Yêu cầu phụ bài Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu 2 (15) (Trang 52 - 56)

+ Nhận xét (bình luận) về quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

VD: Phân tíchphát hiện của nghệ sĩ Phùng về bức tranh cuộc sống trong đoạn

văn sau: "Ngay lúc ấy, chiếc thuyền . . đã biến mất". Từ đó nhận xét về quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Định hướng: quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nêu lên mối quan hệ đó là gì? Đối lập, hay song hành gắn bó? Tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua những quan niệm ấy.

Đoạn trích [..] là phát hiện của nghệ sĩ Phùng về bức tranh cuộc sống gai góc, sần sùi, đối lập hẳn với bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ được miêu tả ở đoạn văn trước đó. Sự phát hiện những nghịch lí ấy giúp Phùng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc đời. Đó là nghệ thuật và cuộc đời có mối quan hệ song hành: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc đời, và cuộc đời là hiện thực phong phú khơi nguồn cho cảm hứng nghệ thuật. "Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì cuộc đời, vì con người".

Từ nhận thức ấy, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bức thông điệp đến người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ - theo nhà văn - phải đào sâu, phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những góc khuất của cuộc đời. Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được nhìn từ xa. Nó có thể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ, khơi dậy những xúc cảm đẹp đẽ. Nhưng khi đến gần, cũng chính từ chiếc thuyền ấy lại là cảnh bạo lực gia đình phi đạo đức, phi thẩm mĩ. Nghệ thuật đích thực, người nghệ sĩ chân chính không thể chỉ dừng lại ở sự phản ánh vẻ đẹp bề ngoài của cuộc sống, nhìn cuộc sống từ cái nhìn ngoài xa, hời hợt. Giá trị nhân văn trong tác phẩm này đã thể hiện ngay trong quan điểm nghệ thuật tiến bộ đó của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

+ Nhận xét (bình luận) về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn VD: Cảm nhận của anh chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích: "Người đàn bà bỗng chép miệng.. được ăn no". Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyên Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Định hướng: Cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn: Nhận xét đó là cách nhìn như thế nào? Sâu sắc, toàn diện hay đơn giản, dễ dãi?

Qua sự thể hiện của nhà văn, chiếc thuyền chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa trong sương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó đến gần thì bên trong nó lại bộc lộ những cái thật xấu xí của cảnh bạo lực gia đình. Và trong cuộc sống bất hạnh, trong vẻ xấu xí thô kệch của người đàn bà khốn khổ kia vẫn ánh lên những nét đẹp của người phụ nữ lao động - cho dù đó là những nét đẹp của sự âm thầm nhẫn nhục cam chịu không đáng có và không nên có của người phụ nữ trong thời đại ngày nay. Cuộc sống đa diện, nhiều chiều, con người có những nỗi niềm sâu kín bên trong, có những vẻ đẹp khuất lấp bên trong, làm sao có thể hiểu một cách đơn giản, dễ dãi được?

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, một chiều để hướng đến cách nhìn nhận con người và cuộc sống ở góc nhìn đa chiều, hướng sự quan tâm đến số phận cá nhân con người – nhất là con người lao động vất vả, lam lũ sau chiến tranh.

Sau chiến tranh, cuộc sống con người vẫn còn nhiều những khó khăn, gian khổ: Cái nghèo, cái đói chi phối cuộc sống của con người. Bởi vậy, nhà văn đã đặt ra vấn đề cần thiết là phải làm sao cho cuộc sống ấy ngày càng tốt đẹp hơn.

Chính từ cái nhìn đầy chất nhân văn ấy, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bức thông điệp đến người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ phải đào sâu, phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những góc khuất của cuộc đời. Nghệ thuật chân chính không thể chỉ dừng lại ở sự phản ánh vẻ đẹp bề ngoài của cuộc sống, nhìn cuộc sống từ cái nhìn ngoài xa, hời hợt.

VD: Phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng về bức ảnh được chọn trong bộ lịch, từ đó nhận xét quan niệm của tác giả về nghệ thuật.

Định hướng: Quan niệm của tác giả về nghệ thuật: Đó là những quan niệm gì? Đây là những quan niệm như thế nào? (đúng đắn, nhân văn hay nông cạn, hời hợt) Đoạn văn trên [..] thể hiện những ấn tượng của Phùng về bức ảnh anh thu được trên bãi biển miền Trung. Những ấn tượng ấy đã thể hiện quan điểm nghệ thuật sâu sắc, đúng đắn của tác giả: Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người. Nghệ thuật "không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối.." (Nam Cao). Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

Trên đây là một số dạng câu hỏi "đuôi" – yêu cầu phụ đi sau yêu cầu chính trong câu nghị luận văn học của đề thi TN THPT, ở 2 tác phẩm trọng tâm của học kì II Ngữ văn 12. Vì có nhiều tác phẩm văn xuôi trong chương trình, mỗi tác phẩm lại có phạm vi mở rộng khác nhau, nên người đọc cần tìm hiểu kĩ càng từ tác giả, đào sâu lật trở từng tác phẩm với chiều sâu tư tưởng cũng như thành công nghệ thuật mà tác giả thể hiện. Nếu nắm chắc từng tác phẩm và những vấn đề liên quan, thì việc giải quyết các “lệnh phụ” phía sau sẽ không có gì là khó.

