1. Kết luận
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ quy trình giáo dục. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng toàn dân đang tích cực tham gia cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đẩy mạnh học tập “ Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là một nhiệm vụ xuyên suốt trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Công tác “dạy người” được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong và nếp sống cho học sinh. Giáo dục lý tưởng, hoài bão, ước mơ và truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật; xây dựng nhà trường có môi trường giáo dục lành mạnh không có tiêu cực, không có tệ nạn xã hội.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử- vinh dự và là trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
2. Đề xuất
Với một số kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có một số đề xuất:
2.1 Đối với trường và ngành giáo dục đào tạo
- Đề tài cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, liên tục, thường xuyên trong nhà trường
- Mỗi giáo viên cần phải trau dồi vốn sống, tích cực học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực và có tính lan tỏa, “nêu gương” đối với học sinh.
- Tổ chức cho học sinh học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo các chuyên đề.
2.2 Đối với phụ huynh, học sinh
- Quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục đạo đức con em mình, giành nhiều thời gian hơn để đồng hành, định hướng các giá trị đạo đức cho con.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết của trường THPT Tương Dương 1 các năm 2018 – 2019, 2019- 2020, 2020-2021.
2. Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012- 2013.
4. Giáo trình TCLLCT - HC.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc các khóa VIII, XI.
6. Hồ Chí Minh- tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục, H. 2005. 7. Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của BCH Trung ương khoá XI.
8. Tài liệu bồi dưỡng công tác chủ nhiệm trường trung học, tác giả TS. Phan Thị Tố Oanh, trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012. 9. Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, NXB Thanh niên, 2008.
10. Giá trị cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Công An nhân dân 2008.
11. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cchs mạng cho đời sau, NXBGD, 2006.
12. 365 Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, 2009.
13. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Từ điển Bách khoa-Hà Nội, 2007.
39
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Mẫu: Dành cho học sinh trường THPT Tương Dương 1)
Câu 1: Theo các em, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có cần thiết đối với học sinh hay không?
1. Rất quan trọng 2. Quan trọng
3. Có cũng được, không cũng được. 4. Không quan trọng.
Câu 2: Các em đánh giá như thế nào về nội dung công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường ta hiện nay?
1. Rất quan trọng 2. Quan trọng
3. Có cũng được, không cũng được. 4. Không quan trọng.
Câu 3: Theo em, nội dung công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường ta hiện nay như thế nào?
1. Phong phú. 2. Không phong phú.
3. Đầy đủ. 4. Không đầy đủ.
Câu 4: Từ những nguồn nào, em có được thông tin về nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
1. Đài phát thanh 2. Truyền hình
3. Sách, báo 4. Internet
5. Nghe báo cáo 6. Nghe giảng
7. Sinh hoạt lớp 8. Sinh hoạt đoàn
Câu 5: Em đánh giá như thế nào về sự quan tâm của nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
1. Rất quan tâm 2. Có quan tâm
40
Câu 6: Nhà trường đã sử dụng các hình thức, phương pháp nào để giáo dục đạo đức cho học sinh?
1. Tổ chức diễn đàn 2. Sinh hoạt ngoại khoá
3. Hội thảo tuyên truyền
4. Thông qua bài giảng của thầy cô
giáo
5. Sinh hoạt đoàn
Câu 7: Trong thời gian qua em được nghe báo cáo triển khai học tập mấy buổi về nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
1. 0 lần. 2. 1 đến 2 lần.
3. 3 đến 4 lần. 4. 5 đến 6 lần.
5. Hơn 6 lần.
Câu 8: Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh trường ta hiện nay?
1. Gia đình thiếu quan tâm
2. Nhà trường thiếu biện pháp giáo dục.
3. Xã hội còn tiêu cực.
4.Mặt trái của cơ chế thị trường.
5. Phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội chưa đồng bộ .
6. Các nguyên nhân khác:
……… …
……… …
Câu 9: Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh trường ta hiện nay, theo em cần phải?
1. Quán triệt đầy đủ nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh cho học sinh.
41
3. Giáo dục qua dạy học môn GDCD.
4. Phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập và rèn luyện.
5. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động nhiều phong trào học tập và rèn luyện
6. Ý kiến khác
……… ………