Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN dạy học PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG tự làm mô HÌNH KHI tìm HIỂU KIẾN THỨC cấu TRÚC tế bào (Trang 44 - 45)

V. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2. Bài học kinh nghiệm

Để có được thành cơng khi ứng dụng dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực HS nói chung và sử dụng phương pháp hướng dẫn HS tự làm mơ hình nói riêng, người dạy và người học cần tìm được tiếng nói chung khi tổ chức thực hiện, cụ thể là:

- Giáo viên phải khơi dậy trong lòng học sinh niềm vui, sự đam mê và yêu thích mơn học.

- Giáo viên có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nhiệm vụ học tập và khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho các nhóm học sinh.

- Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, cần quan sát tỉ mỉ, tinh tế để có các định hướng điều chỉnh phù hợp.

- Để tạo sự hào hứng và ghi nhận sự đóng góp của các em một cách chính xác, giáo viên phải đánh giá tồn diện và khách quan, đánh giá cả quá trình, cả nội dung lẫn hình thức, cả ý thức và thái độ; đồng thời, có các biện pháp động viên kịp thời cho các em có ý tưởng sáng tạo.

- Trong hoạt động học tập tích cực của học sinh, giáo viên thể hiện rõ vai trò của một người tổ chức, một trọng tài linh hoạt, chu đáo và khéo léo giúp học sinh giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Để tổ chức thành công dạy học theo các hình thức tổ chức và phương pháp mới cần có sự tạo điều kiện của nhà trường và gia đình học sinh, đồng thời phải đảm bảo tính an tồn, hiệu quả trong các hoạt động chế tạo các sản phẩm. Vì vậy, cơng tác chuẩn bị của giáo viên trực tiếp tổ chức dạy học là vô cùng quan trọng.

44

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN dạy học PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG tự làm mô HÌNH KHI tìm HIỂU KIẾN THỨC cấu TRÚC tế bào (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)