.Về chất lượng đại trà

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học TRỰC TUYẾN tại TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG (Trang 33)

Theo thống kê bảng 1, nhìn chung chất lượng học tập không hề giảm sút, mà đồng đều ở tất cả các môn.

+ Năm học 2020-2021: toàn trường có 1823 em (93,54%) loại giỏi; khá 125 em ( 6,41%), loại trung bình có 1 em (0.05%) đã phản ánh đúng chất lượng nhà trường.

+ Năm học 2021-2022, khi cán bộ giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong dạy học trực tuyến, kết quả đạt được ở các môn học đã cao hơn rõ rệt. Cụ thể, học kỳ 1 vừa qua có 95,1 % HS xếp loại học lực giỏi, 4, 9% HS học lực loại khá , không có học sinh xếp loại trung bình, yếu kém.

Ở bảng 2, chất lượng các môn học đã có sự bứt phá vươn lên rõ rệt, đặc biệt là khối lớp 12 ở các môn: Toán, Hóa, Tiếng Anh, GDCD. Số liệu này phản ánh sự nỗ lực quyết tâm của các em trước xu thế lựa chọn nghề nghiệp.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chất lượng mũi nhọn của nhà trường đã đạt được trong thời gian qua như: kết quả học sinh giỏi Tỉnh, kết quả tốt nghiệp THPT và Đại học.

3.2. Về chất lượng mũi nhọn:

* Năm 2019- 2020:

+ Về chất lượng học sinh giỏi tỉnh: trường nằm trong top đầu của khối trường phổ thông không chuyên.

+ Về kết quả thi tốt nghiệp THPT và đại học: 100% học sinh khối 12 đậu tốt nghiệp THPT và đại học, trong đó có 53 em đạt từ 27 điểm trở lên.

* Năm học 2020 – 2021:

Bảng 2: Thống kê điểm trung bình môn học theo khối Học kỳ 1, năm học 2019 - 2020 - 2021 - 2022

29 + Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh xếp thứ nhất toàn tỉnh với 29/30 em đạt giải, trong đó có 02 học sinh giải nhất (thủ khoa), 11 giải nhì, 11 ba và 5 giải KK.

+ Có 02 dự án trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh giành cho học sinh trung học: đạt 01 giải nhì và 01 đạt giải ba.

+ Kết quả thi tốt nghiệp THPT: Tỷ lệ TN đạt 655/658 em = 99,50%; trong đó, môn Toán có điểm trung bình 8,29 cao thứ 2 của tỉnh, môn Tiếng Anh có điểm trung bình 8.30 thứ 3 toàn tỉnh; có 02 em có điểm thi đại học trên 29 điểm, có 23 em điểm trên 28, có 141 em 27 điểm, 23 em đạt điểm 10 các môn, góp phần nâng tầm trường Quốc Học Vinh với dấu ấn: ngôi trường có 1 thủ khoa, 3 á khoa và 2 học sinh được UBND Tỉnh tuyên dương.

* Năm học 2021-2022: đây là năm học mà thời gian học trực tuyến kéo dài nhất, các em học sinh khối 12 phải học, ôn thi và thi trong thời gian xã hội giãn cách kéo dài. Tuy nhiên không chỉ chất lượng đại trà mà chất lượng mũi nhọn vẫn được đảm bảo, duy trì một cách đáng thuyết phục. Cụ thể:

+ Về chất lượng học sinh giỏi tỉnh, trường đứng thứ 2 trong toàn tỉnh với 3 em đạt giải nhất trong đó có 1 em đạt thủ khoa môn GDCD, 11 em đạt giải nhì và 11 em đạt giải ba với điểm bình quân là 11,34.

Có 01 dự án trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh giành cho học sinh trung học đạt giải tư.

30

KẾT LUẬN I. Những đóng góp của đề tài

1. Tính mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu về tính thực tiễn trong kinh nghiệm dạy học trực tuyến chưa nhiều. Chúng tôi cũng đã tham khảo, tìm đọc nhiều tài liệu nhưng đa số các đề tài nghiên cứu các biện pháp dạy học trực tuyến ở cấp Tiểu học, Đại học và cũng chỉ dừng lại ở mặt lí luận. Đề tài chúng tôi nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp có tính

mới và sáng tạo về Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở

trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Những cách làm này đã được triển khai, kiểm

nghiệm các năm học vừa qua. Trên cơ sở lí luận với nhiều dẫn chứng, số liệu về thực tiễn tại đơn vị giảng dạy; có kết quả đối chứng giữa các hình thức dạy học tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng từ năm học 2019-2020 đến nay đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho GV và HS. Chúng tôi tin rằng, kinh nghiệm đúc kết được trong bài viết có thể chia sẻ được với đồng nghiệp để áp dụng mô hình dạy học có hiệu quả hơn.

