Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 29 - 36)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Những giải pháp cụ thể

2.2.4. Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.2.4.1. Dạy văn bản gắn với việc tổ chức hoạt động Ngoại khóa Văn học

Hoạt động Ngoại khóa có lồng ghép lý thuyết liên quan đến Văn học nhằm củng cố, mở rộng kiến thức Văn học gọi là Ngoại khóa Văn học. Ngoại khóa Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động Ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động Ngoại khoá Văn học phát huy tính năng động

chủ quan, tính tích cực xã hội tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo".[5, Tr. 381].

Khi dạy học văn bản Bài ca ngất ngưởng của NCT, GV có thể sử dụng các hình thức Ngoại khóa Văn học sau:

Sinh hoạt Câu lạc bộ Ca trù: Để thực hiện mục tiêu thông qua dạy học văn bản Bài ca ngất ngưởng nhằm giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù cho HS THPT, tổ Ngữ Văn các trường nên thành lập “CLB Ca trù”, tập hợp các HS có chung niềm đam mê, sở thích và năng khiếu về Ca trù. CLB Ca trù hoạt động chịu sự quản lý, giám sát của nhà trường thông qua các thành viên Ban Chủ nhiệm CLB. Chủ nhiệm CLB do HS đảm nhiệm, GV tổ Ngữ văn là cố vấn điều hành CLB.

Cách thực hiện:

Bƣớc 1: Giáo viên tổ Ngữ văn lập kế hoạch, thống nhất chủ đề sinh hoạt CLB, nội dung chương trình, cách thức tổ chức, thời gian tổ chức, dự trù kinh phí…Đây là bước khởi đầu quan trọng quyết định thành công của chương trình sinh hoạt CLB.

Dựa trên bối cảnh văn bản vừa học và gắn với các chủ đề như: Nguyễn Công Trứ - Sừng sững dáng thông reo; Nguyễn Công Trứ - Niềm tự hào xứ Nghệ; hoặc

Nguyễn Công Trứ - thông reo ngàn Hống,…. Chương trình có thể tổ chức thành các đội chơi, trải qua các phần biểu diễn chung, phần thi riêng cho các đội, phần tham gia của khán giả. Cụ thể như sau:

+ Phần Chào hỏi: các đội thi đặt tên liên quan đến chủ đề.

+ Phần thi hiểu biết: những câu hỏi liên quan kiến thức đã học về tác giả NCT, tác phẩm Bài ca ngất ngưởng, về thể thơ hát nói, về nghệ thuật hát Ca trù.

+ Phần thi tài năng: thể hiện năng khiếu, tài năng: hát, múa về một làn điệu Ca trù, vẽ về chân dung nhà thơ NCT, tái diễn không gian diễn xướng của văn hóa Ca trù.

+ Phần giao lưu cùng khán giả.

Bƣớc 2: Phân công giáo viên phụ trách các phần việc cụ thể: biên soạn nội dung, dẫn chương trình, viết kịch bản, phụ trách các nhóm, đội học sinh.

- Người biên soạn nội dung phải xây dựng đầy đủ chương trình: Bao gồm lời giới thiệu ý nghĩa buổi sinh hoạt CLB, giới thiệu ban tổ chức, các đội chơi, ban giám khảo, lời giới thiệu các phần, các tiết mục; soạn bộ câu hỏi cho phần thi hiểu biết, phần thi dành cho khán giả…

- Giáo viên phụ trách lấy thông tin học sinh trong đội mình, phân nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng em trong đội. Riêng các em có năng lực, năng khiếu có thể bố trí các em tham gia thêm ngoài nội dung chính các em đảm nhận. Trong mỗi nhóm nhỏ, giáo viên yêu cầu các em lập nhóm facebook hoặc zalo để các em tiện trao đổi thông tin và có thể tự quản lý lẫn nhau trong quá trình tập luyện.

