Ưu điểm và hạn chế của ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI DẠY LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN đội VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM “ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 10 (Trang 34 - 40)

3.4.1 .Khái quát ứng dụng công nghệ thông tin

3.4.2. Ưu điểm và hạn chế của ứng dụng công nghệ thông tin

* Ưu điểm:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Giáo viên giờ đây không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Sử dụng hình ảnh, video trong bài giảng

sẽ làm cho tiết học sinh động và hấp dẫn hơn. Với việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, treo bảng phụ… nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn. Bài giảng điện tử được lưu trữ và làm tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy về sau.

- Đối với học sinh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã giúp các em được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này giúp các em ngày thêm tự tin hơn.

- Mặt khác, được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em.

- Với tình hình phức tạp của dịch Covid 19 thì việc ứng dụng CNTT sẽ tạo không gian và thời gian học linh động cho HS.Các em có thể học mọi lúc mọi nơi với bài giảng E-learing mà GV đã kỳ công soạn thảo.

*Hạn chế:

- Khó khăn về trình độ tin học của giáo viên đây là một trong những trở ngại lớn nhất. Kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, nhất là giáo viên lớn tuổi. Họ không đủ bản lĩnh để vượt qua sự cổ hũ để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Dễ phân tán tập trung của học sinh:Việc lạm dụng các âm thanh hình ảnh,…một cách không thích hợp dẫn đến học sinh mất tập trung và ảnh hưởng đến nội dung của tiết học.

- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện trình chiếu powerpnt … còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên nhất là các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

- Để soạn được một giáo án điện tử đem lại hiệu quả cao cho người học thì người thầy phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết. Vì vậy, soạn giáo án điện tử vất vả hơn nhiều so với dạy truyền thống.

- Trong hơn 7 năm đi dạy, bản thân tôi cũng mới chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy bằng giáo án điện tử trong vài năm gần đây. Và GV gần như tự mày mò, tìm hiểu từ thiết kế giáo án cho đến cách trình bày. Tôi nghĩ rằng đổi mới ở lĩnh vực nào cũng vậy, bước đầu sẽ có những khó khăn, nhưng chúng ta mạnh dạn làm, điều chỉnh dần dần thì sẽ có kết quả tốt.

3.4.3.Tiến trình thực hiện

Việc ứng dụng CNTT vào các mục đích và cách thức khác nhau thì hình thức chính của việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng là giảng dạy bằng bài giảng điện tử, tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet, tham khảo sách điện tử, và giáo trình điện tử.

Bài giảng điện tử cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trực quan, sinh động và lôi cuốn; vì vậy phải lồng ghép thêm các tư liệu, hình ảnh, các đoạn phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng. Yếu tố thẩm mĩ cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao cho có màu sắc, hình thức đẹp nhưng không rối mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng (chuyển trang, chạy chữ…) làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chính của bài giảng và mất thời gian vô ích.

Công việc đầu tiên khi thiết kế slide cho bài giảng điện tử là phải chọn màu nền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ cho bài giảng. Đây là khâu khá quan trọng, nên cố gắng mô hình hóa nội dung thành các sơ đồ, đồ thị để chuyển các slide. Công việc này chiếm mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên, nhưng bù lại việc truyền tải bài giảng đến học sinh sẽ rất trực quan, sinh động, giúp học sinh hưng phấn hơn khi tiếp thu bài giảng và do đó hiệu quả tiếp thu bài giảng sẽ cao hơn.

Để soạn bài giảng điện tử cần có 7 bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản

Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học

Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động (video, ảnh...)

Bước 5: Lựa chọn phần mềm và số hóa kịch bản dạy học

Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn chỉnh

Bước 7: Triển khai dạy trên lớp

*Ví dụ minh họa

Trong 5 tiết học của bài GV có thể ứng dụng CNTT trong cả 5 tiết hoặc chỉ sử dụng một số tiết. Mục đích để học sinh quan sát hình ảnh để hiểu rõ về sự hình thành và phát triển của 2 lực lượng vũ trang là QĐND và CAND cũng như hiểu rõ từng truyền thống qua hình ảnh trực quan kết hợp các video tư liệu từ đó học sinh nắm sâu kiến thức trả lời tốt các câu hỏi của bài.

Tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft office PowerPoint để soạn tiết 1 bài 2 Lịch sử truyền thống Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam sau khi chọn nội dung và lên kịch bản cho tiết học.

3.3.2. Giáo án minh họa

SILE 1 SILE 2

SILE 3 SILE 4

SILE 5

SILE 7 SILE 8

SILE 9 SILE 10

SILE 13 SILE 14

SILE 15 SILE 16

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI DẠY LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN đội VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM “ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 10 (Trang 34 - 40)