PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
3. Đổi mới, sáng tạo hoạt động phong trào đoàn thích ứng với dịch Covid-19 tạ
3.2. Đổi mới, sáng tạo các hoạt động phong trào đoàn khi có dịch Covid-19
3.2.1 Đổi mới linh hoạt các hoạt động trực tiếp
Từ cuối học kỳ I năm học 2019- 2020 đến năm học 2021- 2022, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát với những diễn biến phức tạp, Đoàn Thanh niên trường THPT Nghi Lộc 2 đã bám sát các văn bản chỉ đạo của tỉnh Đoàn, huyện Đoàn và Chi ủy nhà trường để chủ động, linh hoạt tổ chức các hoạt động đoàn hiệu quả đảm bảo thích ứng với bối cảnh mới. Mặc dù dịch bệnh nhưng một số hoạt động phong trào đoàn vẫn được triển khai trực tiếp trên tinh thần
26
vừa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của đoàn cấp trên giao phó vừa đảm bảo nội dung công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học được an toàn.
BTV Đoàn trường đã giao nhiệm vụ cho tôi tiến hành điều tra, khảo sát đoàn viên thanh niên trong trường về việc lựa chọn hình thức hoạt động phong trào. Tôi đã tiến hành và kết quả điều tra trong 100 học sinh khối 10 tại trường THPT Nghi Lộc 2 như sau:
Với câu hỏi: Bạn thích tổ chức các hoạt động phong trào bằng hình thức nào? Kết quả thu được ở khối 10 là: 20% học sinh trả lời thích hình thức trực tiếp, 10% học sinh trả lời thích vừa trực tiếp vừa trực tuyến và có tới 70% học sinh trả lời thích hình thức trực tuyến.
Cũng câu hỏi đó, tỷ lệ cũng tương tự đối với học sinh khối 11, 12.
Khối 11 tỷ lệ lần lượt là: 15% thích trực tiếp, 10% thích kết hợp cả hai hình thức, có tới 75% thích trực tuyến.
Khối 12 tỷ lệ lần lượt là: 20% thích trực tiếp, 20% thích cả trực tiếp và trực tuyến và có tới 60% muốn tổ chức trực tuyến.
Như vậy, rõ ràng so với trước khi dịch Covid19 bùng phát, tỷ lệ học sinh lựa chọn phương án tổ chức các hoạt động phong trào đoàn đã có sự đảo ngược. Tỷ lệ lựa chọn hình thức trực tuyến đã cao lên, tỷ lệ lựa chọn hình thức trực tiếp đã giảm xuống rõ rệt. Điều đó cho thấy, phần lớn các bạn đoàn viên thanh niên đã ý thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe phải đặt lên hàng đầu. Cũng có thể do các bạn đoàn viên thanh niên đã nhận thấy được một số ưu điểm, hiệu quả riêng khi tham gia bằng hình thức trực tuyến ở một số hoạt động phong trào trước đây đoàn trường tổ chức.
Biểu đồ về tỷ lệ lựa chọn hình thức hoạt động phong trào giữa các khối 10, 11, 12 khi có dịch Covid19
20 15 20 10 10 20 70 75 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Khối 10 Khối 11 Khối 12
Sau khi có dịch
Trực tiếp
Cả trực tuyến và trực tiếp Trực tuyến
27
Trước hết, Đoàn trường xác định dù dịch bệnh là khó lường nhưng cũng phải tìm cách tháo gỡ, thích ứng và triển khai được một số hoạt động phong trào trực tiếp trong từng năm học. Trong năm học 2019-2020, khi dịch covid19 bùng phát vào cuối năm học, Đoàn trường đã xác định hoãn một số hoạt động phong trào trực tiếp và chuyển qua hình thức trực tuyến hoặc kiên trì chờ đợi thời gian dịch ổn định để tổ chức.
