III. Tiến trình dạy học
a. Mục tiêu: HS khái quát được một số đặc điểm của truyện cổ tích, nghệ thuật sử dụng các chi tiết kì ảo, xác định được chủ đề của văn bản Tấm Cám
dụng các chi tiết kì ảo, xác định được chủ đề của văn bản Tấm Cám
b. Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở hoặc bản word, bản trình chiếu và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập (nếu 2 tiết học liền nhau trong một buổi, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút trên zoom):
Nội dung:
1. Chỉ ra các yếu tố kì ảo trong truyện “Tấm Cám” và vai trò của các yếu tố kì ảo này trong truyện.
3. Tìm những căn cứ để chứng minh “Tấm Cám” là một truyện cổ tích thần kì?
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
Sản phẩm:
1. Các yếu tố kì ảo:
- Sự xuất hiện và trợ giúp của Bụt- nhân vật thần kì
- Sự xuất hiện của các con vật thần kì (Gà biết nói, Cá bống hiểu tiếng người, Chim sẻ biết nhặt thóc/gạo)
- Sự xuất hiện của sự vật thần kì (Xương cá hóa phục trang lộng lẫy, xe ngựa, yên cương)
- Sự hóa thần kì ảo (Tấm- chim vàng anh-cây xoan đào- khung cửi- Cây thị/quả thị- Tấm)
2. Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tạo hứng thú.
+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất hạnh trong xã hội.
+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành. + Khẳng định sự bất diệt của cái thiện.
2. Chủ đề: thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. 3. “Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì vì:
- Cốt truyện theo trình tự thời gian tuyến tính
- Truyện xoay quanh cuộc đời của Tấm – kiểu nhân vật mồ côi, bất hạnh, vươn đến hạnh phúc.
- Có các yếu tố kì ảo
- Bộc lộ mong ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến)