Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 48)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Tiêu chí đánh giá

- Về phía học sinh: Đánh giá trình độ của HS trong việc phân tích, cảm nhận và đánh giá giá trị tác phẩm như thế nào? Múc độ hứng thú của HS trong giờ đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng: Sự tương tác của HS và GV trong giờ học theo quan điểm phát triển năng lực. Dựa vào những quan sát, ghi chép khả năng đáp đáp ứng, thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Dựa vào bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin về khả năng ứng dụng tri thức và giải quyết các vấn đề của HS

- Về phía giáo viên: Đánh giá kết quả dạy học của Gv thông qua tiêu chuẩn, đánh giá giờ dạy theo công văn 5555 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Dựa vào những đánh giá của tổ chuyên môn, nhóm dự giờ sau khi đã trao đổi, thảo luận và thống nhất kết quả đánh giá. Căn cứ vào bài làm của HS.

3.4.2. Hình thức đánh giá: Dựa vào những hướng dẫn mới nhất của Bộ GD và ĐT trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng hình thức kiểm tra tự luận. Bên cạnh đó là đánh giá khi học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở lớp cũng như ở nhà.

Trong quá trình đánh giá, chúng tôi thức hiện việc đánh giá đa dạng: GV đánh giá HS, HS đánh giá HS, HS tự đánh giá . Chúng tôi đã thiết kế đề kiểm tra với thời gian làm bài 30 phút như sau:

Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về nhà thơ Nguyễn Công Trứ qua những lời tự thuật trong văn bản Bài ca Ngất ngưởng?

Đề tài của chúng tôi được vận dụng vào đối tượng HS lớp 11 cấp THPT và đã có những kết quả khả quan:

- Đề tài được áp dụng đã mở ra hướng tìm hiểu mới, dễ tiếp cận hơn với loại VBTT giàu chất văn hóa. Bởi lẽ, dạy học gắn với giáo dục ý thức giữ gìn DSVH dân tộc cho HS hay nhưng rất khó nếu GV không có phương pháp và biện pháp thích hợp.

Sau khi thực nghiệm thì kết quả thu được cụ thể:

- Kết quả định tính:

+ Ở lớp thực nghiệm: HS có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong giờ học Ngữ Văn. HS tiếp cận văn bản có độ hiểu bài sâu, phong phú và biết liên hệ bản thân theo hướng tích cực. HS có thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn hơn với môn học và khoảng cách giữa văn bản với cuộc sống dường như bị xóa nhòa. Đặc biệt sau tiết học tri thức và tình yêu dành cho văn hóa Ca trù có cơ hội được bổ sung và bồi đắp, khơi dậy trong ý thức HS khát khao được giữ gìn, bảo tồn và phát huy DSVH của dân tộc.

+ Ở lớp đối chứng: Các em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng không mấy hào hứng nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ chưa được tốt. Các hoạt động được yêu cầu làm theo nhóm còn mang tính đối phó, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết các em còn có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Kết quả định lƣợng:

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng ở 3 trường khảo sát được phân tích theo điểm số như sau:

Lớp Tổng số HS

Yếu – kém (0- 4 đ) Trung bình (5-6 đ) Khá- giỏi ( 7-10 đ)

SL % SL % SL %

TN 124 9 7,3 25 20,1 90 72,6

ĐC 122 18 14,8 40 32,8 64 52,4

Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp tiến hành phần nào được được khẳng định. Trong bảng thực nghiệm cho thấy điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm có sự tăng đồng đều lên rất nhiều so với lớp đối chứng sau khi tác động chứng tỏ sự đồng đều hơn trong các bài kiểm tra đã có hiệu quả.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận.

Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương. Nội dung các môn học đều có đề cập đến giáo dục giá trị truyền thống (hay giáo dục di sản). Trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, có 2 nội dung liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị DSVH: Tổ chức đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản gắn với tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục di sản và giáo dục thông qua di sản, làm cho HS hiểu biết về di sản, từ đó có tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước. Qua thực tế sau nhiều năm tổ chức hình thức dạy học gắn với di sản ở trường phổ thông, nhiều HS và cả phụ huynh rất hào hứng, ủng hộ. Các em chia sẻ rất chờ đợi đến mỗi giờ học được tiếp cận và tìm hiểu nội dung bài học thông qua các di sản. Từ đó, giúp các em phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ và nhân cách. Thời gian tới, ngành Giáo dục tiếp tục khuyến khích các nhà trường đa dạng hóa hình thức dạy học, trong đó chú trọng dạy học gắn với di sản để giáo dục truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng cho HS.

