Tháng
Số nái đẻ
(con)
Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 12/2019 22 22 100 0 0 1/2020 26 26 100 0 0 2/2020 39 38 97,4 1 2,6 3/2020 23 23 100 0 0 4/2020 10 10 100 0 0 5/2020 35 32 91,4 3 8,6 Tổng 155 151 97,4 4 2,6
Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong số 155 lợn nái teucj tiếp được đỡ đẻ thì có 151 ca đẻ bình thường chiếm 97,4% và 4 ca đẻ khó phải can thiệp chiếm 2,6%. Trong quá trình chăm sóc theo dõi, cùng với sự theo sõi sổ sách ghi chép thông tin của tùng lợn nái đẻ thấy rằng, những lợn nái đẻ khó phải can thiệp thường là những lợn nái đẻ ở lứa đầu tiên hoặc lợn đẻ nhiều lứa. do khung xương chậu của lợn mẹ chưa phát triển hoàn thiện, lợn mẹ chủ yếu không thể rặn thai ra ngoài do vậy trong quá trình đẻ phải có sự can thiệp từ người chăm sóc.
Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn, em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào có biểu hiện đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn
tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, lợn mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung lợn mẹ. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi ngày phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.
Trong quá trình đỡ đẻ phải chú ý đến từng lợn nái và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái như sau:
* Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó
Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên lợn con không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: Thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.
Cách can thiệp lợn đẻ khó: Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gen bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Tại trại em thực tập một số dụng cụ còn chưa được trang bị đầy đủ nên đa số chúng em không có gang tay cao su mà chỉ được vệ sinh sát trùng tay trước khi can thiệp đẻ khó.
* Sử dụng thuốc cho lợn đẻ
+ Sử dụng oxytocine
Với lợn đẻ bình thường không phải tiêm oxytocine. Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ, kiệt sức, rặn kém, khi
đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm.
Lợn hậu bị và lợn nái sinh sản sức khỏe yếu tiêm tùy trường hợp. Liều lượng: 2 ml/con
+ Sử dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh cho lợn mẹ được thực hiện 1 lần trong ngày vào 1 giờ cố định.
Mỗi lợn nái tiêm 1 mũi kháng sinh bắt buộc đề phòng viêm tử cung. Tiêm mũi thứ 2, 3 phải theo dõi, nếu viêm thì tiêm.
4.4. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại
4.4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau: