Nội dung chương trình ngoại khóa văn học dân gian bằng Game show

Một phần của tài liệu SKKN dạy học văn học dân GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN sỹ SÁCH (Trang 28 - 35)

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

2. Tổ chức dạy học văn học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm

2.2. Một số hình thức tổ chức dạy học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm

2.2.3.3. Nội dung chương trình ngoại khóa văn học dân gian bằng Game show

show “Đường lên đỉnh Olympia”

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- GV thiết kế câu hỏi và xây dựng trò chơi trên phần mềm Power Point - Xây dựng nội dung của hoạt động

+ Phần thi giới thiệu, chào hỏi

+ Phần thi Game show, gồm 4 phần: Khởi động; vượt chướng ngại vật; tăng tốc và về đích

+ Phần thi dành cho khán giả

- Thông báo với học sinh thời điểm tổ chức ngoại khóa, vào giữa tháng 1/2022

- GV phân lớp thành 4 tổ, các tổ sẽ cử bốn bạn trực tiếp tham gia dự thi. Các tổ chuẩn bị trước màn giới thiệu và chào hỏi thật sáng tạo và độc đáo.

- Cử ban thư kí, người dẫn chương trình

- Chuẩn bị phương tiện: máy tính, máy chiếu, tivi

- Xen giữa các phần thi, có thể biểu diễn văn nghệ, trình diễn các đoạn kịch được sân khấu hóa từ các văn bản dân gian mà các tổ đã diễn khi học các văn bản dân gian.

Bước 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Phần 1: Các đội chào hỏi và giới thiệu các thành viên tham gia cuộc thi Phần 2: Thi Game show “Đường lên đỉnh”

* Vòng 1: Phần thi khởi động

Thể lệ của vòng thi: Mỗi đội trả lời 5 câu hỏi, trả lời nhanh với 5 giây suy nghĩ. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Đội khác trả lời được 5 điểm.

24

Gói câu hỏi cho đội 1:

1. Văn học dân gian là sáng tác của ai? (Của nhân dân lao động) 2. Văn học dân gian có mấy thể loại? (12 thể loại)

3. Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có cơng với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng là thể loại gì? (Truyền thuyết)

4. Mị Châu là nhân vật trong văn bản nào? (Truyền thuyết An Dương và Mị Châu – Trọng Thủy)

5. Truyện “Tấm Cám” thuộc thể loại gì? (Cổ tích)

Gói câu hỏi cho đội 2:

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ …. (Truyền miệng)

2. Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động là thể loại nào? (Truyện cổ tích)

3. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc thể loại gì? (Truyện cười) 4. Ca dao thường sử dụng thể thơ nào nhất? (Thể thơ lục bát)

5. Mtao Mxây là nhân vật trong văn bản nào? (Sử thi Đăm Săn)

Gói câu hỏi cho đội 3:

1. Lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người là thể loại … (Ca dao)

2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là … (Tính truyền miệng và tính tập thể)

3. An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại gì? (Truyền thuyết)

4. Ngô và Cải là nhân vật trong văn bản nào? (Truyện cười Nhưng nó phải

bằng hai mày)

5. Hình ảnh “bến” trong bài ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” tượng trưng cho ai? (Người con gái)

Gói câu hỏi đội 4:

1. Cô gái trong bài ca dao hài hước “Cưới nàng anh toan đẫn voi” đã thách cưới bằng gì? (Thách cưới một nhà khoai lang)

25

2. Tác phẩm tự sự dân gian, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán, là thể loại gì? (Truyện cười)

3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” thuộc thể loại nào? (Sử thi) 4. Bụt là nhân vật thường xuất hiện trong thể loại nào? (Truyện cổ tích) 5. Văn học dân gian tồn tại bằng hình thức nào? (Truyền miệng)

* Vòng 2: Phần thi vượt chướng ngại vật: giải ơ chữ bí mật

Thể lệ của vòng thi: Mỗi đội lần lượt chọn 1 từ hàng ngang, có 10 giây suy nghĩ để trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm; trả lời sai không bị trừ điểm. Đội khác trả lời đúng được 5 điểm. Tìm từ hàng dọc 40 điểm (Nếu đã giải được 2/3 ơ chữ thì 20 điểm). Có thể bấm chng trả lời hàng dọc bất kì lúc nào. Trả lời bị sai loại khỏi phần thi này

Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Một trong hai bộ phận hợp thành văn học Việt Nam (Văn học viết)

Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái: Thể loại tự sự dân gian rất gần gũi với tuổi thơ của mỗi con người Việt Nam (Cổ tích)

Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái: Hình ảnh cây cầu đặc biệt trong ca dao … (dải yếm)

Hàng ngang số 4: Có 15 chữ cái: Một ước mơ cháy bỏng của nhân dân được thể hiện trong truyện cổ tích là … (Hạnh phúc gia đình)