4. Triển khai thực hiện

4.1. Mục đích thực hiện

Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở mục 2, mục 3, tôi tiến hành áp dụng vào thực tế nhằm mục đích: kiểm chứng tính hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp đã đề xuất vào việc hướng dẫn HS làm bài thi TN THPT môn Ngữ văn ở khối lớp 12 trong năm học 2019 - 2020. Từ đó, rút ra được những kết luận sát thực về hiệu quả mà các phương pháp đã đề xuất mang lại, đồng thời qua thực tế hoạt động dạy học cũng bộc lộ những hạn chế của đề tài để từ đó tìm ra cách khắc phục.

4.2. Đối tượng thực hiện

Đối tượng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh ở lớp 12 tại trường THPT Nghi Lộc 3. Mỗi lớp đều có đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, TB, yếu. Các lớp TN và ĐC trường như sau:

Lớp thực nghiệm: Năm học 2019-2020 Số hs Lớp 12C5 35 Lớp đối chứng: Năm học 2019-2020 Số hs Lớp 12C4 34 4.3. Cách thức thực hiện

Tôi tiến hành thực hiện trong năm học 2019 - 2020 theo quy trình:

- Tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của HS các lớp đối chứng và thực nghiệm.

- Dựa trên kết quả bài làm của HS, tôi vừa giảng dạy, vừa áp dụng các kinh nghiệm mà mình đúc rút được để hướng dẫn HS làm bài, luyện đề thi theo cấu trúc đề thi THPT.

- Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau một thời gian áo dụng các kinh nghiệm từ sáng kiến bằng kết quả thi TN THPT năm 2019 - 2020.

- Thống kê phân tích xếp loại kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. - Kết luận 4.4. Kết quả thực hiện Năm học 2019-2020 Lớp thực nghiệm (12C5, 35 học sinh) Lớp đối chứng (12C4, 34 học sinh) ĐIỂM Điểm bài kiểm tra đầu năm (SL HS) % Điểm TN (SL HS) % Điểm bài kiểm tra đầu năm (SL HS) % Điểm TN (SL HS) % >=9,0 0 0.0 0 0.0 0 0 0 0 8,1-8,9 5 14.3 9 25.7 4 11.8 4 11.8 7,0-8,0 9 25.7 10 28.6 7 20.6 7 20.6 5,0-6,9 10 28.6 8 22.9 13 38.2 13 38.2 <=5,0 11 31.4 8 22.9 10 29.4 10 29.4

Từ bảng thống kê cho thấy, năm 2019 - 2020, năm đầu tiên tôi áp dụng các biện pháp, cách thức hướng dẫn ôn thi đã đề xuất trong SKKN vào lớp TN (tôi trực tiếp giảng dạy) tại trường THPT Nghi Lộc 3 đó là lớp 12C5 với sĩ số 35 em. Điểm

bài thi môn Ngữ văn thi TN THPT của lớp 12C5 khá cao, với điểm TB là 7,26. Lớp thực nghiệm có 9/35 đạt điểm thi từ 8 điểm trở lên (chiếm 25,7%).

Lớp ĐC (lớp không tác động bởi các biện pháp, cách thức từ SKKN), lớp 12C4, kết quả chưa cao. Không có HS nào đạt trên 9 điểm. Số lượng em đạt điểm trên 8 chỉ 4/34 (chiếm 11,7%), kết quả này không chênh lệch lắm với điểm bài kiểm tra đầu năm. Vẫn còn 10 em bị điểm dưới trung bình (chiếm 29,4 %). Tất nhiên để có kết quả học tập thi cử tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng so bài KSCL đầu năm (khi chưa tác động) đến bài thi chính thức (sau khi đã tác động), thấy sự thay đổi rõ nét ở kết quả thi cử của HS đã có sự tiến bộ vượt bậc. Kết quả này phần nào chứng tỏ các biện pháp mà tôi đã đúc rút được trong SKKN trên đây đã phát huy tác dụng và chứng minh hiệu quả cao của nó.

Một phần của tài liệu 2 (15) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w