- Tiêu chí 1: Kĩ năng ghi nhớ kiến thức tự học thông qua việc nêu được nộ
3/ Hình thức trình bày bản
trình bày bản
báo cáo thuyết trình
8 Bố cục bản báo cáo, thuyết trình hợp lý 9 Kích thước chữ (viết) hợp lý 10 Khoảng cách giữa các dòng hợp lý 11 Hình vẽ, bảng biểu, … bố trí hợp lý 4/ Kỹ năng thuyết trình/báo cáo
12 Xác định được đối tượng nghe phù hợp 13 Giọng truyền cảm
14 Biểu cảm về giọng nói, cử chỉ 15 Ánh mắt khi quan sát người nghe 16 Khả năng bao quát những người nghe 17 Tương tác với người nghe
18 Tương tác với các phương tiện, công cụ, thiết bị có nhuần nhuyễn
19 Xử lí tình huống 1 cách phù hợp 20 Khả năng quản lý thời gian
Với bảng quan sát này giáo viên có thể sử dụng để nhóm và giữa các học sinh với nhau hoặc giáo viên đánh giá học sinh. Khi thực nghiệm tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm và giữa các học sinh với nhau.
Kết quả đánh giá dựa trên số tiêu chí “có” để cho điểm, mỗi tiêu chí “có” tương ứng với 1 điểm. Căn cứ vào số điểm thu được để xếp loại mức độ đạt được nhóm kỹ năng này thành các mức độ (MĐ) như sau: MĐ1 = 0.5 đến 4.5 điểm; MĐ2 = 5 đến 6.5 điểm; MĐ3 = 7 đến 8.5 điểm. MĐ4 = 9 đến 10 điểm.
49
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá thái độ, hành vi và kỹ năng tự học, tự thể hiện bản thân thông qua hoạt động học tập theo bảng kiểm 3.3
Mức độ Thực nghiệm Đối chứng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Mức độ 4 36 43.38% 31 34.83% Mức độ 3 42 50.60% 43 48.31% Mức độ 2 4 4.82% 13 14.60% Mức độ 1 1 1.20% 2 2.40%
Từ các bảng số liệu nêu trên, chúng ta có các biểu đồ sau đây:
Hình 3.1. Biểu đồ tổng hợp kết quả đánh giá thái độ, hành vi và kỹ năng tự học, tự thể hiện bản thân thông qua hoạt động học tập theo bảng kiểm 3.4
Căn cứ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy việc đánh giá thái độ, hành vi và kỹ năng tự học, tự thể hiện bản thân thông qua hoạt động học tập bằng hình thức đánh giá đồng đẳng cho thấy tính khách quan và thông qua đây cho chúng ta thấy việc rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh ở nhóm thực nghiệm là tốt hơn nhóm đối chứng.
Với bảng số liệu thu thập được nhằm đánh giá các kĩ năng xác định mục tiêu, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học cũng như kĩ năng đánh giá và điều chỉnh ý thức tự học của bản thân. Với hình thức lấy số liệu đánh giá thông qua việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong nhóm học tập thông qua các hoạt động tiếp nhận, giao nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sưu tầm tài liệu, học liệu, tham gia tích cực hay không vào các hoạt động chung của nhóm…Đây chính là cơ sở khảng định các nội dung của bảng kiểm dùng để HS đánh giá đồng đẳng là hợp lý.
43.38% 50.60% 50.60% 4.82% 1.20% 34.83% 48.31% 14.60% 2.40% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% Mức độ 4 Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 1 Thực nghiệm Tỷ lệ % Đối chứng Tỷ lệ %
50
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận
Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, trong khuôn khổ sáng kiến, chúng tôi đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau:
1.1. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề về dạy học
theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. Nguyên lý chung của phương pháp này là HS sẽ tự tìm hiểu nội dung bài học ở nhà qua mạng, sau đó tại lớp, HS sẽ tương tác cùng GV và các HS khác để củng cố nội dung kiến thức. Phương pháp này giúp HS có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kĩ năng, đồng thời cho phép GV có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi sâu hơn vào nội dung bài học. Kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược" trong môn Sinh học ở các trường THPT cho thấy, hầu hết GV chưa sử dụng mô hình này vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
1.2. Dựa trên kết quả nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn và những phân
tích nội dung kiến thức chương cảm ứng – sinh học 11, chúng tôi đã đề xuất một số nội dung có thể sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong quá trình dạy học. Chúng tôi cũng đã xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học Sinh học với sự hỗ trợ của công cụ mạng xã hội học tập.
