Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 37 - 48)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Tiến trình thực nghiệm

3.3.1. Các bước tiến hành thực nghiệm

- Chuẩn bị thực nghiệm: Tiến hành lựa chọn nội dung TN, tìm hiểu đối tượng và địa bàn TN, lên kế hoạch về thời gian, xây dựng kế hoạch bài học Bài ca ngất ngưởng, trao đổi với GV dạy thực nghiệm và đối chứng, biên soạn các đề kiểm tra theo yêu cầu TN đề ra.

- Tiến hành thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành các hoạt động khác nhau: thống nhất giáo án với GV dạy TN – ĐC, GV lên lịch dạy và thực hiện phương án đã thống nhất.

+ Ở lớp dạy thực nghiệm: GV tiến hành dạy theo nội dung sáng kiến trong các giờ học, kể cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp; quan sát thái độ và các hoạt động học tập của HS xem các em có phát huy được tính tích cực, tự giác và có phát triển được các năng lực cần thiết hay không; tiến hành bài kiểm tra (30 phút) sau khi thực nghiệm

+ Ở lớp đối chứng: GV thực hiện quan sát hoạt động học tập của HS ở lớp đối chứng được GV giảng dạy các bài tập cùng nội dung trong SKKN nhưng không theo hướng đi của sáng kiến; tiến hành cùng một đề kiểm tra như lớp thực nghiệm; chấm điểm và so sánh kết quả bài kiểm tra giữa 2 lớp trong cùng một cặp TN – ĐC.

- Đánh giá thực nghiệm: chúng tôi quan sát giờ dạy của GV, hoạt động học của HS và qua bài kiểm tra.

3.3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm: Giáo án được thiết kế dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực cho HS trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Theo kế hoạch giáo dục đã xây dựng ngày từ đầu năm học đã được Trường THPT Quỳnh Lưu 3 và Sở giáo dục đào tạo Nghệ An phê duyệt, văn bản Bài ca Ngất ngưởng được tiến hành dạy trong 2 tiết.

Đọc hiểu: BÀI CA NGẤT NGƢỎNG

- Nguyễn Công Trứ -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Bồi dƣỡng phẩm chất: Bài học giúp HS phát triển được phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2. Phát triển năng lực:

- Biết thu thập thông tin và thuyết trình được những vấn đề về tác giả Nguyễn Công Trứ, bài hát nói và loại hình Ca trù.

- Giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một thể loại văn học mới: hát nói, lý giải được"hiện tượng Nguyễn Công Trứ" được thể hiện trong văn bản, thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá cái tôi Nguyễn Công Trứ.

- Xác định được lối sống, phong cách sống Nguyễn Công Trứ từ những góc nhìn khác nhau; HS trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình trước "hiện tượng Nguyễn Công Trứ", nên có những suy nghĩ sáng tạo. Biết thảo luận để giải quyết vấn đề GV đặt ra.

- Nghe, nhìn và nắm bắt được nội dung, quan điểm của người nói về nội dung bài học.

- Vận dụng những gì nghe, nhìn để cảm nhận và phát triển năng lực nghệ thuật của mình.

II. PHƢƠNG TIỆN, PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phƣơng tiện dạy học

* Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 11 tập 1, Kế hoạch bài dạy,các tài liệu liên quan khác; máy tính, Ti vi; bút dạ, bảng phụ…; hướng dẫn HS chuẩn bị bài

* Học sinh: SGK, tài liệu tham khảo; chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do GV giao từ tiết trước), đồ dùng học tập, tranh, ảnh về Nguyễn Công Trứ, Ca trù.

2. Phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các PP và kĩ thuật dạy học như sau:

- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác; Dạy học tích hợp.

- Kĩ thuật: đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, tranh luận, thuyết trình...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp học 2. Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3-5p) a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS chuẩn bị vào tiết học.

- Rèn luyện tính tự giác thực hiện nhiệm vụ cho học sinh. - HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Phƣơng pháp:

- GV cho HS nghe bài hát “Hồng hồng Tuyết tuyết” do nghệ sỹ Quách Thị Hồ biểu diễn [Phụ lục 4].Bài hát Hồng hồng Tuyết tuyết - Quách Thị Hồ:

https://www.youtube.com/watch?v=XhAgzMVmY5w - HS xem trình chiếu và trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: HS nhận thức được về Ca trù thể hiện thái độ học tập của mình.

d. Tiến trình tổ chức:

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Bài hát em vừa nghe thuộc loại hình âm nhạc nào? Gắn với DSVH nào của dân tộc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: Từ câu trả lời của học sinh giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm việc và

dẫn dắt vào bài mới.

