Dạng 3 Phân tích một khía cạnh nội dung trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.

Một phần của tài liệu 2 (15) (Trang 36 - 41)

- Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc

3.3. Dạng 3 Phân tích một khía cạnh nội dung trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.

xuôi và nhận xét.

Trước đây, dạng đề phân tích cảm nhận khía cạnh nghệ thuật của một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi thường độc lập, riêng rẽ, không gắn với ngữ liệu đoạn văn. Ví dụ: Phân tích giá trị hiện thực; Phân tích giá trị nhân đạo…trong một tác phẩm cụ thể. Những năm gần đây, đề về một khía cạnh nghệ thuật hay nội dung đều gắn với một đoạn trích văn xuôi cụ thể; và giá trị hiện thực hay nhân đạo thường đưa ra phần nhận xét ở lệnh phụ phía sau đề bài.

Khía cạnh nội dung trong một đoạn trích văn xuôi thường gặp trong đề thi TN THPT hiện nay có thể là một hình tượng thiên nhiên nhiên, ví dụ như hình tượng Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), hình tượng Sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường; cũng có thể là cảnh bạo hành gia đình trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), hình tượng Rừng xà nu trong một đoạn trích văn xuôi ở tác phẩm cùng tên của tác giả Nguyễn Trung Thành…, kèm theo yêu cầu phụ nhận xét.

Dựa vào gợi ý ở dạng 1- cách làm bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi nói chung, tác giả đưa ra một vài đề thi cơ bản để HS hình dung ra cách giải quyết đối với dạng câu hỏi này.

Ví dụ 1:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của một con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như

đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)

Phân tích hình tượng Sông Đà trữ tình trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.

Hướng dẫn làm bài:

 Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò

Sông Đà, hình tượng Sông Đà và đoạn trích.

 Thân bài:

 Hình tượng Sông Đà (cảnh đẹp đôi bờ sông)

- Vẻ tĩnh lặng nhưng tràn đầy sức sống của bãi bờ Sông Đà:

+ Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ

đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.

+ Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm

+ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa

+ Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu.

- Cuộc đối thoại giả định giữa ông khách Sông Đà và con hươu:

+ Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi

sương?

+ Đánh thức cuộc đối thoại: Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến.

- Cuộc hội ngộ giữa Nguyễn Tuân và người bạn vong niên Tản Đà:

+ Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh

bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà).

- Nghệ thuật biểu hiện: Câu văn toàn thanh bằng nhẹ nhàng êm ái; biện pháp so sánh kết hợp với điệp cú pháp; bút pháp lấy động tả tĩnh…

 Nhận xét về ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân là nhà văn của núi cao, thác dữ, dốc đèo hiểm trở; là nhà văn của cảm giác dữ dội, của cái phi thường, thế nhưng khi ông đặt bút viết về cái trữ tình thơ mộng cũng không kém phần ấn tượng và đặc sắc.

- Văn Nguyễn Tuân là sự hiện thân cho cái đẹp, cho sự hoàn mĩ; câu văn giàu hình ảnh và gợi cảm; giàu liên tưởng so sánh bất ngờ, mới mẻ và độc đáo.

 Kết bài: Sông Đà là hình tượng độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà bên cạnh hình tượng người lái đò; đồng thời qua đó góp phần thể hiện ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.

Ví dụ 2:

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con

gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chú được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu "Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên". Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất cuả sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ?- Hoàng Phủ Ngọc Tường) Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn làm bài:

 Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tùy bút Ai

đã đặt tên cho dòng sông ?, hình tượng sông Hương và đoạn trích.

 Thân bài:

 Cảm nhận hình tượng sông Hương:

- Hình tượng sông Hương được miêu tả như một cô gái trong cuộc chủ động “tìm kiếm có ý thức”:

+ Sông Hương chủ động đánh thức mình để về với thành phố tương lai của nó, phân tích các biện pháp nhân hóa qua một loạt các động từ : đánh thức

người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, vòng giữa khúc quanh đột ngột…. + Sông Hương về vùng ngoại vi thành phố mang màu sắc đa dạng, phong

trưa vàng, chiều tím", vẻ đẹp trầm mặc nhất cuả sông Hương, như triết lí, như cổ thi…

- Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, đầy chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa; hình ảnh so sánh, nhân hóa sinh động như tâm hồn con người; câu văn mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển…

 Nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường:

- Tính trữ tình trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đẫm chất thơ, được gợi lên từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và cảm xúc nồng nàn, tha thiết; giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều cùng vốn kiến thức phong phú.

