tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Ngoài việc tuyên truyền và lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đa dạng hóa phương pháp và hình thức như: Gắn với các ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương, sinh hoạt tập thể về nội dung của các chuyên đề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bằng những hình thức phong phú.
Tổ chức cho học sinh đăng kí “xây – chống”: mỗi học sinh sẽ tự nhìn nhận mặt mạnh và mặt hạn chế của mình. Từ đó, học sinh sẽ đăng kí xây – chống: xây là xây dựng thái độ, hành động đúng, chống là chống thái độ, hành động sai trái. Ví dụ: một học sinh hay đi trễ sẽ đăng kí xây dựng tinh thần đi học đúng giờ, chống đi trễ; đăng kí cam kết không vi phạm qui chế thi giúp học sinh có ý thức được phải nghiêm túc trong các kì thi HK và thi TN THPT.
Đăng kí thực hiện các danh hiệu: Học sinh ba tốt (học lực tốt – từ 8.0 trở lên đạo đức tốt – tham gia tốt các phong trào đoàn), Thanh niên làm theo lời Bác…Khi đăng kí những danh hiệu này, bản thân học sinh sẽ cố gắng để đạt danh hiệu. Đó là biện pháp để học sinh tự tu dưỡng, tự rèn luyện.
Thực hiện chương trình phát thanh “khi tôi 18” phát trực tuyến qua hệ thống loa của nhà trường nội dung về các tấm gương người tốt việc tốt, các bài viết về giáo dục lí tưởng sống đẹp cho thanh niên và học sinh.
Tổ chức các trò chơi dân gian, các buổi giáo dục kĩ năng sống nhằm khơi dậy ở các em học sinh tính hoạt bát, năng động, đoàn kết trong tập thể, phấn đấu đạt thành tích cao cho cá nhân và tập thể.
HS tham gia hoạt động ngoại khóa
Phát động các phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: “Thi đua học tập và rèn luyện, phong trào cánh thiệp tri ân” có tổng kết và phát thưởng
27
nhằm giáo dục học sinh truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo dục các em đạo đức lối sống về biết ơn thầy cô.