Hướng dẫn học sinh đăng ký việc để “làm theo” và theo dõi, kiểm tra, tập hợp số liệu.
Chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh rất rộng lớn, thể hiện toàn diện ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Không thể kỳ vọng học sinh thực hiện được tất cả các chuẩn mực đó. Cho nên cần phải lựa chọn và xây dựng chuẩn mực theo tấm gương đạo đức của Bác phù hợp yêu cầu cần điều chỉnh hành vi cho các em. Chẳng hạn những chuẩn mực được rút ra từ các câu chuyện mà các em đã kể như: chuẩn mực giờ nào việc nấy, nói đi đôi với làm; chuẩn mực sống giản dị, ngăn nắp, khiêm tốn; chuẩn mực về sống có trách nhiệm; chuẩn mực về làm việc khoa học; chuẩn mực ứng xử chân tình, gần gũi....
Năm học 2018- 2019, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức của Bác để học sinh học tập, làm theo. Quy trình này được thực hiện: giáo viên chủ nhiệm cùng với lớp đã đã thảo luận, đưa ra lấy ý kiến của lớp, của ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Sau khi lấy ý kiến, tổng hợp và ban hành với 9 tiêu chuẩn sau:
1 Giờ nào việc nấy, nói đi đôi với làm, làm với quyết tâm cao 2 Sống giản dị, ngăn nắp, khiêm tốn
3 Trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với tập thể lớp 4 Học tập, rèn luyện khoa học, có kế hoạch, có lịch trình
29
5 Ứng xử văn hóa, tế nhị, gần gũi, chân thành, cởi mở 6 Trung thực, đoàn kết, yêu thương trong tập thể 7 Thực hành tiết kiệm
8 Tôn trọng luật pháp, nề nếp kỷ cương 9 Tự phê bình và phê bình
Các tiêu chuẩn này gắn với công tác thi đua của lớp. Học sinh điển hình của tuần, tháng phải là những em có kế hoạch làm theo khoa học nhất, đề ra được biện pháp khắc phục phù hợp nhất, đã khắc phục được nhiều hạn chế nhất, thực sự là tấm gương sáng trong rèn luyện, có sức lan tỏa trong tập thể, được tập thể lớp tôn vinh. Tập thể tổ điển hình phải có kế hoạch làm theo đầy đủ nhất, có nhiều thành viên khắc phục được nhiều hạn chế nhất. Đây là tiêu chí thi đua chung của các tháng. Tùy theo tuần, tháng để cụ thể hóa hơn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ học tập của học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm định hướng cho các tổ, cho từng học sinh về những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại trong tập thể lớp. Những khó khăn, hạn chế này cần phải được khắc phục triệt để. Từ đó, hướng dẫn những việc cần làm theo Bác để khắc phục hạn chế, thiếu sót đó.
- Từng em đăng ký thực hiện chuẩn mực đạo đức của Bác bằng việc chọn 1 đến 2 việc để “làm theo”, lý do chọn, biện pháp thực hiện và dự kiến thời gian sẽ hoàn thành khắc phục hạn chế.
- Các tổ lập danh sách chung, thảo luận, bổ sung việc đăng ký và biện pháp khắc phục của từng cá nhân.
- Kết quả việc khắc phục hạn chế khi làm theo Bác sẽ đưa vào thi đua, khen thưởng cho từng tổ và từng cá nhân
Danh sách lớp 10C đăng ký “làm theo” năm 2019. Mỗi em đăng ký 2 lĩnh vực:
Tổ/ số học sinh đăng
ký
Nội dung đăng ký
Thực hiện đúng thời gian Thực hiện đúng tư thế, tác phong, ý thức thái độ Thực hiện đúng kỷ luật học tập Tham gia xây dựng bài Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể Ứng xử đúng mực trong các quan hệ Tổ 1: 8 HS 5 6 2 4 3 1 Tổ 2: 8 HS 5 6 3 3 3 2
30
Tổ 3: 7HS 4 3 4 2 4 3
Tổ 4: 8 HS 3 3 4 4 3 3
Tổng 17 18 13 13 12 11
Trong danh sách các tổ, mỗi em chọn việc đều đã ghi rõ lý do và biện pháp khắc phục. Trong đó, biện pháp mà các em đều cho là cần thiết: Phải làm theo Bác thì sẽ khắc phục được những hạn chế trên. Ví dụ:
Nội dung 1: Biện pháp để thực hiện đúng thời gian: hầu hết các em đều nêu phải học Bác ở các điểm sau:
Lý do chọn Biện pháp
- Còn đi học chậm
- Vào giờ học chưa đúng thời gian.
- Bố trí thời gian biểu chưa thích hợp giữa các công việc, các môn học.
- Bố trí thời gian biểu hợp lý, phân chia thời gian chi tiết từng công việc.
- Tìm phương tiện hỗ trợ: Đồng hồ báo thức, kiểm tra xe cộ, điều kiện che nắng, che mưa, chuẩn bị đủ điều kiện học tập, bài vở khi đến lớp - Nắm vững kế hoạch của lớp, của trường, nhiệm vụ của cá nhân.