2. Tính khoa học của đề tài

Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lý, chặt chẽ, đúng quy định. Nội dung của đề tài được xây dựng trên cơ sở lí luận khoa học rõ ràng, diễn giải các vấn đề một cách mạch lạc.Trên cơ sở tổng quan về dạy học trực tuyến, những ưu điểm và hạn chế từ thực tiễn dạy học trực tuyến tại đơn vị làm chỗ dựa cho việc giải quyết các vấn đề đã trình bày trong đề tài. Những tài liệu tham khảo, số liệu thống kê, hình ảnh sử dụng trong bài viết đều chính xác và chân thực. Bố cục đề tài nghiên cứu được trình bày khoa học, logic chặt chẽ dễ tiếp cận.

3. Tính hiệu quả của đề tài

Đề tài được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ áp dụng. Hiệu quả mang lại được đánh giá từ hai phía.

+ Về phía người học: Việc giáo viên áp dụng được một số kinh nghiệm trên góp phần kích thích sự tự tin, hứng thú trong học tập, tích cực tìm tòi khám phá công nghệ cũng như nâng cao năng lực tự học cho các em.

+ Về phía giáo viên: Thông qua đó, bản thân mỗi giáo viên sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ công nghệ thông tin, điều chỉnh hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

II. Một số kiến nghị và đề xuất 1. Đối với các cấp quản lý giáo dục 1. Đối với các cấp quản lý giáo dục

- Tiếp tục triển khai các hoạt động chuyên môn sâu rộng để tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

31 - Giới thiệu, triển khai các học liệu số tham khảo phục vụ dạy và học trực tuyến.

- Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, hỗ trợ cho giáo viên về CNTT.

- Thường xuyên nâng cấp, bổ sung kịp thời cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu dạy học thời đại 4.0.

2. Đối với giáo viên

- Luôn xác định tư tưởng và tâm thế cho bản thân là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học; chủ động hội nhập xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục: thường xuyên cập nhật, tham khảo học liệu số để lựa chọn phương tiện dạy học và học liệu số phù hợp cho từng môn học, từng bài học.

- Theo dõi sự chủ động và tiến bộ của học sinh qua mỗi bài học để có những đánh giá, động viên, khích lệ kịp thời...

Trên đây là nội dung đề tài chúng tôi đúc rút trong quá trình dạy học. Những biện pháp chúng tôi đưa ra trong đề tài là sự tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Thành phố Vinh - Nghệ An trong thời gian qua đã thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng khi dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, còn những chỗ chưa thật sự thỏa đáng, rất mong nhận được những ý kiến góp ý từ Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để chúng tôi bổ sung hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

32

33

PHỤ LỤC I

MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM 2020

34

PHỤ LỤC II

HỘI NGHỊ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN, TẬP HUẤN CÔNG TÁC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG

37

PHỤ LỤC III

MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY, HỌC VÀ THI TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TỪ NĂM 2020- 2022

45

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG – GDCD 12 I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm PL, bản chất của PL; mối quan hệ giữa PL với đạo đức.

- Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, NN và XH.

2. Về kĩ năng.

Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn ứng xử theo quy định PL

4. Năng lực hướng tới :

- Tự chủ và tự học. - Giao tiếp và hợp tác.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Ngôn ngữ, khoa học.

II.Thiết bị dạy học và học liệu:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.

- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:

- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ….

- Băng đĩa, video về một số nội dung liên quan đến bài học.

III/ Tiến trình dạy học:

TIẾT 1:

TÌM HIỂU NỘI DUNG KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT, CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Tìm hiểu về vấn đề pháp luật.

