sống của mình tới những điều tích cực hơn, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, và trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.
34
6. Lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngoài giờ lên lớp
* Mục tiêu của biện pháp
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh nhận thức được các giá trị sống, những điều nên hay không nên trong văn hóa thần tượng, từ đó bồi dưỡng cho học sinh các kĩ năng cần thiết như giao tiếp, ửng xử có văn hóa… khi hâm mộ thần tượng.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Có thể thực hiện thông qua:
Tổ chức các câu lạc bộ, ở đó học sinh được trao đổi lẫn nhau, tranh luận một số vấn đề về cuồng thần tượng dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên phụ trách câu lạc bộ. Đề tài trao đổi do giáo viên hoặc học sinh đưa ra.
Cho học sinh diễn các tiểu phẩm, hoạt cảnh về trào lưu thần tượng, khán giả chính là những bạn học sinh còn lại. Lúc này, khán giả nhìn nhận sự việc ở vị trí khách quan, trung lập nên dễ nhận định được đúng sai. Từ đó định hướng được những điều nên và không nên trong trào lưu hâm mộ thần tượng.
Link đóng hoạt cảnh của học sinh: https://youtu.be/0rTeD9kqTW4
Có thể lồng ghép trong các tiết chào cờ, hoặc buổi nói chuyện của các chuyên gia nêu lên những vấn nạn từ hiện tượng cuồng thần tượng, ví dụ như bạo lực học đường.
Ảnh 9-Buổi giáo dục kĩ năng sống về chuyên đề “Giá trị yêu thương” của trung tâm kĩ năng sống Minh Trí ở Quỳ Hợp
Tổ chức buổi giao lưu: “Thần tượng của tôi là…”, với những gì các em thể hiện chúng ta sẽ biết được các em đang thần tượng theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó sẽ có các biện pháp giải quyết để các em sống tốt hơn.
35
Ảnh 10-Buổi giao lưu “Thần tượng của tôi là…”
7. Phối hợp với tổ tư vấn tâm lí nhà trường
* Mục tiêu của biện pháp
Hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện, tham vấn giúp đỡ học sinh có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra khi các em quá thần tượng một ai đó.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Bản thân các bạn còn đang là một học sinh, tổ tư vấn tâm lý sẽ đưa ra được các giải pháp để học sinh nhận thức đúng đắn về việc thần tượng, hướng cuộc sống của mình tới những điều tích cực hơn, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, và trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.
Link giới thiệu tổ tư vấn tâm lý học đường: https://youtu.be/zgXpJzFGk3U
36
Có thể thực hiện các cách như:
Tư vấn gián tiếp thông qua nhóm Facebook kín, Zalo: Mục tiêu và nội dung tư vấn được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ Email của tổ tư vấn hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email và điện thoại
Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa thầy cô trong tổ tư vấn - cá nhân học sinh: Tất cả những vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí mất kiểm soát cảm xúc, hành vi khi quá thần tượng một người nào đó. Đảm bảo nội dung cuộc nói chuyện được giữ bí mật.
Tổ chức các buổi nói chuyện với giữa đám đông khi văn hóa cuồng thần tượng đang ngày càng phổ biến: Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Lắng nghe, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của các em khi trình bày quan điểm của mình về thần tượng từ đó định hướng cho các em thái độ sống tích cực.
Ảnh 12-Một cuộc tư vấn cho học sinh khi gặp phải vấn đề cuồng thần tượng
8. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi cuồng thần tượng thông qua các hoạt động thực tiễn động thực tiễn