- Học sinh dẫn chương trình phải trang bị cho mình những hiểu biết sâu sắc về tác giả Nguyễn Công Trứ, Bài ca ngất ngưởng, thể thơ Hát nói, về nghệ thuật hát Ca trù để chủ động trong các tình huống, để chương trình hấp dẫn hơn.

- Giáo viên làm giám khảo thống nhất lập brem chấm điểm cho các đội chơi, đảm bảo cách đánh giá hài hòa tất cả các yếu tố của chương trình.

- Giáo viên làm thư ký cần chuẩn bị những phần quà nhỏ xinh nhưng có ý nghĩa để tặng cho khán giả và giải thưởng cuối cùng cho các đội chơi.

Bƣớc 3: Hướng dẫn học sinh tập luyện. Các em vừa phải tham gia tập luyện tích cực vừa không để ảnh hưởng đến việc học tập hàng ngày. Giáo viên phụ trách đồng hành với các em trong các buổi tập, giúp các em hoàn thiện kịch bản, động viên các em thuộc kịch bản; hướng dẫn, góp ý về kỹ thuật diễn xuất; hỗ trợ cơ sở vật chất, phục vụ loa máy, đạo cụ diễn…

Bƣớc 4: Tổng duyệt chương trình. Đây là khâu cuối cùng, rất quan trọng trước ngày tổ chức CLB. Tổng duyệt để chạy thử chương trình, để thấy rõ những thiếu sót, hạn chế có thể khắc phục được như thời gian chuẩn bị, trang điểm, trang phục, loa máy âm thanh…

Bƣớc 5: Thời gian của một buổi sinh hoạt CLB diễn ra trong khoảng 3h 30 phút.

Bƣớc 6: Tổ chức họp rút kinh nghiệm. Mỗi hoạt động luôn cần được kiểm nghiệm và điều chỉnh. Trong quá trình hướng dẫn, học sinh, giáo viên sẽ nhận ra những điều thiếu sót, chưa phù hợp, cùng trao đổi để rút kinh nghiệm cho những lần sinh hoạt sau.

Chính các hoạt động này giáo dục cho HS thái độ đúng đắn, biết tôn vinh những công lao to lớn của Uy Viễn Tướng công đối với lịch sử - văn hoá dân tộc. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống văn hóa (TTVH), bồi dưỡng, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ HS, GV; tích cực bảo tồn và phát huy giá trị DSVH dân tộc, tạo môi trường phát triển văn hoá di sản Ca trù.

- Sau hoạt động dạy học văn bản trên lớp, GV triển khai cho HS viết bài thu hoạch, bài phát biểu cảm nhận về Ca trù gắn với chủ đề: Tôi yêu văn hóa Ca trù.

Trong số những bài viết của HS, ban biên tập chọn một số bài xuất sắc để trình bày trong buổi sinh hoạt CLB, đọc trong chương trình phát thanh hoặc đăng lên website nhà trường. Với cách thức này, văn hóa Ca trù sẽ có sức lan tỏa sâu rộng trong HS, kể cả những em lâu nay không quan tâm tới. Đồng thời, đây cũng sẽ là cơ hội để GV giúp HS đến với những cảm nhận đúng đắn, khám phá những giá trị đích thực của nghệ thuật Ca trù.

- Các thành viên Ban chủ nhiệm CLB tổ chức tập luyện hát Ca trù cho HS (ưu tiên những bài Ca trù phổ biến, gần gũi hoặc sử dụng lời thơ từ các văn bản có trong SGK); Khuyến khích HS biên soạn lời mới cho các bài hát Ca trù. Sau khi tập luyện, Ban chủ nhiệm tiến hành tổng duyệt và chọn ra những tiết mục hay để trình diễn trong những buổi sinh hoạt của CLB. Để tăng hiệu quả sinh hoạt CLB, Ban chủ nhiệm có thể mời các nghệ sĩ hát Ca trù đến hát hoặc giải đáp, cung cấp thêm thông tin liên quan. Quá trình tập luyện cần có sự gia công của GV, khuyến khích khả năng sáng tạo của các em nhưng phải quan tâm nhắc nhở, tổ chức, hướng dẫn các em tập luyện tốt. Nếu HS có biểu hiện sai lệch về loại hình văn hóa này thì GV cần kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh. Cái khó ở đây là không phải GV nào cũng am hiểu về âm nhạc, về các làn điệu Ca trù. Song GV dạy Văn đôi lúc phải là một nghệ sĩ. Nếu không có ít nhiều tố chất nghệ sĩ thì cũng phải học tập, nghiên cứu thêm vì nó liên quan đến chuyên môn của mình.

