II. PHẦN NỘI DUNG
3. Giải pháp thực hiện:
3.11. Tạo dư âm trong giờ dạy Ngữ văn từ hoạt động kết thúc
Khi khép lại giờ dạy Ngữ văn không nên kết thúc như một giờ học bình thường với những hoạt động nhàm chán, lặp lại “củng cố, dặn dò”. Thực tế, những tác phẩm tốt không chỉ đem tới thông tin mà thường kích thích để “bùng nổ thông tin” ở nhiều thế hệ độc giả theo nhiều kiểu dạng, nhiều góc độ. Giờ học văn chương có thể đã kết thúc, nhưng vẫn kích thích được bầu không khí của giờ học, đặc biệt những vấn đề từ hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển “nổ vỡ lặng im” trong tâm hồn các em. Vì vậy, kết thúc giờ dạy học tác phẩm văn chương không đến mức công phu như hoạt động vào bài, nhưng cũng không tùy tiện mà phải cố gắng đảm bảo đầy đủ các bước như lâu nay vẫn làm.
- Có thể tạo không khí kết thúc giờ dạy học tác phẩm văn chương bằng một câu hỏi không phải trả lời ngay. Chẳng hạn kết thúc giờ dạy đoạn trích “Người trong bao” – Sê-khốp (Ngữ văn 11, tập 2), giáo viên có thể nêu câu hỏi: Chúng ta đã tìm hiểu một tác phẩm nổi tiếng của Sê-khốp. Theo các em, trong xã hội nghày hôm nay có tồn tại kiểu người như Bê-li-cốp hay không? Chúng ta có thể sống như y được hay không? Và chúng ta có thể làm những gì để trách và loại bỏ lối sống đó?
- Cũng có khi tạo không khí kết thúc giờ dạy tác phẩm văn chương bằng một nhận xét về tác giả hoặc tác phẩm để tạo dư âm. Như khi kết thúc giờ dạy “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, có thể từ lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân:
“Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng,
đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn ở trong tương lai… Đọc “Hai đứa trẻ”,
thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”. Quả đúng
như vậy! Đi qua những trang văn “Hai đứa trẻ” nhưng trong mỗi chúng ta hẳn
vẫn vang vọng tiếng trống thu không loang rộng vào không gian, một phương Tây đỏ rực, một bầu trời đen như nhung với ngàn sao lấp lánh, một ánh mắt dõi theo