Cách làm phần nhận xét trong câu NLVH * Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu 2 (15) (Trang 46 - 52)

- Người vợ nhặt và khát vọng sống mãnh liệt

3.5. Cách làm phần nhận xét trong câu NLVH * Nhận xét chung:

* Nhận xét chung:

Đề thi môn Ngữ văn TN THPT ngoài mục đích hướng đến xét tốt nghiệp là chính, còn có mục đích phân loại để xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Cho nên trong câu hỏi của phần nghị luận văn học (câu 5 điểm) cũng sẽ có phần vừa sức cho thí sinh ở mức học trung bình (vế đầu của đề bài) và phần khó hơn cho thí sinh khá, giỏi (vế sau của đề bài, còn gọi là yêu cầu phụ, câu hỏi đuôi hay phần nhận xét ở lệnh phụ).

Ví dụ: Câu 5 điểm trong đề thi THPT Quốc gia năm 2018:

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, XB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu 5 điểm trong đề thi minh họa TN THPT năm 2021:

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hỏa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyên dùng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuấn, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biểu, Lương Quản rổi đột ngột vẽ một hình cũng thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dân về Huế. Tin Tuân về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thắm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dây đổi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chi bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiểu tím" như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu "Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên". Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài

mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà..

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 198-199).

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Phần in đậm trong 3 đề ví dụ trên là vế câu hỏi kèm theo chủ yếu để phân loại học sinh. Phần này, đa số những học sinh khá, giỏi, nắm vững kiến thức bài học, có kĩ năng khái quát kiến thức, nắm chắc về phong cách nghệ thuật cũng như quan điểm nghệ thuật của tác giả… mới có thể làm trọn vẹn.

Tùy từng văn bản mà câu hỏi kèm theo có thể là một vấn đề về nội dung, có thể là một vấn đề về nghệ thuật.

Câu hỏi kèm theo này thường chỉ yêu cầu thí sinh viết với dung lượng vừa phải, thường là một đoạn hoặc một vài đoạn nhỏ khoảng 10 – 20 dòng sau khi nghị luận vấn đề trọng tâm ở phần đầu bài viết. Tuy chỉ 10 -20 dòng, nhưng phần này có thể chiếm 0.75 – 1 điểm trong biểu điểm của câu nghị luận văn học.

Những chia sẻ sau đây là một số câu hỏi kèm theo thường gặp trong đề thi, đề kiểm tra về hai văn bản: Vợ nhặt - Kim Lân; Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.

* Một số câu hỏi đi kèm thường gặp và định hướng cách làm - Yêu cầu phụ bài Vợ nhặt - Kim Lân

+ Nhận xét (bình luận) về giá trị hiện thực

Định hướng: Giá trị hiện thực và biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt.

Xây dựng tình huống nhặt vợ của nhân vật Tràng, tác phẩm "Vợ nhặt" (hoặc đoạn trích) đã phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám – trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 khiến bao người phải chịu cảnh sổ sở. Người chết như "ngả rạ", "ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường", người sống mặt hốc hác u tối "đi lại dật dờ như những bóng ma", "những người đói kéo nhau lên xanh xám như những bóng ma". Không gian thê lương, não nuột với những tiếng hờ khóc, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết. Hiện thực thê thảm ấy còn hiện lên qua mùi gây của xác người, mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi khét của những đống rấm. Không gian xóm ngụ cư được miêu tả trong tác phẩm không khác biệt nhiều với nghĩa địa. Trên phông nền nạn đói ấy những con người hiện lên với số phận thảm hại: hai mẹ con Tràng hàng ngày chống chọi với cái chết cận kề, chị vợ nhặt bán cả danh dự nhân phẩm để giữ mạng sống… Đặc biệt, không gian năm đói đã tạo thành khung cảnh nền để Kim Lân kể lại câu chuyện nhặt vợ cười ra nước mắt của Tràng. Câu chuyện bi hài được miêu tả trong truyện (đoạn văn trên) góp phần hoàn chỉnh bức tranh chân thực về tình cảnh thảm khốc của người nông dân: Vì đói quá mà chị vợ nhặt đã phải đánh đổi cả lòng tự trọng để được ăn, để theo không người đàn ông xa lạ; vì nghèo mà bà cụ Tứ phải dằn vặt bởi

không lo nổi dăm ba mâm cho đám cưới của con; vì khổ mà bữa cơm mừng dâu mới chỉ toàn cháo loãng, ăn với muối và món chè khoán đắng chát thực ra chỉ là cháo cám..

+ Nhận xét (bình luận) về giá trị nhân đạo

Ví dụ: Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ, từ đó nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

Định hướng: Tấm lòng nhân đạo của nhà văn - nhận xét khái quát biểu hiện của giá trị nhân đạo.

Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ đồng cảm sâu sắc với số phận cùng khổ của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc. Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đổi thay trong tâm trạng của nhân vật Tràng: Từ bất ngờ, bỡ ngỡ đến hạnh phúc tột cùng; từ ngờ nghệch, vô tâm trở thành người đàn ông trưởng thành, có trách nhiệm. Sự đổi thay ấy nói lên sức mạnh của tình yêu thương, sức mạnh của khát vọng hạnh phúc.. có thể biến những điều không thể thành có thể, biến đau khổ thành ngọt ngào. Xây dựng hình tượng nhân vật Tràng, nhà văn đã thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng với khát vọng hạnh phúc của con người để từ đó khẳng định: Dù trong tình huống bi thảm tới đâu, dù kề bên cái chết, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra người. Đây cũng chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

+ Nhận xét (bình luận) về sự chuyển biến của nhân vật người vợ nhặt (trước và sau khi làm vợ Tràng)

Định hướng: Sự chuyển biến của nhân vật người vợ nhặt: Nhận xét sự thay đổi, chuyển biến của nhân vật từ trạng thái này sang trạng thái khác như thế nào? Sự chuyển biến ấy thể hiện điều gì ở nhân vật? Thể hiện tư tưởng gì của nhà văn? Tác phẩm (hoặc đoạn văn) đã miêu tả sự chuyển biến của nhân vật người vợ nhặt trước và sau khi làm vợ Tràng. Trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh, chủ động làm quen và "liếc mắt cười tít" với Tràng ngay trong lần gặp đầu tiên. Thậm chí lần gặp thứ hai, thị còn "sầm sập chạy tới", "sưng sỉa nói" và lại còn "đứng cong cớn" trước mặt Tràng, chủ động đòi ăn, trơ trẽn biến đùa làm thật để theo không Tràng.

Nhưng khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang. Thị bẽn lẽn đi cạnh Tràng, lễ phép chào hỏi mẹ chồng, thị còn dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình - hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo. Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, thị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính thị là người đã thắp nên

niềm hy vọng của mẹ chồng và chồng vào sự đổi đời trong tương lai. Miêu tả sự thay đổi của nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân đã thể hiện được sự trân trọng và niềm tin vào những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người - đó là những vẻ đẹp mà nạn đói không thể nào hủy diệt được. Chính điều này đã tạo nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngòi bút Kim Lân.

+ Nhận xét (bình luận) về vẻ đẹp của khát vọng, vẻ đẹp của tình người: VD: Phân tích tình huống Tràng nhặt được vợ qua đoạn văn "Ít lâu nay.. đẩy xe bò về", từ đó bình luận về vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và sự ấm áp của tình người.

Định hướng: Vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và sự ấm áp của tình người.

Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung không chỉ giàu giá trị hiện thực mà còn giàu giá trị nhân đạo. Xây dựng tình huống nhặt vợ của Tràng, đoạn văn nói lên tình cảnh thê thảm của người nông dân trong cảnh đói, gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy con người đến tình cảnh phải bán rẻ cả nhân phẩm để được sống. Đồng thời, nhà văn cũng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cũng như vẻ đẹp của tình người trong nạn đói. Dưới sự thể hiện của ngòi bút giàu lòng nhân ái Kim Lân, ta thấy sự túng đói quay quắt, hoàn cảnh khốn khổ không làm con người từ bỏ lòng yêu thương, nhân hậu, không ngăn cản được con người hy vọng vào cuộc sống, hy vọng vào hạnh phúc ngày mai. Họ vẫn vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để sống với nhau bằng tình người đẹp đẽ, để hướng đến sự sống, hạnh phúc và niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng hơn. Phát hiện và miêu tả vẻ đẹp ấy trong tâm hồn nhân vật, Kim Lân đã đem đến cho tác phẩm giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

+ Nhận xét (bình luận) về vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ

VD: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn văn [..], từ đó nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ.

Định hướng: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ - đó là những vẻ đẹp gì ?

Chiều sâu tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ đã nói lên những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ này. Đó là tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng, đặc biệt là lòng thương người như thể thương thân, lòng nhân hậu, vị tha và nghị lực sống phi thường. Trước hết, đó là vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, bao dung. Trong lòng bà cụ Tứ luôn chan chứa tình yêu thương dành cho các con, bà có những ứng xử chân thành, đầy tình nghĩa đối với cả con trai và con dâu. Người mẹ nghèo khổ ấy đã không vì cái đói, cái cực của kiếp người tha hương cầu thực mà chai sạn tâm hồn, dửng dưng, vô cảm với tình cảnh khốn cùng của người khác. Bà đã vượt qua những nghi lễ thông

thường, đồng ý cho người đàn bà xa lạ làm con dâu mình và còn thấy thương xót, thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đàn bà ấy.

Chẳng những thế, người mẹ ấy dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Đây chính là điều khiến ta bất ngờ nhất khi đọc truyện. Bởi trong ba nhân vật, người hi vong vào tương lai nhiều hơn cả là bà cụ Tứ. Điều ấy tưởng như trái với quy luật tâm lí người đời từng tổng kết: Tuổi trẻ hay hướng đến tương lai còn người già hay nhìn về quá khứ. Vậy mà người mẹ già lọng khọng gần đất xa trời này lại là người nói nhiều nhất đến ngày mai, luôn sống cho con và cũng hi vọng cho con.

Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ đã thể hiện chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm: Cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng đến tương lai, vẫn khát khao một mái ấm gia đình, vẫn gắn bó bao bọc lẫn nhau bằng tình thương, lòng nhân ái.

+ Nhận xét (bình luận) về nét đặc sắc trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật VD: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn văn [..], từ đó nêu nhận xét về nét đặc sắc trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Định hướng: Nhận xét cách nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật qua việc miêu tả dòng tâm

Một phần của tài liệu 2 (15) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w