III. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH THPT
6. Lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp
* Mục tiêu của biện pháp
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh nhận thức được các giá trị sống, những điều nên hay không nên trong văn hóa thần tượng, từ đó bồi dưỡng cho học sinh các kĩ năng cần thiết như giao tiếp, ửng xử có văn hóa… khi hâm mộ thần tượng.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Có thể thực hiện thông qua:
Tổ chức các câu lạc bộ, ở đó học sinh được trao đổi lẫn nhau, tranh luận một số vấn đề về cuồng thần tượng dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên phụ trách câu lạc bộ. Đề tài trao đổi do giáo viên hoặc học sinh đưa ra.
Cho học sinh diễn các tiểu phẩm, hoạt cảnh về trào lưu thần tượng, khán giả chính là những bạn học sinh còn lại. Lúc này, khán giả nhìn nhận sự việc ở vị trí khách quan, trung lập nên dễ nhận định được đúng sai. Từ đó định hướng được những điều nên và không nên trong trào lưu hâm mộ thần tượng.
Link đóng hoạt cảnh của học sinh: https://youtu.be/0rTeD9kqTW4
Có thể lồng ghép trong các tiết chào cờ, hoặc buổi nói chuyện của các chuyên gia nêu lên những vấn nạn từ hiện tượng cuồng thần tượng, ví dụ như bạo lực học đường.
Ảnh 9-Buổi giáo dục kĩ năng sống về chuyên đề “Giá trị yêu thương” của trung tâm kĩ năng sống Minh Trí ở Quỳ Hợp
Tổ chức buổi giao lưu: “Thần tượng của tôi là…”, với những gì các em thể hiện chúng ta sẽ biết được các em đang thần tượng theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó sẽ có các biện pháp giải quyết để các em sống tốt hơn.
35
Ảnh 10-Buổi giao lưu “Thần tượng của tôi là…”
7. Phối hợp với tổ tư vấn tâm lí nhà trường
* Mục tiêu của biện pháp
Hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện, tham vấn giúp đỡ học sinh có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra khi các em quá thần tượng một ai đó.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Bản thân các bạn còn đang là một học sinh, tổ tư vấn tâm lý sẽ đưa ra được các giải pháp để học sinh nhận thức đúng đắn về việc thần tượng, hướng cuộc sống của mình tới những điều tích cực hơn, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, và trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.
Link giới thiệu tổ tư vấn tâm lý học đường: https://youtu.be/zgXpJzFGk3U
36
Có thể thực hiện các cách như:
Tư vấn gián tiếp thông qua nhóm Facebook kín, Zalo: Mục tiêu và nội dung tư vấn được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ Email của tổ tư vấn hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email và điện thoại
Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa thầy cô trong tổ tư vấn - cá nhân học sinh: Tất cả những vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí mất kiểm soát cảm xúc, hành vi khi quá thần tượng một người nào đó. Đảm bảo nội dung cuộc nói chuyện được giữ bí mật.
Tổ chức các buổi nói chuyện với giữa đám đông khi văn hóa cuồng thần tượng đang ngày càng phổ biến: Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Lắng nghe, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của các em khi trình bày quan điểm của mình về thần tượng từ đó định hướng cho các em thái độ sống tích cực.
Ảnh 12-Một cuộc tư vấn cho học sinh khi gặp phải vấn đề cuồng thần tượng
8. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi cuồng thần tượng thông qua các hoạt động thực tiễn động thực tiễn
* Mục tiêu của biện pháp
Cho học sinh “mắt thấy – tai nghe” được những trường hợp cụ thể về “Fan cuồng”, từ đó các em biết điểm dừng để không bị chìm đắm trong những thế giới ảo mộng ngộ nhận về thần tượng. Hãy nhìn vào những phẩm chất và tài năng của thần tượng để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn chứ không phải đánh mất đi cái tôi cá nhân để trở thành bản sao của ai đó.
