III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
b. Tổ chức thực hiện:
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại tâp tính (10 phút) a Mục tiêu
a. Mục tiêu
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Tìm được các ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được trong thực tế. - Phát triển được các năng lực và phẩm chất :
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm kiếm tài liệu về các loại tập tính ở động vật.
+ Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
33
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
GV Cho hs xem video tại: (nêu cần)
https://youtu.be/Q47N7F1k3rM?t=39 ( tập tính kiếm ăn và săn mồi của động vật) https://youtu.be/2f3yHmxVHo4?t=24 ( Nhện giăng tơ)
https://youtu.be/RrHOwdPNUeI?t=11 ( tập tính ve sầu) https://youtu.be/jBmIgeSdNnc?t=3 ( Ếch kêu)
https://youtu.be/f_NEoXovHXI?t=34 ( đèn xanh, đèn đỏ) Sau đó đưa ra các ví dụ sau
1. Ve kêu về mùa hè
2. Người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại 3. Khỉ làm xiếc
4. Chó con vừa sinh ra đã biết bú mẹ 5. Chó bắt tội phạm
6. Ếch kêu vào mùa sinh sản
- Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
+ Nhóm 1,2 tìm các ví dụ về tập tính bẩm sinh trong số các tập tính ở 6 ví dụ trên và rút ra khái niệm, đặc điểm về tập tính này
+ Nhóm 3,4 tìm các ví dụ về tập tính học được trong số các tập tính ở 6 ví dụ trên và rút ra khái niệm, đặc điểm về tập tính này
Để phân biệt rõ tập tính bẩm sinh và học được, GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trong nhóm (mỗi nhóm đã được giao nhiệm vụ cụ thể chuẩn bị ở nhà) và điền vào phiếu học tập sau:
Đặc điểm phân biệt Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm Đặc điểm
Sắp xếp các VD ở trên vào đúng cột
- HS Chuẩn bị sản phẩm để báo cáo trước lớp.
- Học sinh không tham gia báo cáo chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép và đối chiếu với kiến thức cần đạt giáo viên cung cấp đánh giá việc tự học của các cặp đôi theo nguyên tắc Nội dung cần đạt Hoàn thành rất tốt Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành
34
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập của nhóm ( Nhóm 1,2 ghi vào phiếu học tập số 1; Nhóm 3,4 ghi vào phiếu học tập số 2)
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Mỗi nhóm cử đại diện 1 số HS báo cáo kết quả - Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
- Học sinh không tham gia báo cáo chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép và chuẩn bị các nội dung thảo luận, góp ý theo các tiêu chí đánh giá trên.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm và đưa ra kết luận chính xác về nội dung
- Trong kết luận, nhận định, giáo viên cần tập trung vào các nội dung sau: + Bám sát mục tiêu bài dạy để đánh giá sản phẩm của các nhóm
+Tổng hợp kết quả báo cáo của các nhóm và chỉ ra những tồn tại của một số sản phẩm, phân tích nguyên nhân hoặc có thể để học sinh tự phân tích nguyên nhân tồn tại trong sản phẩm của nhóm mình
- Giáo viên chuẩn hóa và hướng dẫn nhóm học sinh hoàn thiện sản phẩm . Kiến thức học sinh cần đạt (mục tiêu):
*Kết luận:
II. Các loại tập tính
Đặc điểm
phân biệt Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm
- Sinh ra đã có.
- Được di truyền từ bố mẹ. - Đặc trưng cho loài
- Hình thành trong quá trình phát triển cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm - Không di truyền
- Mang tính cá thể Đặc điểm - Là chuỗi phản xạ không điều
kiện
- Trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra
- Thường bền vững và không thay đổi
- Là chuỗi phản xạ có điều kiện
- Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron - Không bền vững dễ bị thay đổi hoặc biến mất nếu không được củng cố thường xuyên Sắp xếp các VD ở trên vào đúng cột 1. Ve kêu về mùa hè
4. Chó con vừa sinh ra đã biết
bú mẹ 6. Ếch kêu vào mùa sinh sản
2. Người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại
3. Khỉ làm xiếc 5. Chó bắt tội phạm
35