Biện pháp 7: Kết hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên môn

Một phần của tài liệu SKKN GIÚP học SINH TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 3 NHẬN THẤY được sự cần THIẾT của VIỆC tôn TRỌNG sự KHÁC BIỆT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA (Trang 27 - 29)

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

7. Biện pháp 7: Kết hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên môn

GDCD và môn Ngữ văn để lồng ghép, giáo dục học sinh biết “Tôn trọng sự khác biệt”thông qua các tiết dạy.

- Giáo dục hiện nay khơng chỉ chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh mà còn quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khơng chỉ là vai trị của GVCN mà cịn là trách nhiệm chung của tất cả các GV khi lên lớp. Một trong những kĩ năng mà ngành giáo dục nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 3 nói riêng đang hướng tới để giáo dục nhân cách cho học sinh đó là giáo dục cho học sinh biết “tôn trọng sự khác biệt". Không chỉ giáo dục các em thông qua tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt theo chủ đề tháng, tuyên tryền qua loa phát thanh... mà GV có thể lồng ghép giáo dục học sinh biết “tôn trọng sự khác biệt”qua các môn học đặt biệt là môn Ngữ văn và môn GDCD.

- Ở mơn Ngữ văn GV có thể lồng ghép giáo dục học sinh biết “tơn trọng sự khác biệt”qua bài “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí". Tư tưởng đạo lí bao gồm các nhận thức, tâm hồn, tính cách, mối quan hệ, cách ứng xử và các hành động đẹp trong cuộc sống... Tất cả những phẩm chất đó nhằm giáo dục và hồn thiện nhân cách cho học sinh. Và một trong những phẩm chất mà học sinh cần có đó là "Tơn trọng sự khác biệt".

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. GV có thể lựa chọn chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt”để cho học sinh tham gia vào hoạt động phỏng vấn.

- Ở bộ môn GDCD, trong chương trình lớp 10 có phần học “Cơng dân với đạo đức". Đây là phần học giáo dục cho các em về lối sống, đạo đức, nhân phẩm.. để giúp các em có thể hồn thiện bản thân. Thơng qua các tiết học này, GV có thể lồng ghép giáo dục cho học sinh biết “Tơn trọng sự khác biệt". Vì đây cũng chính là một trong những phẩm chất cần có để hồn thiện mình.

- Mục đích của việc lồng ghép hoạt động giáo dục kĩ năng sống vào các mơn học đó là: Thơng qua bài học giúp học sinh nhận thức được rằng cuộc sống này rất đã da dạng, mỗi người có cuộc sống khác biệt, tính cách khác biệt và nó sẽ tác động đến chúng ta dù ít dù nhiều. Vì thế, việc chấp nhận sự khác biệt của người khác, tơn trọng sự khác biệt ấy chính là cách để mà ta sống vui vẻ hạnh phúc hơn, tăng cường chỉ số hạnh phúc trong cuộc đời mình. Như vậy việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học giúp các em nhận thức được vai trị, trách nhiệm của bản thân đối với mình và mọi người.

8. Biện pháp 8: Phối hợp với Đoàn trường thanh niên để giáo dục ý thức “tôn trọng sự khác biệt”thơng qua hoạt động ngoại khóa theo chủ đề tháng.

- Hoạt động ngoại khóa là sân chơi bổ ích để học sinh rèn luyện thể chất cũng như phát triển các kỹ năng bổ trợ cho quá trình học tập và công việc sau này. Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp cho học sinh có cơ hội học hỏi từ bạn bè, nhận thức được rất nhiều điều bổ ích, rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa giúp các em cảm thấy hào hứng, thích thú, giúp giải tỏa căng thẳng sau giờ học chính khóa. Hàng năm, Đồn trường THPT Quỳ Hợp 3 thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề hàng tháng. Với tư cách là UV BCH Đồn trường, tơi đã đề xuất về việc thực hiện hoạt động ngoại khóa theo chủ đề “Tơn trọng sự khác biệt". Buổi hoạt động ngoại khóa được thực hiện theo các bước:

+ Bước 1: Cho HS xem video hoạt hình “Chuyện của đốm- tơn trọng sự khác biệt": Câu chuyện kể về cuộc đấu nhau giữa Cam và Dâu về chuyện vị ngọt của Dâu ngon hơn hay vị chua của Cam ngon hơn. Cuộc chiến đấu khơng có hồi kết cho đến khi có sự xuất hiện của chó đốm. Chó đốm đứng ra phân giải và giúp cho Cam và Dâu nhận ra được rằng cuộc sống cần phải có sự cân bằng giữa mọi mọi thứ. Tất cả mọi sự khác biệt trong cuộc sống này sẽ làm cho cuộc sống trở nên đa dạng, phong phú hơn.

