Kết quả tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái

Trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái tại cơ sở Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 84 18 21,42 Hiện tượng Đẻ khó 84 4 4,76

Qua bảng 4.8 cho thấy: đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: bệnh viêm tử cung và hiện tượng đẻ khó. Trong đó, lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 21,42%, tiếp đến hiện tượng đẻ khó là 4,76%.

Số lợn mắc bệnh viêm tử cung là 18 con trong các bệnh về lợn nái. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là lợn nái ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 4,76%, theo em là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn hoặc do lợn nái già đẻ trên 7 lứa nên sức rặn đẻ của lợn nái kém.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, điều chỉnh tăng, giảm cám thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu

để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

Qua đó cho thấy, trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

4.5.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con

Một số bệnh thường gặp ở lợn con tại trại mà em đã được tham gia chẩn đoán và điều trị đó là bệnh tiêu chảy và viêm khớp trên lợn con tại trại.

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con tại trại Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Tên bệnh

Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh tiêu chảy 1092 184 16,84 Viêm khớp 1092 27 2,47

Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại

trại xảy ra tương đối. Có 184 lợn con mắc bệnh tiêu chảy chiếm 16,84%, có 27 lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm 2,47%.

Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh. Ngoài ra quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn dễ mắc các bệnh. Cần làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại và đảm bảo chuồng nuôi luôn có nhiệt độ phù hợp luôn đảm bảo đủ ấm cho lợn con ngay sau khi đẻ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)