Lời dẫn vào bài mới: NCT là một nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, tài trí, có lối sống tự do phóng túng, ngang tàng, ngạo nghễ với đời. Để thể hiện được con người mình một cách đầy đủ nhất ông đã chọn hình thức Hát nói- một thể loại mà ông rất yêu thích để sáng tác bài thơ Bài ca ngất ngưởng. Hôm nay cô cùng các em sẽ đến với bài học này để cảm nhận đầy đủ hơn về con người nhà thơ cũng như những nét đặc sắc của bài thơ.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 70 phút) a. Mục tiêu:

- HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Cảm nhận được phong thái “ngất ngưởng” của tác giả qua nội dung bài Hát nói.

- Cảm thông, chia sẻ và trân trọng tài năng, nhân cách của Nguyễn Công Trứ. - Nắm được nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ.

b.Phƣơng pháp:

- Nội dung 1: Hoạt động cá nhân tìm hiểu mục tiểu dẫn (về tác giả, tác phẩm). - Nội dung 2: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm phần đọc hiểu văn bản. - Nội dung 3: Hoạt động cá nhân tổng kết nội dung và nghệ thuật.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân HS. Kết quả thảo luận nhóm.

d. Tiến trình tổ chức:

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu phần

Tiểu dẫn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. (Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca trù)

Gv giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu trước qua Phiếu học tập:

+ Những thông tin cần biết về tác giả NCT và văn bản Bài ca ngất ngưởng? + Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của Ca trù - hát nói? Mối quan hệ của NCT với Ca trù?

+ Sưu tầm tranh ảnh, băng đĩa, video…liên quan đến DSVH Ca trù? + Xu hướng tiếp nhận nét văn hóa ấy trong nhịp sống hiện nay? Bản thân lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Nếu sự lựa chọn đi ngược lại với đa phần số đông, bản thân sẽ xử lý ra sao để bảo vệ lựa chọn ấy

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập

(HS suy nghĩ, tìm hiểu phần Tiểu dẫn

I. TIỂU DẪN

1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778- 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn.

- Quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

- Có tài, có cá tính, đỗ đạt làm quan nhưng con đường làm quan gặp nhiều thăng trầm.

- Giàu lòng yêu nước, thương dân. - Sự nghiệp thơ văn:

+ Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. + Thể loại yêu thích là hát nói ( ca trù). Ông có trên 50 bài thơ, trên 60 bài Ca trù (hát nói) và một bài phú Nôm nổi tiếng là “Hàn nho phong vị phú”.

+ NCT là người có công đầu với thể loại Ca trù.

+ Nội dung: Thơ của ông chủ yếu là để tỏ lòng, nói chí, thể hiện cá tính, tình cảm yêu nước, thương dân.

SGK, hoàn thành nội dung yêu cầu của Phiếu học tập, gửi kết quả qua Email, Zalo cho GV kiểm duyệt.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS báo cáo sản phẩm “Phiếu học tập” đã hoàn thiện bằng slide tại lớp, trong thời gian 10 phút.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS ở nhà và tại lớp.

- GV nhận xét, chốt kiến thức (nếu thấy cần phải bổ sung), lồng ghép tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn DSVH Ca Trù cho HS. * GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Đọc tác phẩm.

- GV mời một HS đọc : Yêu cầu giọng đọc phù hợp với nội dung cảm xúc của bài hát nói: tự hào, sảng khoái, tự tin - HS đọc. Lớp theo dõi (Thời gian 3 phút)

- Các HS khác nhận xét giọng đọc của bạn.

- GV nhận xét cách đọc của HS và đọc mẫu.

- Văn bản Bài ca ngất ngưởng còn được hát theo thể Ca trù.

- GV mời 1 HS thể hiện bài hát.

- HS hát. Lớp theo dõi. Kết thúc bài hát GV và HS vỗ tay tán thưởng. ( Thời gian 5 phút)

- Các HS khác nhận xét giọng hát của bạn.

- GV nhận xét phần thể hiện tác phẩm của HS và cho điểm.

- Tìm hiểu bố cục của văn bản (Thời gian 3 phút)

- Gv hỏi HS về bố cục của văn bản

2. Tác phẩm “Bài ca ngất ngƣởng”:

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà ( sau 1848).