Với đặc thù riêng, việc vận dụng dạy học gắn với giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù cho HS khi dạy văn bản Bài ca ngất ngưởng của NCT rất cần thiết và phù hợp với xu thế của thời đại. Thực tế, các hình thức và biện pháp tôi đưa ra không phải hoàn toàn mới, tuy nhiên, khi áp dụng vào một bài dạy cụ thể, phù hợp thì nó mang lại hiệu quả.

Qua quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy đề tài đã đóng góp được một số vấn đề như sau:

- Tính mới mẻ: Trong đề tài này trên cơ sở khảo sát, thể nghiệm chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp tiếp cận văn bản Bài ca ngất ngưởng theo hướng mới, mở, khoa học, bám sát tinh thần đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học góp phần phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay

- Tính khoa học: SKKN sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ khoa học, được trình bày, lí giải rõ ràng, hệ thống phù hợp lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy Ngữ văn nói riêng, phù hợp với quan điểm của Đảng - Nhà Nước. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo đúng nguyên tắc: đảm bảo sự hài hòa giữa cá nhân và tập thể, xuất phát từ quy luật phát triển tâm lý và nhận thức của học sinh, gắn tác phẩm văn chương với đời sống thực tiễn, đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, khai thác được đặc thù bộ môn Ngữ văn và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. - Tính hiệu quả: Khi áp dụng các biện pháp, phương pháp dạy học trên vào dạy bài Bài ca ngất ngưởng kết quả thu được mang tính hiệu quả rất cao: Khai

thác, sử dụng và phát huy sử dụng tối đa tác dụng của các phương tiện dạy học hiện đại của nhà trường; giúp các em biết phát huy năng lực tự chủ và sự hợp tác trong giải quyết các vấn đề, có những trải nghiệm quý báu, đáng nhớ, đặc biệt phát huy được năng lực của mình; HS có sự hứng thú thực sự với bài học. Đặc biệt, HS có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây chính là mục đích cao nhất của đề tài mà chúng tôi muốn hướng đến trong quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT

3.2. Ý nghĩa của đề tài.

Với đề tài này, khi thực hiện các phương pháp dạy học đã nêu, GV sẽ phát huy tối đã năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những tích lũy về đổi mới phương pháp giảng dạy. Chúng tôi tin rằng sẽ cung cấp không ít những thông tin quan trọng về đặc điểm của loại văn bản trữ tình giàu chất văn hóa và cách dạy học gắn với giáo dục ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

Với học sinh, ý thức giữ gìn, trân quý di sản văn hóa dân tộc ở các em được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, các em được phát huy tối đa các năng lực của bản thân; thấy hứng thú với bài học, biết đưa văn chương trở về với đời sống, biết hướng tới các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

3.3. Phạm vi áp dụng.

SKKN là kết quả tích lũy kinh nghiệm chuyên môn của bản thân trong nhiều năm giảng dạy, đồng thời đang được Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp ủng hộ áp dụng trong trường học.

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại các trường THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Quỳnh Lưu 2 và trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Quá trình thực nghiệm đã đưa lại những kết quả nhất định. Từ kết quả thực nghiệm, với tính thực tiễn, tính ứng dụng và tính hiệu quả, chúng tôi khẳng định những giải pháp đưa ra trong đề tài có thể áp dụng dễ dàng trong việc tổ chức dạy văn bản Bài ca ngất ngưởng trong chương trình Ngữ văn 11 tại các trường THPT hiện nay. Các giải pháp chúng tôi đề xuất đáp ứng được yêu cầu đối với mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy và mục tiêu giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS trong giai đoạn hiện nay.

3.4. Kiến nghị, đề xuất

- Đối với giáo viên:

Với bộ môn Ngữ văn ở bậc THPT, việc vận dụng dạy học gắn với giáo dục ý thức giữ gìn DSVH dân tộc cho HS không chỉ với văn bản Bài ca ngất ngưởng của NCT mà cần được mở rộng với tất cả các văn bản có chứa “mã văn hóa”; mở rộng với tất cả đối tượng HS khắp mọi miền Tổ quốc. GV phải kết hợp khéo léo, tránh sa đà, biến giờ dạy Ngữ văn thành giờ dạy văn hóa, phải bám sát mục tiêu bài học theo chuẩn mà Bộ giáo dục đã đề ra. GV cần cho HS chuẩn bị bài ở nhà thật tốt

thông qua hình thức phiếu học tập, sưu tầm tài liệu liên quan đến “mã văn hóa” sẽ xuất hiện trong văn bản sẽ học.