Mọi người cùng chung tay trong việc giáo dục cho học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề thần tượng hóa.
37
* Nội dung và cách thực hiện
Tỉnh táo, lý trí, ngẩng cao đầu thì bạn thấy thế giới như bầu trời trong veo xanh ngắt. Còn u mê lún sâu, mất lý trí thì bạn chính là đang rơi từ từ xuống vực thẳm, càng ngày càng không thoát được. Để học sinh thấy được vấn đề này có thể:
- Kể câu chuyện có thật về trường hợp quá thần tượng một ai đó để học sinh rút ra bài học.
Ví dụ: Cách đây bốn năm, khi một nhóm nhạc Hàn Quốc Junior về biểu diễn tại Hà Nội, thông tin về một bạn fan nữ tên N .T.H đòi tự tự, giết bố mẹ, thậm chí còn tuyên bố hung hồn trên mạng xã hội rằng “bố mẹ có thể không có nhưng các anh phải luôn là số một”.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ của ba cầu nối: nhà trường – gia đình – xã hội
+ Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; phối hợp đều tay giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
+ Phụ huynh cần thường xuyên bám sát, quan tâm đến con em mình, là điểm tựa để các em có thể chia sẻ các tâm tư, tình cảm. Phối hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Cho các con của mình tham gia vào các lớp năng khiếu như đánh đàn, vẽ, bơi lội… vừa nâng cao thể lực vừa nâng cao trí lực.
+ Cho các em tham gia vào các hoạt động do địa phương tổ chức như: mùa hè xanh, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, thanh niên tình nguyện… để các em nâng cao ý thức và hoàn thiện hơn về bản thân.
Ảnh 13-Học sinh tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ Huyện Quỳ Hợp
Tóm lại việc phối hợp chặt chẽ giữa ba nhân tố này là một nguyên tắc cơ bản dẫn đến thành công. Cả ba cần phải cùng một hướng, một mục đích, một tác động trong việc nuôi dưỡng một con người hoàn thiện, tránh được việc sa ngã vào những sở thích không mang lại lợi ích cho bản thân như vấn nạn fan cuồng.
38
Ảnh 14-Buổi thảo luận giữa nhà trường – gia đình – xã hội
9. Thành lập các nhóm học sinh có năng lực phụ trách công việc lan tỏa kĩ năng sống lành mạnh cho các học sinh khác sống lành mạnh cho các học sinh khác
* Mục tiêu của biện pháp Giúp cho học sinh thấy được những tấm gương ở sáng xung quanh mình để từ đó có gắng phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi và có lối sống lành mạnh hơn.
* Nội dung và cách thực hiện
Người xưa có câu “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Một tấm gương tốt còn có giá trị hơn một trăm bài diễn thuyết. Vì thế trong mọi hoạt động nhà trường cần chọn ra những người tiêu biểu để học sinh noi theo.
- Tạo ra đội thanh niên xung kích thường xuyên quan sát, nắm bắt mọi thông tin trong giới học sinh để kịp thời phát hiện ra những biểu hiện khác thường của các bạn khi quá thần tượng một ai đó trong trào lưu thần tượng ngày càng phát triển. Từ đó kịp thời báo cáo lên giáo viên để có cách giải quyết. Các bạn trong đội thanh niên xung kích của nhà trường phải là những người gương mẫu như không nhuộm tóc, không hút thuốc, trang phục chỉnh tề…
- Làm các chương trình “Nhịp cầu thần tượng” phát trong giờ ra chơi để các em biết được mặt tiêu cực của cuồng thần tượng là gì.
39
V. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm 1. Mục đích thực nghiệm
- Áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tiễn giáo dục học sinh.
- Đánh giá mức độ hứng thú, tích cực, chủ động, hợp tác… của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục.
- Đánh giá sự tiến độ về nhận thức của học sinh trong văn hóa thần tượng.