+ Bước 2: GV chuẩn bị một số loại quả. GV có thể cho HS lựa chọn quả mà mình thích nhất. HS mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một quả trong số những quả mà GV đưa. Sau đó GV có thể hỏi HS lí do vì sao em lại thích quả đó? Sau khi HS lựa chọn và giải thích về sự lựa chọn của mình GV có thể chốt: Mỗi chúng ta, ai cũng có sở thích của riêng mình. Có bạn thích quả Táo vì nó có vị ngọt, có bạn

thích quả Cam vì nó có vị ngọt thanh... bởi đó là sở thích, tính cách của từng người, điều đó làm nên sự khác biệt của họ. Chính vì vậy chúng ta khơng thể áp đặt người khác giống mình được mà cần phải tơn trọng sự khác biệt đó. Tơn trọng người khác chính là tơn trọng mình.

+ Bước 3: GV cho học sinh tham gia giải quyết các tình huống:

Tình huống 1: Trong lớp bạn, có một bạn học sinh ít nói, ít giao tiếp với mọi

người. Lúc nào trên lớp bạn ấy cũng ngồi một mình. Trong giờ học chưa bao giờ phát biểu... Bạn sẽ làm gì đối với bạn học sinh đó?

Tình huống 2: Trong lớp bạn, có một bạn nữ thích cắt tóc ngắn, mặc đồ

Tomboy, chỉ thích những trị chơi mạo hiểm... Trong lớp ai cũng chỉ trỏ, cười đùa, chế giễu bạn ấy vì cho rằng bạn ấy là bê đê. Nếu lớp em có bạn như thế em có cười cợt, chế giễu bạn khơng? Em sẽ làm gì để giúp bạn hịa nhập vào cả lớp mà khơng chịu sự đùa cợt của bạn mình nữa?

Tình huống 3: Trong giờ sinh hoạt, cô giáo CN hỏi tất cả các em về thế

mạnh và ước mơ của bản thân. Ai cũng hào hứng trả lời. Đến lượt bạn Nam (bạn học sinh học kém nhất lớp). Cô giáo hỏi thế mạnh của em là gì? Dự định tương lai em sẽ làm nghề gì? (Mọi ánh mắt của cả lớp đều dồn đến Nam). Nam nhìn mọi người và trả lời: Thế mạnh của em là chơi game, sau này em muốn trở thành một game thủ. Cả lớp bỗng cười ầm lên vì câu trả lời của Nam. (Nam cúi đầu nín lặng khơng nói). Nếu em là GV trong trường hợp đó em sẽ xử lí như thế nào?

+ Bước 4: Hoạt động phỏng vấn: dẫn chương trình đặt ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt". Dưới đây là một số câu hỏi trong buổi ngoại khóa:

Câu hỏi 1: Có phải mỗi chúng ta đều có những điểm khác biệt khơng? Điểm

khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu hỏi 2: Bạn đã bao giờ chê bài người khác chưa? Những lúc như thế bạn

thấy đối phương có phản ứng như thế nào?

Câu hỏi 3: Theo em cuộc sống có nên có những sự khác biệt khơng? vì sao?

+ Bước 5: Để kết thúc buổi ngoại khóa cho học sinh chơi trị chơi: Nếu- thì

để gắn kết tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái.

- Mục địch: Thơng qua buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề “Tơn trọng sự khác”sẽ giúp các em nhận thức được vai trị và tâm quan trọng của việc tơn trọng sự khác biệt. Giúp các em biết yêu thương, sẻ chia, trân trọng nhau.

Một phần của tài liệu SKKN GIÚP học SINH TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 3 NHẬN THẤY được sự cần THIẾT của VIỆC tôn TRỌNG sự KHÁC BIỆT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)