Tổ chức các cuộc thi thuyết trình

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục cảm xúc và kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT tại TRƯỜNG THPT cờ đỏ (Trang 28 - 30)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số giải pháp giáo dục cảm xúc và kĩ năng sốngcho học sinh

3.4. Tổ chức các cuộc thi thuyết trình

-Mục tiêu: Giáo dục cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình,

kĩ năng giao tiếp và tự tin, kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

- Chuẩn bị:

+ Xác định được chủ đề và nội dung cuộc thi. Các cuộc thi có thể tổ chức như: thi thuyết trình truyền an tồn giao thơng trong học sinh, chống bạo lực học đường, thi khởi nghiệp sáng tạo, thi nấu ăn, thi cắm hoa hoặc một chủ đề nào đó liên quan đến học sinh mà giáo viên chủ nhiệm muốn rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

+ Xác định hình thức tổ chức: tổ chức thi giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ. + Thời gian: thời gian có thể lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp 15 phút hoặc sinh hoạt cuối tuần.

VD: Tổ chức thi thuyết trình phịng chống bạo lực học đường

Hoạt động này được lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Thời gian chuẩn bị: 1 tuần

Mục tiêu: - Giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện nội quy của nhà trường.

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng kiểm soát cảm xúc…

Nội dung: Vẽ tranh và viết bài thuyết trình với chủ đề phịng chống bạo lực

học đường.

Chuẩn bị:

Giáo viên: - xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch hoạt động cho học sinh. - Yêu cầu mỗi tổ vẽ 1 bức tranh có nội dung phịng chống bạo lực học đường. - Tổ thảo luận đề vẽ tranh đồng thời viết bài thuyết trình liên quan đến bức

tranh.

- Đưa ra thơng điệp về phịng chống báo lực học đường.

Học sinh: chuẩn bị giấy A0, bút màu. Tiến hành thảo luận và xây dựng ý tưởng cũng như thực hiện yêu cầu mà giáo viên đưa ra.

Hình 8: Học sinh thực hiện phần thi thuyết trình phịng chống bạo lực học đường

Kết quả hoạt động:

Qua quan sát và thực hiện nhiệm vụ được giao 100% học sinh tham gia hoạt động tích cực. Học sinh hiểu được bạo lực học đường là một vấn nạn cần được đẩy lùi ra khỏi học đường. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của học sinh. Bạo lực học đường gồm giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với những người ngoài xã hội. Bạo lực học đường là hành vi không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lí của học sinh.

Hình 9: Học sinh thực hiện các phần thi thuyết trình

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục cảm xúc và kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT tại TRƯỜNG THPT cờ đỏ (Trang 28 - 30)