II. TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
2. Tổ chức dạy học văn học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm
2.2. Một số hình thức tổ chức dạy học dân gian thông qua hoạt động trải nghiệm
2.2.4. Dạy học Văn học dân gian qua việc tổ chức CLB Văn học dân gian
2.2.4.1. Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, ... dưới sự định hướng của GV nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa HS với HS, giữa HS với GV. Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để HS cùng nhau thực hiện những đam mê, sở thích, phát triển những năng lực, sở trường riêng. Đồng thời giúp HS phát triển các kĩ năng: giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ý kiến; kĩ năng xây dựng và tổ chức hoạt động; kĩ năng làm việc nhóm, ra quyết định và giải quyết vấn đề... Thông qua hoạt động câu lạc bộ, GV hiểu và nắm rõ hơn những năng khiếu riêng của HS, những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp thích hợp cho HS.
Câu lạc bộ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì theo tuần, tháng hoặc quý một lần. Trong trường học có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau, như: câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ Tốn học, câu lạc bộ Văn học, ... Sinh hoạt câu lạc bộ có thể tổ chức theo quy mơ tồn trường, tồn khối hoặc từng lớp.
31
Để câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có ban chủ nhiệm điều hành các hoạt động của câu lạc bộ. Khi hoạt động, cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Tham gia trên tinh thần tự nguyện - Không phân biệt đối xử
- Đảm bảo sự cơng bằng
- Phát huy tính sáng tạo của HS - Tôn trọng ý kiến cá nhân - Đảm bảo bình đẳng giới - Đảm bảo quyền trẻ em
- Học sinh là chủ thể quyết định mọi vấn đề của câu lạc bộ
2.2.4.1. Tổ chức Câu lạc bộ văn học dân gian
Đây là hoạt động bổ ích dành cho HS yêu văn học, có niềm đam mê với văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng, có hứng thú đặc biệt với mơn Ngữ văn. Đây cũng là cách để GV phát hiện, bồi dưỡng HS có năng khiếu văn học.
Hoạt động câu lạc bộ văn học dân gian nằm trong “Câu lạc bộ văn học” là một chủ đề hoạt động định kì của câu lạc bộ văn học. Câu lạc bộ này được tôi tổ chức theo quy mô cấp lớp, dành cho những học sinh có niềm đam mê văn học ở lớp 10C1 và 10C4.
* Mục tiêu xây dựng câu lạc bộ: Tạo mơi trường sinh hoạt cho những HS có niềm đam mê văn học, có hứng thú với mơn Ngữ văn; giúp GV phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu văn học cho HS
* Xây dựng và kiện toàn câu lạc bộ:
- Đặt tên câu lạc bộ: Câu lạc bộ văn học dân gian/ Câu lạc bộ văn học
- Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả thì cần có một ban quản trị năng nổ, có tinh thần trách nhiệm cao. Ban quản trị của Câu lạc bộ văn học dân gian bao gồm:
+ Ban chủ nhiệm, có nhiệm vụ điều hành chung các hoạt động của câu lạc bộ, gồm có: Em Bạch Thị Vinh (10C4), em Bùi Thị Châu (10C4), em Nguyễn Thị Linh Chi (10C1), em Bùi Thảo Nguyên (10C1)
+ Ban nội dung, có nhiệm vụ xây dựng nội dung hoạt động của câu lạc bộ, gồm có: Em Nguyễn Thị Phương (10C4), em Đặng Thị Giáng My (10C4); em Nguyễn Thị Hà Vy (10C1); em Nguyễn Sỹ Hùng (10C1)
+ Ban tuyên truyền, có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá hoạt động của câu lạc bộ, gồm có: Em Lê Thị Hằng (10C4), Đinh Thị Huyền (10C4); Nguyễn Tiến Đạt (10C1), Nguyễn Thị Quỳnh Anhh (10C1)
32
- Nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ: Sáng tác thơ, văn lấy đề tài từ văn học dân gian; vẽ tranh về đề tài văn học dân gian; phân tích, bình giảng các hình tượng văn học dân gian hoặc các văn bản văn học dân gian; tìm hiểu ảnh hưởng của văn học dân gian, văn hóa đân gian trong đời sống và trong văn học viết…
- Sinh hoạt câu lạc bộ theo định kì mỗi tháng một lần. Kết thúc mỗi buổi sinh hoạt, ban nội dung cần đề ra nội dung tiếp theo để HS chuẩn bị kĩ lưỡng.
