8 Nhu cầu vốn lưu động ròng (= 4 +5 +6 7)
3.2.3.2 Đối với khách hàng
Như chúng ta đã biết công ty phải dùng một phần vốn của mình để tài trợ cho các khoản phải thu nghĩa là để cho khách hàng chịu và ứng trước cho người bán. Hay nói cách khác công ty đã bị chiếm dụng vốn, vậy tại sao công ty không đi chiếm dụng vốn ?. câu trả lời là hoàn toàn có thể trong điều kiện cạnh tranh cả ở đầu vào và đầu ra như hiện nay. Thoạt tiên chúng ta nghĩ chi phí huy động cho nguồn này bằng không nhưng đó chỉ là cách nhìn rất hình tượng. trên thực tê, nó cũng mất chi phí huy động đó là phần chênh lệch giá mua cũng như làm giảm các giá trị vô hình khác song không vì thế mà chúng ta bỏ qua nguồn này bởi nó rất phù hợp tài trợ cho khoản mục “ phải thu “ cả về thời hạn cũng như quy mô. Hơn thế nữa nó còn là “cái phao” cho công ty trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng và khai thác nguồn này một cách có hiệu quả chúng ta cần lưu ý một số điểm sau : -kỳ hạn trả nợ phải phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty nhằm hạn chế tối đa trường hợp mất khả năng thanh toán hay phải gia hạn nợ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của công ty. Để làm được điều này công ty cần phải thực hiện tốt công tác lập dự trù ngân quỹ trong suất thời gian chịu nợ cũng như việc tìm các nguồn tài trợ mang tính dự phòng. Hơn nữa, công ty cần phải quan tâm đến chỉ tiêu đặt ra đối với chu kỳ vận động tiền mặt. Mặc dù doanh nghiệp nào cũng muốn giảm chu kỳ vận động của tiền mặt song không vì thế mà họ cố đẩy thời gian chậm phải trả lên vô hạn. bởi trong thực tế những khoản mục chậm phải trả như “ phải nộp ngân sách “ , “ phải trả công nhân viên “ là không thể trì hoãn trong một thời gian nhất định. Còn đối với các khoản còn lại thì công ty lại phụ thuộc vào khả năng cung cấp tín dụng đã thõa thuận trước; hơn nữa chính bản than công ty cũng phải chon cho mình một điểm dừng hiệu quả nhất khi họ cảm thấy rằng việc kéo thêm thời hạn nữa sẽ không còn có lợi như phải chịu chi phí thu mua quá cao hay các tổn thất gián tiếp khác.
Để tăng nguồn vốn này trong phạm vi kế hoạch của mình thì công ty cần duy trì tốt các mối quan hệ kinh tế với các nhà cung cấp và không ngừng nâng cao uy tín của mình, đặt biệt trong lĩnh vực tài chính. Công ty nên thường xuyên lập kế hoạch ngân quỹ để đảm bảo thanh toán đúng hạn. riêng đối với các nghiệp vụ tổ chức thu mua hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phí nhà nhập khẩu, công ty có thể sử dụng nó như một khoản đảm bảo cho giá trị lô hàng mua chịu nhờ đó mà công ty có thể được cung ứng tín dụng một cách dễ dàng hơn