1.3 .Yêu cầu cần đạt của môn Hóa học
2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng tạo ra các sản phẩm
2.2.6. Chủ đề Ankan
Ankan được dùng làm nhiên liệu, vật liệu trong đời sống và trong ngành công nghiệp. Với ankan có số nguyên tử cacbon từ C1 – C4 được dùng làm khí đốt, khí hóa lỏng. Với các ankan có số nguyên tử cacbon từ C5- C20 dùng làm xăng dầu, khí đốt. Với các ankan có số nguyên tử cacbon từ C20 trở lên dùng để sản xuất nến, dầu mỡ bôi trơn. Ankan còn là nguyên liệu để tổng hợp một số chất hữu cơ như etilen, axetilen. Thông qua chủ đề các em sẽ có được những hiểu biết về ankan, tìm hiểu một số ứng dụng của ankan trong thực tiễn và trải nghiệm quy trình làm nến thơm ngay tại phòng thí nghiệm
Hướng dẫn học sinh làm nến thơm
a. Mục tiêu hoạt động
Hướng dẫn học sinh làm nến thơm
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng này được thiết kế cho HS thực hiện theo nhóm , nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành phát triển năng lực thực hành hóa học.
b. Nội dung hoạt động
Hướng dẫn học sinh làm nến thơm Giải quyết các bài tập thực tiễn
c. Tổ chức thực hiện
- Chia lớp thành 4 nhóm . Các nhóm phân chia: trưởng nhóm và các thành viên, lập nhóm zalo/ messenger để thảo luận
- Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Dự án được thực hiện tối đa trong vòng 2 tuần với trình tự: -Tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ dự án
-Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ thực hiện dự án -Tiến hành thực nghiệm làm nến thơm
-Báo cáo kết quả đồng thời trưng bày sản phẩm thực tế -HS đánh giá kết quả , giáo viên đánh giá
Hoạt động 1: Thiết kế, trình bày và bảo vệ quy trình nhóm lựa chọn làm nến thơm. ( 20 phút -tại lớp )
Mục tiêu hoạt động :
1.Học sinh trình bày được quy trình làm nến thơm. 2.Thảo luận, lựa chọn quy trình làm nến thơm 3.Trình bày bản thiết kế quy trình làm nến thơm.
Nội dung
-GV tổ chức cho đại diện nhóm trình bày, giải thích sơ đồ quy trình thực hiện -GV tổ chức thảo luận quy trình các nhóm, các nhóm và GV nêu câu hỏi và thảo luận để thống nhất đề xuất quy trình thử nghiệm.Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm làm nến thơm.
-GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS, yêu cầu HS ghi lại kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án nếu cần.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động học sinh có : Bản thiết kế quy trình làm nến thơm
Ghi nhận ý kiến của các bạn và giáo viên.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Lần lượt các nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm khác lắng nghe.
Bước 2 : GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời các câu hỏi, bảo vệ phương án của mình, thu nhận góp ý, sữa chữa nếu phù hợp.
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận: 1.Nêu khái niệm ankan (parafin) ?
2. Nêu thuộc tính của parafin, sáp nến: điểm nóng chảy, điểm đông đặc, khả năng cháy?
3. Nến được sử dụng như thế nào trong đời sống hằng ngày? 4. Nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để làm nến thơm?
Bước 3: Gv nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chỉnh sửa cho các nhóm.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo bản thiết kế.
Tiết 2 : Vận dụng và mở rộng kiến thức ( tiếp theo ) Hoạt động 2.1 : Thử nghiệmlàm nến thơm
a.Mục tiêu hoạt động.
Các nhóm HS dựa vào quy trình làm sản phẩm của nhóm mình đề xuất thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải nếu có để điều chỉnh quy trình.
-Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất.
b. Nội dung hoạt động
HS làm thử nghiệm làm nến thơm
c. Tổ chức thực hiện
Mục đích : các nhóm thực hành làm được sản phẩm theo bản thiết kế .
Nội dung
HS làm việc theo nhóm
Các nhóm sử dụng nguyên liệu và dụng cụ ( sáp, nước để đun cách thuỷ , tinh dầu thơm mùi quế/ hoa hồng/ bưởi.., bếp, nồi, cốc thuỷ tinh , đũa , bấc( tim) nến …) để tiến hành làm nến thơm
Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có sản phẩm theo phân công ,
Tổ chức thực hiện
Bước 1. HS chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.
Bước 2. HS làmsản phẩm theo quy trình đã thiết kế
Bước 3. HS kiểm tra chất lượng sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm . HS điều chỉnh lại thiết kế , ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do cần điều chỉnh.
Bước 4. HS hoàn thành danh mục nguyên liệu và nhật kí làm việc.
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm .
Hoạt động 2.2 : Trình bày quy trình và giới thiệu sản phẩm của các nhóm .
a.Mục tiêu hoạt động : HS giới thiệu về sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích bằng kiến thức đã học , có ý thức cải tiến sản phẩm.
b.Nội dung hoạt động:
Các nhóm trình bày sản phẩm trước cả lớp. Giới thiệu về sản phẩm và trả lời các câu hỏi của các nhóm bạn , giáo viên. Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, mỗi nhóm HS cần đạt được sản phẩm là các cốc nến thơm và bài thuyết trình giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm )
c.Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho HS các nhóm chuẩn bị và trưng bày sản phẩm, giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm ). Cho đại diện HS và GV kiểm tra, sản phẩm và đánh giá vào phiếu.
-GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của phiếu đánh giá. - GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo của các nhóm để làm rõ các bước thực hiện sản phẩm và các phản ứng hoá học xảy ra nhằm khắc sâu kiến thức liên quan đến bài học .
- Khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- GV tổng kết chung về các hoạt động của nhóm, hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập . GV có thể nêu câu hỏi thu thập thông tin phản hồi :
* Các em đã học được những năng lực và phẩm chất nào trong quá trình trải nghiệm làm nến thơm?
* Điều gì làm em ấn tượng nhất/ nhớ nhất / yêu thích nhất khi thực hiện dự án của nhóm ?