- So sánh khả năng hiểu biết, nhận thức, cách thể hiện hành vi, thái độ, lối sống… giữa nhóm học sinh tham gia thực nghiệm với nhóm không thực nghiệm.
- Điều chỉnh, hoàn thiện các biện pháp giáo dục kĩ năng sống một cách hợp lý.
2. Đối tượng thực nghiệm
Để kiểm chứng các biện pháp nêu trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 331 học sinh của trường THPT Quỳ Hợp và THPT Nam Yên Thành.
Đơn vị Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số THPT Quỳ Hợp 11A 40 11A1 38 11A3 43 11A2 42 11D2 43 11D1 44 11C 41 11D 44 THPT Nam Yên Thành 10A1 40 10A2 40 10A4 41 10A3 43 10C2 42 10C1 40 10C3 41 10C4 41 Tổng 331 332 3. Phương pháp thực nghiệm - Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh từ hiện tượng cuồng thần tượng đối với lớp thực nghiệm.
- So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Cơ sở để so sánh:
Phiếu điều tra ở phụ lục 1: https://forms.gle/kL8GLkh3AVUTfmLt9 Phiếu điều tra ở phụ lục 2: https://forms.gle/wzWfZs8DoGmtr6Th7
40
4. Kết quả thực nghiệm 4.1. Về tâm lí, tình cảm
* Phản ứng trước đánh giá không hay về thần tượng
Phản ứng trước đánh giá không hay về thần tượng
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tiếp thu những ý kiến đúng, bình
tĩnh giải thích điều không đúng 225 67.98% 56 16.87%
Gay gắt phản đối 79 23.87% 169 50.90%
Đưa ra những lý lẽ để bảo vệ thần
tượng của mình 71 21.45% 206 62.05%
Nghỉ chơi với người bạn đó, một
lòng hướng về thần tượng 57 17.22% 147 44.28%
Nhận thấy, những học sinh ở lớp thực nghiệm đã biết tiết chế, kiểm soát được cảm xúc, hành vi, lời nói.
Trước những lời lẽ không hay về thần tượng của mình, đa số các em đã biết nhìn nhận sự việc, tiếp thu những ý kiến đúng, bình tĩnh giải thích điều không đúng (lớp thực nghiệm là 67.98%, lớp đối chứng là 16.87%).
Trong khi đó, những hành vi như gay gắt phản đối hay nghỉ chơi với bạn chỉ để bảo vệ thần tượng ở nhóm lớp thực nghiệm ít hơn hẳn so với nhóm lớp đối chứng.
41
* Tâm trạng khi có thần tượng
Tâm trạng bản thân khi có thần tượng
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Đau khổ vì không gặp được thần tượng, thất vọng vì thần tượng có người yêu.
33 9.97% 134 40.36%
Khát khao được ở gần thần tượng; vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của thần tượng
37 11.18% 116 34.94%
Vui vẻ, hứng khởi, khoe với mọi
người về thần tượng của mình 225 67.98% 196 59.04% Lúc nào cũng nghĩ về thần tượng,
coi thần tượng như người yêu 43 12.99% 59 17.77%
Từ biểu đồ trên cho thấy, số học sinh vui vẻ, hứng khởi khoe về thần tượng ở nhóm lớp thực nghiệm là 67.98%, ở nhóm lớp đối chứng là 59.04%.
Trong khi đó số học sinh đau khổ vì không gặp được thần tượng ở nhóm lớp thực nghiệm là 9.97% còn ở nhóm lớp đối chứng là 40.36%, số học sinh vui buồn cùng thần tượng ở nhóm lớp thực nghiệm là 11.18% còn ở nhóm lớp đối chứng là 34.94%.
42
4.2. Về các kĩ năng
* Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng học hỏi kinh nghiệm Bạn học hỏi được đức tính nào thần
tượng?