- Sự kết hợp giữa kể và tả, quan sát và tưởng tượng, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

 Kết bài: Hình tượng Sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là một thành công về mặt nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường đồng thời khẳng định phong cách tài hoa trong bút kí của ông.

Ví dụ 3.

Bữa cơm gày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm

rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem…

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cám mà ăn đấy…

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chat và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đây không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

Phân tích hình ảnh bữa cơm ngày đói trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét

ngòi bút hiện thực của nhà văn Kim Lân.

 Mở bài. Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt, và đoạn trích (bữa cơm ngày đói).

 Thân bài.

• Giới thiệu tóm lược câu chuyện trước đoạn trích: Tràng- một người đàn ông nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư, trong cảnh đói khát cùng cực lấy được vợ với vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc…

• Hình ảnh bữa cơm ngày đói của gia đình bà cụ Tứ:

- Hiện lên thật thảm hại, có độc một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với niêu cháo lõng bõng nước… toàn những món ăn không dành cho con người.

- Trước khi niêu cháo cám xuất hiện, cả nhà đều rất vui cả nhà đều ăn

rất ngon lành, không khí đầm ấm, hòa hợp.

+ Bà cụ Tứ: vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu; bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này (mua mấy đôi gà- khiến ta liên tưởng đến bài ca dao “Mười cái trứng”, bàn chuyện mua tấm phên ngăn đôi cái nhà…)

+ Anh cu Tràng: hưởng ứng trước những dự định của mẹ cho tương lai: Tràng vâng rất ngoan ngoãn…

+ Người vợ nhặt ngồi im lắng nghe câu chuyện … - Sau khi nồi cháo cám xuất hiện:

+ Bà cụ Tứ: vẫn rất vui vẻ, đon đả để tạo niềm vui cho các con trong bữa cơm đầu tiên.

+ Anh cu Tràng: chun mặt lại vì miếng cháo cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ.

+ Người vợ nhặt: điềm nhiên và vào miệng.

- Kết thúc bữa cơm: một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người: không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong bữa, tránh nhìn mặt nhau…

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ sinh động, chân thực gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lao động, vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của người dân nghèo…

- Nhà văn Kim Lân đã lách sâu vào hiện thực, phản ánh cho kì thực, cho đúng nhất cái cảnh thê thảm của con người, đến mức phải ăn cháo cám, ăn muối, ăn rau chuối sống cho qua ngày - những món ăn vốn không phải dành cho con người…

- Qua đó phê phán những thế lực đen tối đã đẩy người dân vào thảm cảnh này; đồng thời thể hiện niềm tin, khát vọng, vượt lên trên hoàn cảnh để hướng tới hạnh phúc, hướng tới tương lai của con người giữa nạn đói… - Tuy nhiên, đằng sau bữa cơm ngày đói thảm hại đó là tình cảm của con

người dành cho nhau: Tràng và bà cụ Tứ sẻ chia miếng ăn, sẻ chia sự sống cho người vợ nhặt giữa cảnh chết đói đầy đường, người vợ nhặt bám lấy Tràng để giữ mạng sống, không chấp nhận hiện thực nghiệt ngã, bà cụ Tứ cố gắng tạo không khí vui vẻ, thắp lên niềm tin hi vọng cho các con. Tất cả thể hiện niềm tin của Kim Lân vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

- Chi tiết vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.

 Kết bài. Đoạn viết về bữa cơm ngày đói đã góp phần thể hiện sự thê thảm của cuộc sống con người trong nạn đói, đồng thời đề cao tình người. Chi tiết đó góp phần tạo nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm Vợ

nhặt .

Một phần của tài liệu 2 (15) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w