46

a) Mục tiêu:

Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về pháp luật.

b) Nội dung:

- Học sinh sẽ cùng nhau quan sát một số hình ảnh giáo viên đưa ra và nói lên suy nghĩ của bản thân mình về các hình ảnh đó.

c) Sản phẩm:

- Học sinh chỉ ra sự cần thiết phải ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

d) Tổ chức thực hiện: (Trong buổi trực tuyến) Chuyển giao nhiệm vụ

HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ tại buổi trực tuyến

Trao đổi, thảo luận

GV gọi 1 đến 2 HS phát biểu

Nhận định, kết luận

Tình hình trật tự, an toàn giao thông rất phức tạp, nếu không có luật giao thông, mọi người tham gia không có ý thức chấp hành pháp luật, không có công an giao thông quản lý và điều hành... thì mọi người tham gia giao thông vừa đi lại khó khăn vừa không an toàn tính mạng. Suy rộng ra trong mọi lĩnh vực của xã hội cũng cần phải có pháp luật, mỗi lĩnh vực có một ngành luật để điểu chỉnh hành vi của con người khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó. Có như vậy xã hội

47 mới có trật tự, kỷ cương, và đảm bảo an toàn, công bằng cho mọi người trong xã hội. Vì vậy, xã hội muốn phát triển được cần phải có pháp luật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm pháp luật 2.1. Hoạt động tìm hiểu khái niệm pháp luật a) Mục tiêu: Nêu được các đặc trưng của pháp luật .

b) Nội dung: Học sinh tiến hành làm việc nhóm, lấy các ví dụ để làm rõ dặc trưng của pháp luật.

c) Sản phẩm: Họcsinh thảo luận, có nội dung , ví dụ về đặc trưng của pháp luật

d) Tổ chức thực hiện (Trong buổi trực tuyến) Chuyển giao nhiệm vụ

HS quan sát và trả lời câu hỏi

Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ tại buổi trực tuyến

Trao đổi, thảo luận

GV gọi 1 đến 2 HS phát biểu

Nhận định, kết luận

GV kết luận, hướng dẫn hs ghi bài

PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

2.2. Hoạt động tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm pháp luật là gì.

b) Nội dung: Học sinh tiến hành làm việc cá nhân và cặp đôi, lấy các ví dụ để làm rõ khái niệm pháp luật.

c) Sản phẩm: Họcsinh ghi được khái niệm pháp luật vào vở

d) Tổ chức thực hiện (Trong buổi trực tuyến) Chuyển giao nhiệm vụ

48

Nhóm 1: phân tích và lấy ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Nhóm 2: phân tích và lấy ví dụ tính quyền lực và bắt buộc chung của PL? Nhóm 2: phân tích và lấy ví dụ tính xác định chặt chẽ về hình thức của PL?

Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ tại buổi trực tuyến

Trao đổi, thảo luận

GV hướng dẫn HS tiến hành tranh biện để bảo vệ quan điểm của mình

Nhận định, kết luận

GV kết luận, hướng dẫn hs ghi bài

*Các đặc trưng của pháp luật

- Tính qui phạm phổ biến: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi

người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật bắt buộc đối với tất cả tổ chức và cá

nhân, bất kỳ ai cũng phải thực hiện, bất kỳ ai cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Hình thức thể hiện của PL là các văn bản qui phạm PL, văn bản diễn đạt chính xác, dễ hiểu.

+ Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản QPPL

+ Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

3. Hoạt động 3. Luyện tập (Thực hiện trong buổi trực tuyến)

a) Mục tiêu: Củng cố nội dung khái niệm, các đặc trưng của pháp luật. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi TN

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ

49

Câu 1: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật

A. nghị quyết. B. luật hôn nhân và gia đình.

C. chỉ thị. D. nghị định.

Câu 2: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?

A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.

Câu 3: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) là ngày nào?

A. Ngày 8 tháng 11. B. Ngày 9 tháng 11.

C. Ngày 10 tháng 11. D. Ngày 11 tháng 11.

Câu 4: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật?

A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nghị quyết của Quốc hội.

C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Câu 5: Đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. B. Điều lệ Đoàn TNCS HCM.

C. Nội quy của nhà trường. D. Điều luật hôn nhân gia đình.

Câu 6: Để Cảnh sát phản ứng nhanh hay lực lượng thường trực 24/24h tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân thì báo đến số điện thoại khẩn cấp nào?

A. 113. B. 114. C. 115. D. 116.

Câu 7: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng

A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia.

C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính.

Câu 8: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?

A. Do nhà nước ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành.

C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành.

Một phần của tài liệu SKKN một số KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học TRỰC TUYẾN tại TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)