- Đối với nhà trường:

Cần đầu tư, hỗ trợ tài chính cho GV in ấn, phô tô, trang bị các thiết bị dạy học như: bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu,.. Đặc biệt, phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế những DSVH các vùng miền để HS hiểu, cảm nhận sâu sắc, hứng thú hơn trong học tập; huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục VHDT, truyền dạy VHTT cho HS.

- Đối với Sở Giáo Dục đào tạo:

Cần tăng cường bồi dưỡng để GV có cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học mới, hướng dạy học phát triển năng lực. Cần tổ chức các Hội nghị, chuyên đề trao đổi về hiệu quả của việc áp dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lực để GV có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng giáo dục.

Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù cho HS THPT qua dạy học văn bản

Bài ca ngất ngưởng”. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước

đầu đã có hiệu quả thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Rất mong hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để những nội dung mà chúng tôi đã trình bày được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1999.

[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII(3/2021), Nxb Chính trị Quốc gia

[3]. Nhiều tác giả (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb KH Xã hội, Hà Nội.

[4]. Huỳnh Như Phương (2009), “Văn hóa và văn hóa truyền thống”, Tạp chí Nhà văn, số 10.

[5]. Phan Trọng Luận (1999), Phương pháp dạy học Văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[6]. Trần Lê Bảo, 2001: Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG, Hà Nội [7]. Trần Nho Thìn, 2018: Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng

dạy văn học, NXB Giáo dục.

[8]. Lê Nguyên Cẩn (2006), “Tính văn hoá của tác phẩm văn học”, Tạp chí khoa học, số 2.

[9]. TS. Lê Thị Ngọc Anh, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người học, Khoa Ngữ Văn ĐHSP Huế, http://www.khoanguvandhsphue.org

[10]. PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh, Bình diện văn hóa của văn học và nghiên cứu văn học từ văn hóa học, Khoa Ngữ Văn ĐHSP Huế, http://www.khoanguvandhsphue.org

[11]. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CHÙM HÌNH ẢNH DẠY HỌC VĂN BẢN VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

1. Học sinh đang trình bày các sản phẩm ứng dụng CNTT khi học văn bản

2. Học sinh chia sẻ sản phẩm của nhóm qua zalo cho GV

PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Giới thiệu: Kính gửi quý thầy/ cô giáo đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu

Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến “Giáo dục ý thức giữ gìn di sản văn hóa Ca trù cho học sinh THPT qua dạy học văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ”. Để có những đánh giá khách quan và chính xác về đề tài của mình, chúng tôi xin gửi tới thầy/ cô bản khảo sát gồm 3 câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất mong thầy/ cô chọn chính xác đáp án của mình. Cảm ơn quý thầy cô!

Câu 1: Khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của thầy/ cô là? a. Có khả năng cao

b. Có khả năng c. Bình thường d. Không

Câu 2: Phương pháp mà thầy/ cô sử dụng khi dạy văn bản Bài ca ngất ngưỡng?

a. Phương pháp truyền thống b. Phương pháp mới

Câu 3: Mức độ quan tâm đến tín hiệu văn hóa trong văn bản của thầy/ cô khi dạy Bài ca ngất ngưỡng”?

a. Quan tâm b. Thỉnh thoảng c. Chưa quan tâm

PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH KHỐI 11

Để phục vụ cho việc nghiên cứu của Cô, mong các em vui lòng điền các thông tin đầy đủ về bản thân và cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách chọn câu trả lời em cho là đúng. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em HS!

Họ và tên học sinh...

Lớp... Trường...

Câu 1: Trước khi học văn bản Bài ca ngất ngưởng của NCT em biết gì về văn hóa Ca trù?

b. Có nghe qua

c. Hoàn toàn không biết

Câu 2: Các em hãy cho biết ở trường THPT các em đang học, GV có sử dụng các phương pháp dạy học khác ngoài phương pháp thuyết trình, hỏi đáp không? a. Thường xuyên

b. Thỉnh thoảng c. Rất ít khi d. Không bao giờ

Câu 3: Ở trường các em, khi GV sử dụng các phương pháp dạy học mới, các em cảm thấy?

a. Rất thích, hào hứng tham gia b. Thích

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 48)