Cụ thể, kế hoạch tổ chức Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp nữ sinh đã
được hoãn và chờ thời gian thích hợp. Đây là cuộc thi đã được Đoàn trường chuẩn bị chu đáo và triển khai thành công các cuộc thi lựa chọn các thí sinh ở trong cả ba khối trong học kỳ I. Để thay thế cho hoạt động này, Đoàn trường đã tổ chức hoạt động xây dựng phòng đọc sách cộng đồng. Đây có thể xem là hoạt động đoàn trực tiếp trong mùa dịch mà đạt kết quả thành công ngoài mong đợi. Thành công của mô hình xây dựng phòng đọc sách lưu động an toàn trong mùa dịch đã lan tỏa niềm tin, truyền cảm hứng đổi mới, sáng tạo hoạt động phong trào cho các đoàn trường trong khối THPT trên toàn huyện Nghi Lộc. Mô hình này đã chứng minh rất rõ một điều rằng, với tuổi trẻ không gì là không thể. Để thực hiện kế hoạch này, trong một thời gian ngắn, BTV Đoàn trường đã tiến hành họp trực tuyến với bí thư các chi đoàn và phân công từng nhiệm vụ cụ thể cho các khối lớp.
Cụ thể, BTV giao cho đồng chí Nguyễn Quốc Huy - phó bí thư thường trực, liên hệ với Ban cơ sở vật chất nhận bàn giao phòng (trên cơ sở cải tạo phòng học cũ của lớp 11A6) và sửa chữa các giá sách cũ của thư viện để chuyển đến phòng đọc; Đoàn trường đã thống nhất giao cho chi đoàn 11A1 trang trí phòng đọc; Chi Đoàn 12A1, 12A6 nhận nhiệm vụ dọn dẹp, sắp đặt phòng từ thầy Nguyễn Quốc Huy; Đồng chí Nguyễn Danh Đương liên hệ với thư viện tỉnh, Tạp chí Sông Lam để mượn sách. Tuy nhiên, trước khi cuộc họp phân công nhiệm vụ triển khai kế hoạch xây dựng phòng đọc diễn ra, đồng chí bí thư Đoàn trường đã xin ý kiến của Chi ủy và được sự nhất trí ủng hộ cao. Và cũng trước đó, bản thân đã có cuộc khảo sát trực tuyến với 28 chi đoàn của cả 3 khối lớp.
Câu hỏi khảo sát là: Các chi đoàn có cần một phòng đọc sách lưu động không? Nếu có, các chi đoàn muốn phòng đọc đặt tại trí nào?
Phương án trả lời cho câu hỏi 1 là: có hoặc không.
Phương án trả lời cho câu hỏi 2 là: Tại dãy nhà 3 tầng (gần các lớp học) hoặc tại dãy nhà hiệu bộ (xa lớp học).
Hai câu hỏi trên được xây dựng dưới hình thức trả lời theo phương án 1 lựa chọn. Kết quả thu được như sau:
28 Khối Các chi đoàn cần phòng đọc sách Vị trí phòng đọc sách tại dãy nhà 3 tầng Số lượng lớp Tỷ lệ % Số lượng lớp Tỷ lệ % 10 9 100% 9 100% 11 10 100% 10 100% 12 9 100% 9 100%
Để đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng tiến độ thời gian, các nhiệm vụ được tiến hành trực tiếp tại trường trong thời gian các khối lớp nghỉ học bổ trợ kiến thức buổi chiều. Các lớp, được phân công nhiệm vụ bố trí từng nhóm dưới 10 người, đảm bảo quy tắc 5k trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đoàn trường cũng trích từ quỹ Kế hoạch nhỏ mua 2 giá sách, 2 bộ bàn để bổ sung cho phòng đọc. Câu lạc bộ sách nhận nhiệm vụ vận động các đoàn viên tặng sách hay cho phòng đọc bằng cách viết thư ngõ đăng qua trang fanpage của nhóm. Ngoài ra, bản thân được giao nhiệm vụ trọng tâm là phát triển văn hóa đọc cho trường, cụ thể trong hoạt động này là phải thu hút đủ một nguồn sách phong phú ở mọi thể loại, chủ đề nên tôi đã chi tiết bằng các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Liên hệ với thư viện tỉnh bằng cách: kiến nghị, đề xuất bằng văn bản lên ban giám hiệu đồng thời tham mưu với ban giám hiệu gửi tờ trình lên giám đốc thư viện tỉnh Nghệ An để xin luân chuyển sách với mục đich phát triển văn hóa đọc cho học sinh tại trường. Kèm theo với văn bản kiến nghị hợp tác giữa thư viện và nhà trường là kế hoạch sử dụng, bảo quản sách.