- Thể loại: hát nói là thể tổng hợp giữa thi ca và âm nhạc, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

- Đề tài: thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc - hiểu khái quát - Bố cục: 3 phần

- Sáu câu đầu: Ngất ngưởng ở chốn quan trường.

- Mười câu tiếp: Ngất ngưởng khi về hưu.

- Ba câu cuối: Tuyên ngôn khẳng định cá tính, bản lĩnh.

- HS trình bày cách phân chia bố cục văn bản. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, bổ sung phần nêu bố cục văn bản của HS. * GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV phát vấn:

+ Cảm hứng chủ đạo rõ nhất của bài thơ được thể hiện qua từ nào? Số lần xuất hiện của từ đó trong bài thơ?

Hãy giải thích nội dung ý nghĩa từ “ngất ngưởng”? Từ nghĩa ấy em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập (Thời gian 5 phút)

- HS tiếp nhận, thảo luận nhóm cặp đôi và suy nghĩ câu trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- HS phát biểu cá nhân. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bƣớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, bổ sung, chốt kiến thức => Ghi kiến thức then chốt lên bảng

* GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu 6 câu đầu:

Bƣớc 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ:

Nhóm 1:

+ Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ?

+ Tại sao ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan?

2. Đọc - hiểu chi tiết

a. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: - Từ “ngất ngưởng”: ngoài nhan đề bài thơ nó còn xuất hiện 4 lần: câu 4, 8, 12 và câu cuối.

Nghĩa thực của từ “ngất ngưởng” là : trạng thái của một đồ vật có chiều cao, trong tư thế ngả nghiêng, không vững chắc, chênh vênh.

- Ỏ bài thơ này từ “ ngất ngưởng” có thể hiểu là cá tính, bản lĩnh dám vượt lên trên khuôn khổ, coi thường lễ giáo, dám sống với sở thích, cá tính của chính mình.

“Ngất ngưởng”: Là phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách và cá tính của mình. Chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định chính mình, khẳng định bản lĩnh cá nhân bắt nguồn từ ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân.

b. Sáu câu đầu: NCT “ngất ngƣởng” khi làm quan.

Nội dung:

- Câu 1: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” → mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta. =>Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân. Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Thể hiện quan niệm sống là hành động, sống là dấn thân, sống là nhập thế.

=>NCT đã khẳng định vai trò, trách nhiệm đối với dân với nước, với cuộc

Nhóm 2:

+ Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ“ngất ngưởng”của mình như thế nào?

+ Nhận xét nghệ thuật ( ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật) của đoạn thơ này?

( Thời gian 10 phút cho các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện trình bày )

Bƣớc 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận theo nhóm phân công của GV, trình bày ra bảng phụ. GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ từng nhóm khi HS cần.

Bƣớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS treo bảng phụ, thuyết trình sản phẩm. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bƣớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức => Ghi kiến thức then chốt lên bảng.

đời. Đó cũng chính là bản lĩnh tự tôn, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ.

- Câu 2 “Ông Hi Văn tài…vào lồng” + Tự xưng tên: Hi Văn ( Hiệu của NCT, có nghĩa là người văn hiếm có) => Ý thức về bản thân, tài năng, sự tự tôn cá nhân độc đáo.

+ “ Tài bộ”: tài năng lớn đã trở thành phong cách, bộ dạng

=> Ý thức về tài năng của bản thân + “ đã vào lồng”: Ông coi việc nhập thế làm quan là mất tự do, ông coi chốn quan trường như cái lồng giam hãm con người. Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện tài năng, hoài bão cùng nhiệt huyết cống hiến cho xã hội , cho triều đình, cho đạo vua tôi vì vậy ông có quyền ngất ngưỡng nhất trong triều đình.

=> Ý thức về sự cống hiến cao đẹp. - Giọng điệu câu thơ khách quan, nhà thơ đứng ngoài mình để gọi mình “ ông Hi Văn”.

- Khoe tài năng hơn người của mình: + Tài học hành, thi cử (thủ khoa); + Tài chính trị (tham tán, tổng đốc); + Tài quân sự (thao lược)

- Khoe danh vị hơn người, chức vụ thay đổi liên tục.

=> đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí.

=> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài. => Cách chơi ngông, dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân. Đằng sau đó là sự ý thức cao độ về tài năng và danh vị của ông.

Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.

- Thủ pháp nghệ thuật: điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức vụ từng đã trải qua. - Cách ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể

* GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu 10 câu

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN BẢN BÀI CA NGẤT NGƢỞNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ (Trang 37 - 48)