1.3. Kết quả TN sư phạm ở trường THPT Quỳnh lưu 2 bước đầu chứng tỏ
được hiệu quả của PPDH theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Sinh học. Mô hình này giúp HS hứng thú hơn với bài học, đồng thời mô hình “Lớp học đảo ngược” giúp HS hình thành và phát triển nhiều năng lực, trong đó có năng lực tự học
2. Kiến nghị
- Phạm vi nghiên cứu đề tài còn nhỏ, đối tượng thực nghiệm còn hạn chế, vì vậy, cần tiếp tục triển khai nghiên cứu việc ứng dụng phương pháp “Lớp học đảo ngược” trong điều kiện dạy học của Việt Nam trên phạm vi rộng hơn nhằm khẳng định sự phù hợp và tính ưu việt của hình thức học tập này.
- Cần xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho GV về hình thức “Lớp học đảo ngược” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
- Cần tăng cường đầu tư cho các trường phổ thông về hệ thống các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, phòng học bộ môn, các phần mềm dạy học,... để GV phổ thông có điều kiện tổ chức dạy học theo nhiều hình thức trong đó bao gồm cả “Lớp học đảo ngược”.
Quỳnh Lưu, ngày 20/4/2022
Tác giả
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] NewsRx Health(2012). Applied Physics; Flipped classroom teaching model gains an online communiy
https://www.seas.harvard.edu/news/2012/02/flipped-classroom-teaching-model- gains-online-community
[2] Bergmann, J., Overmyer, J., and Wilie, B. (2012), The flipped class: Myths vs Reality. The Daily Riff. Retrieved from
http://www.thedailyriff.com/articles/theflipped-class-conversation-689.php
[3] Nguyễn Trí Hiển (2015), Mô hình lớp học Flipped Classroom (Lớp học Đảo ngược) thay đổi cách tiếp cận giáo dục.
https://www.nguyentrihien.com/2015/12/mo-hinh-lop-hoc-flipped-classroom- lop.html
[4] Hồ Sỹ Anh ( 2021) , Giải pháp nào để triển khai lớp học đảo ngược?
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giai-phap-nao-de-trien-khai-lop-hoc-dao-nguoc- dz6EzAK7g.html
[5] https://hoatieu.vn/nang-luc-va-nang-luc-tu-hoc-cua-hoc-sinh-la-gi-
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương
trình tổng thể.
[7] Knowles, M. S. (1975), Self-directed Learning: A Guide for Learners and Teachers, Association Press, Michigan University.
[8] [Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học; Nguyễn Cảnh Toàn (2009),
Tự học như thế nào cho tốt)
[9] Taylor, B. (1995), Self- directed Learning: Revisiting an idea most appropriare
for middle school students, ERIC Document No. ED395287.
[10] Candy P. C. (1991), Self-direction for lifelong Learning: A comprehensive guide to theory and practice, San Francisco, Jossey-Bass.
[11] Phan Thị Thanh Hội - Kiều Thu Giang(2017). Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương cảm ứng( Sinh học 11). Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, kì 1- 7/2016.
[12] Đinh Quang Báo, Phan Thị Thanh Hội, Trần Thị Gái, Nguyễn Thị Việt Nga(2018). Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
52
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH (THPT) Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ... Lớp:…...Trường:...
Các bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào thông tin mà mình lựa chọn.
Câu 1: STT Các yếu tố Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ 1 Đọc và tìm hiểu về bài trước khi đến lớp