Biện pháp 2: Sau khi được phép từ Nhà trường và Thư viện tỉnh, tôi sẽ phối hợp với đoàn trường xây dựng phòng đọc sách lưu động (Nguồn kinh phí lấy từ nguồn đóng góp Công trình thanh niên, các tổ chức khác ủng hộ). Phòng đọc sách tận dụng tối đa cơ sở vật chất vốn có của nhà trường. Quá trình xây dựng có sự phối hợp giữa thầy và trò: Thầy trò bàn bạc, đưa ra ý tưởng trang trí, bố trí các giá sách, kệ sách.
Biện pháp 3: Sau khi phòng đọc cơ bản hoàn thiện sẽ thực hiện luân chuyển sách từ thư viện tỉnh về trường. Với khoảng cách 15 cây số, tôi phối hợp với một số thầy cô là đồng nghiệp hiện đang cư trú ở Vinh trực tiếp luân chuyển sách về phòng đọc tại trường. Học sinh - nòng cốt là các thành viên dự kiến trong Câu lạc bộ sách sẽ sắp xếp sách vào phòng đọc theo kế hoạch.
Biện pháp 4: Thành lập câu lạc bộ đọc sách và nghệ thuật, câu lạc bộ sẽ phục vụ việc mang sách đến mọi người, sắp xếp, phân loại lên giá. Quá trình phân loại, cập nhật tên sách, giá sách vào sổ lưu trữ, sổ mượn. Các thành viên mượn con dấu đoàn trường để đóng dấu và ký tên vào tất cả các đầu sách đã có. Ngoài ra, sẽ làm thẻ thư viện để cho mọi người có thể mượn sách.
29
Biện pháp 5: Duy trì, phát huy, tuyên truyền cho các khối lớp về sau. Tổ chức khuyến đọc cho những bạn trong câu lạc bộ có hoạt động tích cực. Hàng tuần, các thành viên trong nhóm phối hợp với lớp trưởng hoặc bí thư các lớp tuyên truyền, giới thiệu các đầu sách hay đến từng chi đoàn. Từ đó, tăng dần số lượt mượn sách theo từng tuần, từng tháng. Nhóm cũng phối hợp với đoàn trường để có điểm thưởng thi đua kịp thời cho các chi đoàn có số lượng đoàn viên mượn sách, ủng hộ sách nhiều.
Với tinh thần trách nhiệm cao, sự sáng tạo của các đoàn viên được phân công nhiệm vụ, phòng đọc sách lưu động đã đi vào hoạt động góp phần phát triển văn hóa đọc cho các bạn đoàn viên trong trường. Phòng đọc cũng là một địa chỉ sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích cho các câu lạc bộ trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp
Hình ảnh Phòng đọc sách lưu động tại trường THPT Nghi Lộc 2
Kết quả thu được từ các hoạt động trực tiếp trên rất tốt, cụ thể: Đoàn trường đã trực tiếp tặng cho học sinh Trường Tiểu học Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn nhiều suất quà tổng giá hơn 50 triệu đồng. Trong đó gồm tiền mặt, chăn, màn, bát đĩa, quần áo, mỳ tôm ... Song song với các hoạt động trên, Đoàn trường cũng chủ động
30
tham gia ủng hộ chương trình ‘Mùa đông ấm – xuân tình nguyện” do huyện đoàn phát động với số tiền 2.350.000 ngàn đồng. Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) toàn trường tham gia mua tăm ủng hộ người mù Huyện Nghi Lộc trị giá trên 10.000.000 triệu đồng, ủng hộ đoàn nghệ thuật trẻ em khuyết tật tỉnh Nghệ An với số tiền 8.520.000, tặng nhiều suất quà tết cho các hộ dân ở giáo xứ Thanh Sơn; đặc biệt Đoàn trường phối hợp với công Đoàn đã trao 100 suất quà (chăn ấm, tiền mặt mỗi suất quà là 500 ngàn đồng) cho 100 bạn đoàn viên học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn.
Bằng sự sáng tạo, tâm huyết, đoàn kết BTV Đoàn trường cùng với các bạn đoàn viên đã duy trì được một số hoạt động phong trào đoàn ý nghĩa, đặc biệt trong ‘‘cái khó ló cái khôn”, một số phong trào hoạt động trực tiếp mới đã ra đời và đi vào thực tiễn thành công.
Đoàn trường phối hợp với Công đoàn trao quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn huyện Tương Dương