Tùy đặc điểm, sở thích của từng đối tượng HS mà GV định hướng câu lạc bộ xây dựng nội dung sinh hoạt phù hợp.
* Một số chủ đề sinh hoạt của Câu lạc bộ văn học dân gian: - Sức sống của văn học dân gian Việt Nam
- Triết lí sống của nhân dân ta qua ca dao, dân ca
- Quan niệm sống của nhân dân ta qua truyện cổ tích “Tấm Cám” - Tri thức dân gian qua ca dao, tục ngữ
- Tiếng nói của nhân dân qua truyện cười
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy…
2.2.4.2. Hiệu quả của hoạt động Câu lạc bộ văn học dân gian
Câu lạc bộ Văn học dân gian thực sự là một sân chơi bổ ích dành cho những bạn đam mê văn học. Sau những giờ học căng thẳng thì những buổi sinh hoạt của câu lạc bộ đã giúp các em có thể giải tỏa cảm xúc; giúp các em gắn bó với trường lớp, bạn bè; có hứng thú tìm hiểu về văn học, văn hóa dân gian ngay tại địa phương mình.
Nhờ nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng nên Câu lạc bộ thật sự là nơi để những bạn yêu văn học có điều kiện thể hiện những khám phá mới mẻ của bản thân về các tác phẩm văn học dân gian. Qua hoạt động của Câu lạc bộ, các em có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu, bàn luận sâu hơn về văn học dân gian; chia sẻ điều mình hiểu với bạn bè và được bạn bè góp ý, đánh giá nên kiến thức các em càng được nâng cao, mở rộng. Điều mà trong các giờ học chính khóa khó có thể thực hiện được. Không những vậy, nhờ hoạt động của Câu lạc bộ các em cũng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về truyền thống, về văn hóa của vùng q mình. Rất nhiều câu chuyện gắn liền với những vị anh hùng dân tộc, những người có cơng với quê hương mà bây giờ các em mới được tìm hiểu kĩ càng, như: Công lao của tướng Nguyễn Cảnh Hoan gắn liền với cơng trình kiến trúc đền Hữu ở xã Thanh Yên. Hay đền Hai hầu ở xã Thanh Dương gắn liền với hai nhân vật lịch sử Nguyễn Phùng Thời, Nguyễn Bá Quỳnh, hai bậc danh nho thế kỉ 18. Câu chuyện về ông tổ của nhà thờ họ Nguyễn Duy ở xã Thanh Lương. Câu chuyện về thời nhỏ Bác Hồ từng theo cha lên chơi ở nhà thờ họ Nguyễn Sỹ tại xã Thanh Lương. Câu chuyện về tướng Phan Đà gắn liền với đền Bạch Mã, Võ Liệt, Thanh Chương… Chính nhờ
33
những hoạt động này giúp các em thêm yêu quê hương, tự hào về q hương mình. Từ đó, giúp các em có cái nhìn sâu sắc về những cơng lao của các thể hệ đi trước, hình thành lối sống ân nghĩa, sống có lí tưởng và trách nhiệm với cộng đồng.
Mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ thực sự là một hoạt động xemina sơi nổi, bổ ích. Tại đó, các em cùng nhau tranhh luận, trao đổi, đánh giá góp ý cho nhau về các bài viết, những sáng tác nghệ thuật: làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, viết nhạc… Thơng qua đó, các kĩ năng của các em được trâu dồi, ngày càng hoàn thiện hơn.
Hoạt động câu lạc bộ cũng giúp HS hình thành các kĩ năng như, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc dưới áp lực, kĩ năng viết, kĩ năng thuyết phục…