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
A. Có ý chí kiên cường, vượt qua mọi thử
thách để đạt được thành công. 245 74.02% 212 63.86%
B. Chỉ cần tạo scandal là được nổi tiếng. 65 19.64% 115 34.64%
C. Có ước mơ, hoài bão, đam mê; dám
theo đuổi đam mê. 179 54.08% 133 40.06%
D. Sống dựa vào người khác. 77 23.26% 184 55.42%
Sau quá trình học tập, đa số học sinh đã ý thức được những việc đúng sai, việc nên làm và không nên làm để từ đó có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống.
* Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Khi tìm kiếm thông tin về thần tượng,
bạn cần chú ý điều gì?
Thực nghiệm Đối chứng
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Tin tưởng rằng thông tin nhiều người chia sẻ
là thông tin đúng. 84 25.38% 149 44.88%
Không cần sàng lọc mà tin tưởng tất cả thông
tin thu thập được 71 21.45% 86 25.90%
Tìm thông tin từ những nguồn chính thống,
đáng tin cậy. 265 80.06% 205 61.75%
43 Rõ ràng, ở lớp thực nghiệm, số học sinh có kĩ năng tìm kiếm thông tin từ những nguồn chính thống, đáng tin cậy, sàng lọc thông tin một cách cẩn thận cao hơn hẳn so với lớp đối chứng; số học sinh tin tưởng rằng thông tin nhiều người chia sẻ là thông tin đúng ít hơn hẳn so với lớp đối chứng.
* Kĩ năng đánh giá, bình luận, kĩ năng giao tiếp
Khi thần tượng của mình bị nói xấu trên mạng xã hội, bạn sẽ làm gì?
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Kêu gọi fan club tấn công vào trang cá nhân của
người nói xấu. 47 14.20% 121 36.45%
Chửi bới, lăng mạ người đó trên mạng xã hội. 54 16.31% 99 29.82%
Tìm mọi cách để có tiền đi gặp thần tượng 23 6.95% 35 10.54%
Giải thích cho người đó hiểu về thần tượng của
mình. 241 72.81% 230 69.28%
Nếu những lời nói xấu đó là đúng thì liên hệ với
44 Nhận thấy, ở nhóm lớp thực nghiệm, học sinh đã có kĩ năng đánh giá, bình luận, kiểm soát cảm xúc tốt hơn, nhận thức được đúng sai để có cách xử lý phù hợp.
* Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Nếu có người nói xấu, chê bai thần tượng của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
A. Phản ứng gay gắt đáp trả người đó. 21 6.34% 54 16.27%
B. Tìm đủ mọi cách để khẳng định thần tượng
của mình không xấu. 25 7.55% 66 19.88%
C. Giải thích nhẹ nhàng cho người đó hiểu. 247 74.62% 186 56.02%
D. Thừa nhận điểm không đẹp của thần tượng
và không mắc phải sai lầm giống thần tượng. 252 76.13% 193 58.13%
Sau quá trình học tập, đa số học sinh đã biết tiết chế, kiểm soát cảm xúc bản thân, giữ được thái độ bình tĩnh xử lý các tình huống.
* Thẩm mỹ về thời trang
Học hỏi phong cách thời trang của thần tượng như thế nào thì hợp lý?
Thực nghiệm Đối chứng
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Học được cách phối đồ phù hợp. 274 82.78% 101 30.42%
Thần tượng đổi sang style nào thì mình
cũng đổi sang style đó. 55 16.62% 91 27.41%
Tham khảo có chọn lọc phong cách thời trang của thần tượng sao cho phù hợp với với thực tế cuộc sống của bản thân.
269 81.27% 187 56.33%
45 Nhận thấy ở nhóm lớp thực nghiệm, học sinh đã thực tế hơn, nhận thức được bản thân, được hoàn cảnh sống để lựa chọn phù hợp hơn trong trang phục, đầu tóc; số học sinh a dua, đua đòi cũng ít hơn nhiều so với nhóm lớp đối chứng.