Hàng ngang số 5: Có 11 chữ cái: Đầu tiên, Tấm hóa thân thành … (Chim vàng anh)

Hàng ngang số 6: Có 4 chữ cái: Mị Châu đã bị sứ Thanh Giang kết tội là … (giặc)

Hàng ngang số 7: Có 8 chữ cái: Cơng trình xây dựng của An Dương Vương được gọi là … (Loa thành)

Hàng ngang số 8: Có 8 chữ cái: Cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám thuộc kiểu nhân vật … (mồ côi)

Hàng ngang số 9: Có 11 chữ cái: Điền từ còn thiếu trong câu ca dao sau: “Đơi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi chăng nữa cũng ba vạn …. mới xa” (sáu ngàn ngày)

Hàng ngang số 10: Có 9 chữ cái: Sau khi chết, xác của Mị Châu (truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy) hóa thành … (Ngọc thạch)

Hàng ngang số 11: Có 11 chữ cái: lễ vật dẫn cưới của chàng trai trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi” là gì? (con chuột béo)

26

Hàng ngang số 12: Có 8 chữ cái: Thái độ bao dung của nhân dân, tha thứ của nhân dân trước lỗi lầm của Mị Châu và chứng thực cho tấm lòng trong sáng của nàng được thể hiện qua hình ảnh nào? (ngọc trai)

* Vòng 3: Phần thi tăng tốc - Đuổi hình bắt chữ

Thể lệ của vịng thi: Vịng thi này có 8 câu hỏi, đội nào bấm chng trước sẽ được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Nếu trả lời sai mà vẫn cịn thời gian thì đội khác có quyền trả lời, nếu hết thời gian thì cho qua.

Gắp lửa bỏ tay người Nấu sử sôi kinh

Cốc mò cò xơi Lá lành đùm lá rách

Nhưng nó phải bằng hai mày Có cơng mài sắt, có ngày nên kim

Lợn cưới áo mới Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

27

* Vòng 4: Phần thi về đích

Thể lệ của vịng thi: Có 4 gói câu hỏi, mỗi gói có 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm. Phần thi này các đội có quyền chọn ngơi sao hi vọng, trả lời đúng được nhân đôi số điểm, trả lời sai bị trừ gấp đôi số điểm. Đội trưởng bắt thăm gói câu hỏi cho đội mình. Ở phần thi này nếu điểm của các đội bằng nhau thì sẽ trả lời câu hỏi phụ.

Gói câu hỏi số 1:

Câu 1: Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của VHDG? A. Tính đa nghĩa B. Tính nguyên hợp

C. Tính phi ngã D. Tính dị bản Câu 2: Đêm đêm làm bạn với đèn

Giúp người quân tử khỏi hèn chí cao (Là cái gì? Quyển sách)

Câu 3: Quê hương của làn điệu quan họ Việt Nam?

A. Bắc Kinh B. Thái Bình

C. Thái Nguyên D. Nghệ An

Câu 4: TrongTruyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, việc An Dương Vương được thần linh giúp đỡ khi xây thành có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định việc làm của ADV là được lòng trời, hợp lòng dân.

B. Khẳng định việc làm của ADV là thấu tình, đạt lí. C. Khẳng định việc làm của ADV là vì nghĩa, vì dân. D. Khẳng định việc làm của ADV là vơ cùng khó khăn.

Câu 5: Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói điều gì? A. Tấm là người lương thiện và được bụt giúp đỡ nên không thể chết. B. Tấm rất yêu nhà vua nên đã hóa thân để được ở gần vua.

C. Sự chủ động, tích cực của Tấm trong cuộc đấu tranh để giữ hạnh phúc

D. Tấm khơng thể siêu thốt nên tìm cách để gửi gắm linh hồn mình.

Gói câu hỏi số 2:

Câu 1: Có cổ mà chẳng có đầu

Có tay mà chẳng có chân mới tài Dù là già trẻ, gái, trai

Mùa đông, mùa hạ, ai ai cũng cần

28

Câu 2: Dịng nào dưới đây nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”

A. Bi kịch cá nhân lồng trong bi kịch gia đình B. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước

C. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch đất nước

D. Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch gia đình

Câu 3: Vở “Quan âm Thị Kính” thuộc thể loại sân khấu nào?