- Sau khi công bố danh sách từng học sinh đăng ký việc làm theo, giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp để thăm dò: học sinh còn có khó khăn gì trong quá trình khắc phục hạn chế để giúp đỡ. Đồng thời, yêu cầu các tổ cắt cử theo dõi chéo giữa các thành viên trong tổ và các tổ theo dõi chéo lẫn nhau để tính thi đua.
* Sơ kết tuần, tháng, bình xét điển hình để biểu dương, khen thưởng
- Mỗi tuần, giáo viên chủ nhiệm giao cho 1 cán sự lớp chủ trì trực, theo dõi chung và chủ tọa tiết sinh hoạt cuối tuần. Giáo viên chủ nhiệm chủ trì tiết sinh hoạt cuối tháng, cuối học kỳ
- Trong sinh hoạt cuối tuần: Tổ trưởng tổng hợp kết quả phấn đấu của các thành viên trong tổ và kết quả theo dõi chéo của tổ được phân công. Giành 5-7 phút cho các tổ thảo luận, cá nhân trong tổ tự đánh giá, nhận xét bản thân, tổ góp ý và thảo luận kết quả theo dõi tổ khác được phân công. Mỗi tổ báo cáo nhanh tình hình của tổ (mặt tốt, mặt còn hạn chế), giới thiệu 1 cá nhân điển hình của tổ và nhận xét, cho điểm tổ được phân theo dõi chéo. Lớp thảo luận dân chủ, làm rõ những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân, đề nghị cách khắc phục, cách giúp đỡ các bạn tiến bộ chưa nhiều. Cán sự lớp chủ trì kết luận, thẩm định kết quả thi đua các tổ, biểu dương các học sinh điển hình tiên tiến của lớp. Lớp bình xét 1 cá nhân tiêu biểu tuyên dương. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, biểu dương, định hướng cách khắc phục hạn chế còn tồn tại. Ban đại diện cha mẹ học sinh trao thưởng cho cá nhân và tổ điển hình tiên tiến của tuần.
31
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM
Mặc dù còn những khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng với sự tâm huyết, lòng yêu nghề và tài năng sư phạm, chúng tôi đã vượt qua để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mảng nội dung quan trọng được nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên quan tâm đầu tư nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói riêng. Nhờ những hoạt động đó, đạo đức của học sinh tại trường THPT Tương Dương 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực với những biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về ý thức, thái độ của các em có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Đa số học sinh của trường đều được xếp hạnh kiểm loại khá và tốt. Kết quả được thể hiện trong bảng xếp loại hạnh kiểm trong 03 năm học vừa qua:
Thứ hai: Công tác giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, tinhthần dân tộc được chú trọng, giúp các em có tinh thần tôn trọng quá khứ, biết ơn các anh hùng liệt sỹ. Năm học 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Hạnh kiểm tốt 85,47% 86,66% 86,72% Hạnh kiểm khá 12,84% 13,34% 13,28% Hạnh kiểm trung bình 1,01% 0% 0% Hạnh kiểm kém 0,34% 0% 0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Bảng xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá TB Kém
32
Vào các dịp lễ kỉ niệm ngày truyền thống của đất nước, Đoàn trường phối hợp với các tổ nhóm chuyên môn tổ chức các hoat động trải nghiệm sáng tạo như: Sân khấu hóa, chương trình về nguồn, nhằm góp phần giáo dục đạo đức, ý thức rèn luyện noi gương các thế hệ đi trước từ đó ra sức học tập rèn luyện, nỗ lực vươn lên trong học tập.
Tổ chức HS trải nghiệm làm công tác thiện nguyện phòng chống dịch Covid 19
Tổ chức HS trải nghiệm làm công tác thiện nguyện phòng chống dịch Covid 19
Với truyền thống đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", đời đời ghi nhớ công lao to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, hàng năm cứ vaò dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm Đoàn trường đã cử các lớp tham gia lao động vệ sinh và chăm sóc các phần mộ liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tương Dương. Sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ đã tạo nên một mốc son chói lọi trong trang sử cách mạng hào hùng của dân tộc ta. Sống trong cảnh hòa bình, được cất tiếng hát ca, những hoạt động này góp phần giáo dục học sinh sống sống xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước…
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm
33
thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…). Đây là một nội dung khó đã có nhiều hoạt động như phối hợp với công an huyện, các cán bộ tuyên tuyền viên, các anh chị đoàn viên để phổ biến kiến thức pháp luật như luật an toàn giao thông, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo… đến với các em một cách hiệu quả nhất. Vì thế, ý thức pháp luật được của học sinh được nâng lên rõ rệt đặc biệt là ý thức chấp hành luật giao thông. Sau khi giáo dục tuyên tuyền phổ biến pháp luật nhà trường tổ chức kí cam kết về “An toàn giao thông”. Mặc dù đây mới chỉ là những biểu hiện nhỏ có phần đơn giản nhưng đối với học sinh trường tôi thì đây quả là những tín hiệu đáng mừng minh chứng cho hiệu quả bước đầu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Hs tham gia kí cam kết thực hiện ATGT HS phân loại và tái sử dụng rác thải nhựa
Thứ tư: Hành vi của học sinh có nhiều chuyển biến rõ nét, xây dựng được một môi trường văn hóa học đường.
