1. Kết luận:
Xã hội ngày càng đổi mới tiến bộ, tư duy con người thay đổi, tầm tiếp nhận, nhu cầu học tập của học sinh thay đổi dẫn tới giáo viên và cách giáo dục cũng bặt buộc phải đổi mới sao cho phù hợp. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy để góp phần tạo ra những con người vừa có kiến thức, hiểu biết sâu sắc về những vấn đề xã hội và nhân sinh, vừa có vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, lại vừa có khả năng giao tiếp, nói và viết chủ động tự tin, sáng tạo và hiệu quả. Để đạt được như thế, mỗi thầy cô khi đứng trên bục giảng đều phải nỗ lực trong suốt cả quá trình và nỗ lực trong từng bài dạy.
Đề tài “Tạo không khí văn chương trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở
chương trình Ngữ văn THPT” là những kinh nghiệm được đúc rút ra từ thực tế thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân tôi trong những năm qua.Việc áp dụng những kinh nghiệm như đã trình bày ở trên bước đầu tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn, linh hoạt, có tâm thế hơn với mỗi tiết học. Sự nhàm chán, uể oải, căng thẳng khi tiếp cận văn bản cũng được phá vỡ. Học sinh đón nhận giờ học Ngữ văn với tâm lí vui vẻ, sôi nổi, tự nhiên và yêu thích thực sự. Việc tạo không khí văn chương hiệu quả trong các giờ dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn là tiền đề cho tiết học trôi qua thoải mái, giáo viên đạt được mục tiêu bài dạy, đồng thời hình thành được những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và học tập cho học sinh.
SKKN “Tạo không khí văn chương trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở
chương trình Ngữ văn THPT”.là một đề tài mà GV dạy Ngữ Văn THPT có thể áp dụng một cách dễ dàng và hiệu quả khi dạy học. Tôi hi vọng rằng những kinh nghiệm của bản thân tôi được trình bày qua đề tài này sẽ phần nào giúp quý đồng nghiệp của mình tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn.
Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục ứng dụng những kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy của mình, đồng thời sẽ có những tìm hiểu thêm, những bổ sung hoặc điều chỉnh để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, có hiệu quả cao hơn.
Rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi, góp ý của quý đồng nghiệp về đề tài SKKN này để bản thân tôi nói riêng và những người làm công tác giáo dục nói chung có thể gặt hái được những kết quả cao hơn trong sự nghiệp trồng người của mình.
Trân trọng cảm ơn!
2. Kiến nghị:
1. Đối với học sinh : HS là đối tượng tương tác cho GV hoàn thiện kế hoạch lên lớp, cho nên HS phải tích cực, tự giác, tập trung cao độ cả về lí trí lẫn tình cảm, có tình yêu đối với văn chương.
2. Đối với giáo viên: Phải thực sự yêu nghề, say nghề, nhiệt tình, chịu khó, tìm tòi học hỏi đổi mới, nắm bắt tâm lí HS để tạo được không khí văn chương trong mỗi tiết dạy.
3. Đối với tổ chuyên môn : Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học văn, đặc biệt là trong các tiết Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn để các thành viên trong tổ có điều kiện học tập, rút kinh nghiệm, tạo hiệu quả cao trong các giờ dạy học Ngữ văn.
4. Đối với nhà trường: Đề nghị BGH tạo điều kiện thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa mang màu sắc văn chương, chính điều này sẽ tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với việc học tập bộ môn Ngữ văn của các em HS trong trường PT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn 10 - 11 - 12. 2. Thi nhân Việt Nam. Tác giả: Hoài Thanh - Hoài Chân.
3. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Tác giả: GS.TS Trần Đình Sử. 4. Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm. Tác giả: Lê Bá Hán - Lê Quang Hưng - Chu Văn Sơn.