(Hình ảnh học sinh đang biểu diễn hát Ca trù Bài ca ngất ngưởng- hình ảnh lấy từ video)

- Tổ chức sưu tầm tác phẩm: Ban chủ nhiệm CLB tổ chức hướng dẫn HS làm công tác sưu tầm những làn điệu Ca trù bị thất lạc và đang lưu truyền trong dân gian để bổ sung vào kho tàng nghệ thuật Ca trù, làm tư liệu phục vụ học tập và

nghiên cứu. Kết quả sưu tầm của HS sẽ được Ban chủ nhiệm CLB nhận xét, đánh giá, biên soạn thành cuốn tư liệu lưu giữ trong thư viện nhà trường để dạy học và nghiên cứu. Việc tổ chức cho HS sưu tầm các làn điệu Ca trù ở địa phương cũng chính là một khâu trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn và giữ gìn nền DSVH của dân tộc.

Trong phạm vi trường học, nếu tổ chức tốt hình thức sinh hoạt CLB Ca trù thì chắc chắn sẽ cải thiện được nhiều vấn đề trong việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học VBTT giàu chất văn hóa nói riêng. Cùng với đó, khi tham gia CLB Ca trù, được biểu diễn một số tiết mục Ca trù giàu ý nghĩa HS không chỉ được tiếp thu những làn điệu Ca trù đặc sắc mà còn là những thế hệ kế nghiệp, gìn giữ và phát triển DSVH quý giá ấy của dân tộc.

2.2.4.1. Dạy văn bản gắn với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế

Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai phương thức sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông đang được nhiều nhà trường vận dụng rất hiệu quả, trong đó có môn Ngữ Văn. Dạy học gắn với di sản thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với ngành văn hóa thể thao du lịch và Unessco. Đây là hình thức cho HS thâm nhập thực tế bằng cách tham quan khu lưu niệm, khu di tích, viện bảo tàng có liên quan đến nội dung Văn học. Hình thức này góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS mở rộng vốn hiểu biết của mình, nâng cao hứng thú học tập, phát huy năng lực quan sát, tổng hợp và đánh giá. Khi dạy văn bản Bài ca ngất ngưởng, đối với các trường học GV cần phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh qua tham quan, dã ngoại về với Khu lưu niệm danh nhân Nguyễn Công Trứ để mở rộng kiến thức, tận mắt chứng kiến những di sản văn hóa được trưng bày; có sự hòa điệu với tác phẩm đã được học với không gian văn hóa, để các em có dịp bày tỏ suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị VHTT. Kế hoạch xây dựng cần có sự phê duyệt của nhà trường, sự đồng thuận và đơn đăng kí của HS, phụ huynh. Cùng đi với HS có đại diện Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn TNCSHCM, Ban đại diện cha mẹ HS, GV tổ Ngữ văn, hợp đồng với Công ty du lịch đã được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm. Tất cả các kế hoạch, tờ trình phải phê duyệt thì mới được triển khai tổ chức. Nên quan tâm đến tính chuyên nghiệp, tính pháp lí và an toàn, hiệu quả cho những chuyến đi.

Đặc biệt sau mỗi chuyến đi, HS sẽ có những thu hoạch bằng bài viết, bằng các sáng tác theo năng khiếu, sở trường của mình, trình bày qua những tiết sinh hoạt đầu giờ hoặc cuối tuần.

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 29 - 36)