Kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho lợn tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 44)

Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắc xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con. Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khi trạng thái lợn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Trại lợn Tín Nghĩa thực hiện quy trình tiêm vắc xin cho đàn lợn của trại theo bảng 4.5.

Bảng 4.5. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái Loại lợn Thời điểm phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vắc xin, thuốc phòng Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

3 ngày tuổi Thiếu sắt Ferrivit Tiêm bắp 2

3 ngày tuổi Cầu trùng Pigcoc Uống 1

7 ngày tuổi Suyễn Mycoplasma Tiêm bắp 2 21 ngày tuổi Hội chứng

còi cọc Crico - pvc Tiêm bắp 1

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi Khô thai Parvo Tiêm bắp 2 25 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 27 tuần tuổi Khô thai Parvo Tiêm bắp 2 Lợn

nái sinh

sản

Trước phối 2

tuần Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 12 tuần chửa LMLM Aftogen Tiêm bắp 2

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trang trại)

Trong thời gian thực tập em đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia công tác tiêm phòng cho đàn lợn tại trang trại. Kết quả tiêm phòng vắc xin tại trang trại được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con Bệnh được phòng Loại vắc xin Liều tiêm (ml) Đường tiêm Tổng số lợn (con) Số lợn được giao tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%)

Suyễn Myco 2 Tiêm

bắp 1092 218 100 Hội chứng còi cọc Circo 2 Tiêm bắp 1092 173 100 4.4. Công tác khác

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác

Loại

lợn Tên công việc

Số lợn được thực hiện Kết quả đã được thực hiện An toàn (con) Tỷ lệ (%) Lợn con

Mài nanh, bấm đuôi 392 384 97,96

Nhỏ colestrim 392 392 100 Tiêm chế phẩm Ferrivit, cắt đuôi 392 392 100 Nhỏ cầu trùng 392 386 98,47 Thiến lợn đực 150 142 94,67 Lợn

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: trong 6 tháng thực tập, em đã được hướng dẫn cũng như thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con. Trong 1092 con theo dõi đã được thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi 392 con kết quả an toàn là 97,96%. Lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, cắt đuôi, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.

Song song với công việc trên việc nhỏ kháng sinh colestrim cho 392 lợn con kết quả an toàn 100%. Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm chế phẩm Ferrivit phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống pigcoc phòng bệnh cầu trùng với số lượng là 392 con tỷ lệ an toàn 100%. Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến và bấm tai cho lợn con, số lợn con được thiến là 150 con kết quả an toàn 142 con đạt tỷ lệ 94,67%. Trong thời gian thực tập bản thân em đã thực hiện thành công 60 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục, kết quả số lợn đậu thai là 96,6%.

Qua lần thực tập này em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như được thực hiện các thao tác, nắm được tầm quan trọng của việc chăm sóc lợn con từ khi sơ sinh cho tới cai sữa, phòng ngừa các bệnh hay gặp trên lợn con, nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi sống và khối lượng lợn con cai sữa cao.

4.5. Kết quả tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở

4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái

Trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái tại cơ sở Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 84 18 21,42 Hiện tượng Đẻ khó 84 4 4,76

Qua bảng 4.8 cho thấy: đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: bệnh viêm tử cung và hiện tượng đẻ khó. Trong đó, lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 21,42%, tiếp đến hiện tượng đẻ khó là 4,76%.

Số lợn mắc bệnh viêm tử cung là 18 con trong các bệnh về lợn nái. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là lợn nái ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 4,76%, theo em là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn hoặc do lợn nái già đẻ trên 7 lứa nên sức rặn đẻ của lợn nái kém.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, điều chỉnh tăng, giảm cám thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu

để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

Qua đó cho thấy, trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

4.5.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con

Một số bệnh thường gặp ở lợn con tại trại mà em đã được tham gia chẩn đoán và điều trị đó là bệnh tiêu chảy và viêm khớp trên lợn con tại trại.

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con tại trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh tiêu chảy 1092 184 16,84 Viêm khớp 1092 27 2,47

Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại

trại xảy ra tương đối. Có 184 lợn con mắc bệnh tiêu chảy chiếm 16,84%, có 27 lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm 2,47%.

Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh. Ngoài ra quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn dễ mắc các bệnh. Cần làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại và đảm bảo chuồng nuôi luôn có nhiệt độ phù hợp luôn đảm bảo đủ ấm cho lợn con ngay sau khi đẻ.

4.6. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở

Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con, nhận thấy: Để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.

Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con được trình bày ở bảng 4.10 và 4.11.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh Chỉ tiêu khảo sát Số nái điều trị (con)

Thuốc và liều lượng Đường tiêm Thời gian điều trị (ngày) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 18 + Cefquinom 15% + Oxytoxin: 2ml/con Tiêm bắp 5 18 100 Đẻ khó 4

+ Tiêm Oxytoxin 2ml/con +Trường hợp không có kết quả thì can thiệp bằng tay + Thụt rửa âm đạo, dùng kháng sinh Clamoxon S 1ml/15mg/kgTT

Tiêm

Kết quả bảng 4.10 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Sau khi điều trị, bệnh viêm tử cung khỏi 100%.

Triệu chứng của lợn khỏi bệnh là: lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại. Đã xử lý được 4 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt 100%.

Kết quả bảng 4.10 cũng cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi.

Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại

Tên bệnh Chỉ tiêu khảo sát Số con điều trị (con)

Thuốc và liều lượng Đường tiêm Thời gian điều trị (ngày) Số lợn con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Bệnh tiêu chảy 184 + Enrovet 1ml/10kgTT Tiêm bắp 3 158 85,87 Viêm khớp 27 + Clamoxon S 1ml/10kgTT Tiêm bắp 5 21 77,77

Bảng 4.11 cho thấy kết quả điểu trị một số bệnh đối với lợn con: Bệnh tiêu chảy khỏi 85,87%, bệnh viêm khớp khỏi 77,77%.

Về công tác điều trị lợn con ở trại tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy là cao nhất 184 con nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: Vi sinh vật xâm hại, nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.

Bên cạnh đó, lợn con mắc bệnh viêm khớp cũng là bệnh thường gặp 27 con.

Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con: Để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trang trại lợn Tín Nghĩa, cùng các số liệu theo dõi và thu thập được em xin đưa ra một số kết luận như sau:

- Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

- Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản là 26,18%, trong đó mắc bệnh viêm tử cung là 21,42%, sau đó là hội chứng đẻ khó 4,76%.

- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy là 16,84%, tiếp đến là bệnh viêm khớp 2,47%.

- Kết quả điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đều đạt từ 55,50 - 100%.

- Thực hiện tốt các công việc chăm sóc lợn con sơ sinh như mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, thiến lợn đực, tiêm sắt và thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

5.2. Đề nghị

- Cần đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với sinh lý lợn con và lợn mẹ góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn nái.

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh.

- Đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. - Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật của trại cũng như là công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Chúc Trinh Bạch (2011), Giáo trình chăn nuôi lợn nái, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

2. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Dân (2006), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản Đại học nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyên Văn Thanh, Trịnh Đình Thâu, Phạm Kim Đăng (2013), “Biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa”, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 5: tr. 641 – 647.

7. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp trí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5: tr. 720 - 726.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 44)