Nội dung tiến hành

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

- Đánh giá tình hình chăn nuôi và sinh sản của đàn lợn nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản tại trại.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ.

- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi của trang trại.

- Thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái, lợn con tại trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái, lợn con tại trại. - Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100

Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 Tổng số lợn mắc bệnh

Tổng số lợn theo dõi Tổng số con khỏi bệnh

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc, loại bệnh lợn con bị mắc.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [7] .

- Tiến hành điều trị cho những lợn mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả:

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Cefquinom 15% 1ml/15kgTT, tiêm bắp điều trị liên tục trong vòng 5 ngày.

+ Thụt rửa âm đạo tử cung từ 1 - 2 lần/ngày, làm trong 2 ngày liên tục.

+ Trợ sức, trợ lực bằng Gluco K (1ml/10 - 15kgTT), B. Complex (1ml/10 - 15kgTT).

* Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:

+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytoxin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can

thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh Clamoxon S liều 1ml/15kgTT chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

* Điều trị bệnh tiêu chảy bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Enrovet: 1ml/10kg TT, tiêm bắp ngày 1 lần.

+ Atropin: 1ml/10kg TT/ngày.

* Điều trị bệnh viêm khớp bằng pháp đồ điều trị sau:

+ Tiêm Clamoxon S 1 ml/10 kg TT/ngày, ngày tiêm 2 lần sáng và chiều. + Tiêm Canxi liều 1 ml/10 kg TT/ngày, ngày tiêm 1 lần vào buổi sáng.

+ Tiêm Catosal liều 1 ml/10 kg TT/ngày, ngày tiêm 1 lần vào buổi sáng.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)