A. Tuồng B. Chèo C. Cải lương D. Hát bội

Câu 4: Một hình thức biểu diễn nghệ thuật dưới nước của văn hóa dân gian? (Múa rối nước)

Câu 5: Nhân vật ơng Trời có vai trị gì trong cuộc chiến của Đăm Săn? A. Giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong những lúc khó khăn B. Thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định chiến thắng của con người

C. Phù trợ cho nhân vật anh hùng thêm sức mạnh

D. Góp phần hạn chế và hạ thấp vai trị của người anh hùng

Gói câu hỏi số 3:

Câu 1: Làng tranh Đông Hồ ngày nay thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Bắc Ninh B. Bình Thuận

C. Thừa Thiên Huế D. Quảng trị Câu 2: Đến đây hỏi khách tương phùng

Con gì mọc cánh dạo cùng nước non.

(Cái gì? Thuyền buồm)

Câu 3: Thủ pháp nghệ thuật gây cười trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là gì?

A. Chơi chữ B. Nói quá C. Nói giảm, nói tránh D. Mâu thuẫn trái

tự nhiên

Câu 4: Nghệ thuật biểu đạt nổi bật của bài ca dao: “Ước gì sơng rộng một

gang – Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” là gì?

A. Lấy những hình ảnh khơng có thực để diễn tả những điều có thực B. Lấy sự vật lớn lao, vĩnh hằng để diễn tả tình cảm của con người

C. Lấy những sự vật cụ thể để diễn tả những cái trừu tượng

29

Câu 5: Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” là của dân tộc nào?

A. Thái B. Mường C. Mơ-nông D. Dao

Gói câu hỏi số 4:

Câu 1: Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng (Là cái gì? Bàn chân)

Câu 2: Truyện thơ khác truyện cổ tích ở điểm nào?

A. Thể hiện niềm thương cảm đối với những số phận nhỏ bé, bất hạnh B. Phê phán đối với cái xấu, cái ác

C. Thể hiện ước mơ và khát vọng hạnh phúc của người lao động

D. Kết hợp tự sự và trữ tình, vừa phản ánh hiện thực vừa diễn tả tâm tư, tình cảm

Câu 3: Ca dao than thân thường mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Thân có nghĩa là gì?

A. Thân thể B. Thân nhân C. Thân phận D. Thân cận Câu 4: Trong truyện Tấm Cám, vật nào sau đây được coi là vật kết nối nhân duyên giữa Tấm với nhà vua?

A. Con cá bống và miếng trầu

B. Chiếc hài và miếng trầu

C. Miếng trầu và quả thị

D. Chim vàng anh và miếng trầu

Câu 5: Tục ngữ khơng thể hiện điều gì? A. Trí tuệ dân gian

B. Tiếng nói trữ tình dân gian

C. Triết lí dân gian

D. Tri thức bách khoa dân gian

* Câu hỏi phụ: Câu đồng dao “Núi cao sơng hãy cịn dài/ Năm năm báo oán

đời đời đánh ghen” gợi nhắc đến truyền thuyết nào? (Sơn Tinh – Thủy Tinh)

* Câu hỏi dành cho khán giả:

Câu 1: Kể tên năm trò chơi dân gian mà bạn biết? (nu na nu nống; ô ăn quan; rồng rắn lên mây; bịt mắt bắt dê; trồng nụ trồng hoa; kéo cưa lừa xẻ; đi chợ về chợ; chi chi chành chành; nhảy dây; kéo co; rồng rắn lên mây...)

Câu 2: Tên riêng của nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám? (Khơng có tên riêng)

30

Câu 3: Ý nghĩa của hình ảnh “Ngọc trai – nước giếng” trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”? (Chứng minh tấm lòng trong trắng của Mị Châu; thể hiện sự bao dung của nhân dân đối với Mị Châu, sự tha thứ của nhân dân và Mị Châu đối với lỗi lầm của Trọng Thủy)

Câu 4: Ca dao than thân thường có mơ tip mở đầu như thế nào? Hãy đọc 5 bài ca dao than thân. (Mô tip “thân em”)

Câu 5: Chiếc bánh chưng đầu tiên của nước ta do ai làm nên? (Lang Liêu) Câu 6: “Vừa bằng quả ổi/ khi nổi khi chìm” là con gì? (Con ốc)

Câu 7: An Dương Vương là vua của nước nào? (nước Âu Lạc) Câu 8: Đi thì đứng, đứng thì ngã là cái gì? (Xe đạp)

Câu 9: Tấm hóa thân mấy lần? Hóa thân thành những gì? (Chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị)

Câu 10: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” gây cười nhờ yếu tố nào? (Lời nói kết hợp với hành động, cử chỉ)

Bước 3: Tổng kết, trao giải

- Thư kí tổng hợp kết quả điểm qua các vòng thi - Giáo viên trao giải cho đội thắng cuộc

- Với hoạt động trải nghiệm này, những kiến thức về VHDG sẽ trở nên gần gũi, đọng lại ấn tượng lâu bền trong trí nhớ của HS.

Một phần của tài liệu SKKN dạy học văn học dân GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN sỹ SÁCH (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)