Học sinh của trường chủ yếu là học sinh sinh ra trong các gia đình có bố mẹ làm nông hoặc lao động tự do vì thế các em hạn chế về nhận thức, kĩ năng giao tiếp cũng như các kĩ năng sống quan trọng khác. Nếu như trước đây, ngay cả những hành vi chào hỏi hàng ngày nhiều em cũng không thực hiện được thì đến nay một số hành vi đó của học sinh đã chấm dứt hoặc giảm đáng kể. Đa số học sinh gặp thầy cô biết chào
34
hỏi lễ phép, nói năng hay phát biểu đã biết thưa, gửi; ra, vào lớp biết xin phép… Một số hành vi như nói chuyện riêng, làm việc riêng, đi học muộn,… của một số học sinh cũng đã được khắc phục hoàn toàn. Các em hiểu và ý thức rõ việc chấp hành nội quy học sinh, nội quy nhà trường cũng như việc xây dựng môi trường văn hoá học đường đúng như chủ đề nhà trường hướng tới “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Học sinh yêu lao động, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá, chăm chỉ lao động ở trường. Trường có địa bàn rộng có rất nhiều khuôn viên, nhà trường phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm có những hoạt động trải nghiệm chăm sóc chấm bồn hoa trong từng đợt thi đua, làm cho học sinh có kĩ năng lao động và chăm sóc các loại cây trồng trong thực tế.
Bên cạnh đó, học sinh nhà trường có nền nếp hơn trong học tập, đi học chuyên cần, đầy đủ hơn; bảo đảm thời gian tự học ở nhà nghiêm túc và có hiệu quả. Học sinh biết tiết kiệm hơn: tiết kiệm bằng những hoạt động nhỏ như tắt điện, quạt sau khi hết giờ học, gây quỹ kế hoạch nhỏ; tiết kiệm thời gian, tiền của, không lãng phí. Học sinh trung thực, thẳng thẳn hơn trong suy nghĩ và hành vi.
Kết quả hành vi học sinh lớp 10C năm học 2018-2019 ĐVT: Lượt
Hành vi của học sinh Tháng 9.2019
Tháng 9.2020
So sánh
Chấp hành chưa đúng thời gian 35 10 Giảm 25 lượt Thực hiện chưa đúng tư thế, tác
phong, ý thức thái độ 17 4
Giảm 13 lượt
Vi phạm kỷ luật học tập 8 0 Chất dứt
Chưa chuẩn bị bài, điều kiện học tập 40 10 Giảm 30 lượt Không tham gia các hoạt động sinh
hoạt tập thể 22 0
Chấm dứt Ứng xử chưa đúng chuẩn mực trong
các quan hệ 5 0
Chấm dứt Hành vi cá biệt gây bức xúc trong
lớp 3 0
Chấm dứt
Vị trí xếp loại của lớp 10C năm học 2018-2019 hàng tháng trong bảng xếp thứ tự toàn trường: Bảng 2
Tháng 10 11 12 1 2 3 4 Kết quả chung
35
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh lớp 10C năm học 2018-2019: Bảng 3
Thời gian Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Học kỳ I 27 93,1 2 6.9 0 0 0 0
Học kỳ II 29 100 0 0 0 0 0 0
So sánh +2 0
Thứ năm: Các em sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, thầy cô, Bạn bè và xã hội. Thông qua các cuộc họp phụ huynh, chúng tôi nhận được thông tin phản hồi tích cực là học sinh có chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành vi ứng xử trong gia đình. Các em biết chào hỏi, giúp đỡ gia đình, biết vâng lời và thấu hiểu hơn với những khó khăn của gia đình cũng như những người xung quanh, từ đó có sự nỗ lực nhiều hơn trong học tập. Học sinh ý thức hơn trong việc giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, hoạn nạn, thiên tai…..với bạn bè và mọi người (thông qua các hoạt động kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ...).
Có thể thấy hầu hết học sinh đã xác định được yêu cầu phải nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và lối sống, xây dựng văn hóa ứng xử theo những chuẩn mực tốt đẹp cho mình. Trước hết trong quan hệ giao tiếp, làm việc (học tập, nghiên cứu) với thầy cô giáo phải thể hiện được thái độ, lời nói, hành động lễ phép, tôn trọng, trân trọng thầy cô, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của bản thân hơn, biết góp ý, phê bình và chỉ ra những thái độ, lời nói, hành vi chưa đẹp, chưa “tôn sư trọng đạo” ở một số học sinh khác, nhất là những bạn bè trong lớp mình. Trong mối quan hệ với gia đình và ngoài xã hội cũng đã thể hiện là một người con ngoan, một người có giáo dục trong mọi hoàn cảnh.
36
HS lao động tình nguyện vì cộng đồng Hs gửi lời tri ân tới y bác sĩ
Thứ sáu: Đa số các em học sinh đã xác định đúng động cơ học tập, rèn luyện.