3.5.1 .Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học
3.5.2. Ưu điểm và hạn chế của trò chơi
* Ưu điểm
- Phương pháp này tạo sự hứng thú, huy động sự tham gia của nhiều học sinh, tạo bầu không khí tích cực, tươi vui, đoàn kết cho lớp học, giải tỏa áp lực của tiết học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Qua đó GV cũng có thể kiểm tra được mức độ nhận thức của học sinh để bổ sung những khiếm khuyết, hệ thống được nội dung trọng tâm của bài, góp phần hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.
* Hạn chế
- Công tác chuẩn bị của GV đòi hỏi nhiều trí tuệ, thời gian, mất nhiều công sức. Mất nhiều thời gian khi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Do vậy khi thiết kế các trò chơi GV cần đảm bảo được sự cô đọng, đơn giản, dễ chơi nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của tiết học. Chủ yếu tiến hành trong các kiểu bài lý thuyết.
* Một số điều cần lưu ý
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ + Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
3.5.3. Tiến trình thực hiện
- Để tiến hành một trò chơi trong quá trình dạy học cần có 6 bước sau: Trước giờ học:
Bước 1: GV xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học, xác định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách củng cố nội dung bài học bằng trò chơi.
Bước 2: GV dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, trình tự của các câu hỏi. Dự kiến nội dung các câu trả lời của học sinh.
Trong giờ học:
Bước 3: Đặt vấn đề (nêu tên trò chơi, mục đích chơi) Bước 4: GV hướng dẫn trò chơi
Bước 5: Thực hiện chơi
Bước 6: Nhận xét đánh giá sau khi chơi Sau giờ học:
Giáo viên chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã sử dụng trong trò chơi.
Ví dụ minh họa
- Sau khi truyền tải và hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học, tôi sẽ căn thời gian khoảng 8-10 phút để củng cố nội dung toàn bài bằng các câu hỏi trong "Trò chơi ô chữ bí mật".
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài học, rèn luyện tư duy tập trung, khả năng ghi nhớ trong củng cố và đánh giá các kiến thức sau khi học xong nội dung bài.
- Chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội dung trọng tâm của bài học, GV thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố bài GV thiết kế Trò chơi ô chữ bí mật với 12 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 12 chữ cái (Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang . Chuẩn bị khung Trò chơi ô chữ biên soạn trên Word, in thành một số bảng để phát cho học sinh.
- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi
GV chia lớp thành 4 đội, chọn đội trưởng. Chọn lớp trưởng, Bí thư chi đoàn trợ giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội.
GV phổ biến luật chơi: Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV
đọc câu hỏi và gợi ý, trong thời gian 15- 20 giây toàn đội suy nghĩ. Học sinh trả lời bằng giấy hoặc giành quyền trả lời bằng cách giơ tay (có thể sử dùng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ có một từ khóa in đậm xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Trả lời xong 12 ô hàng ngang mới được giải ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt có 12 chữ cái (viết hoa không dấu). Đội nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất ở ô chữ đặc biệt sẽ được phần thưởng có giá trị về tinh thần hoặc cộng điểm 1 điểm 15 phút cho đội chiến thắng.
* Tiến hành trò chơi trong 6-8 phút.
Từ hàng dọc có 12 chữ cái, tương ứng với nó là 12 hàng ngang, mỗi hàng ngang được mở ra sẽ xuất hiện 1 chữ cái của ô bí mật hàng dọc và cũng là gợi ý liên quan đến ô hàng dọc.
1. Hàng ngang số 1 có 10 chữ cái : Sau cách mạng tháng Tám, Đội Việt Nam giải phóng quân được đổi tên là gì?
- Đáp án: VỆ QUỐC ĐOÀN ( Chữ V)
2. Hàng ngang số 2 có 10 chữ cái: “ Đồng chí nào lấy thân mình chèn pháo, nát than mình pháo còn ôm” nói về ai?
- Đáp án: TÔ VĨNH DIỆN ( Chữ O)
3. Hàng ngang số 3 có 6 chữ cái: Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?
- Đáp án: NÀ NGẦN ( Chữ N)
4. Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái: Người anh hùng đã đặt mìn trên cầu Công Lý
định giết bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mac Namara”? - Đáp án: NGUYỄN VĂN TRỖI ( Chữ G)
5. Hàng ngang số 11 có 13 chữ cái : Ngày 15/1/1961, các lực lượng vũ trang
tại miền nam được thống nhất với tên gọi nào? - Đáp án: QUÂN GIẢI PHÓNG ( Chữ U)
6. Hàng ngang số 12 có 8 chữ cái : Trong trận “ Điện Biên Phủ trên không” quân và dân ta đã hạ rơi bao nhiêu máy bay B52 của Mĩ?
- Đáp án: 34 MÁY BAY ( Chữ Y)
7. . Hàng ngang số 9 có 7 chữ cái : Từ năm 1961- 1965 quân và dân ta đã đánh
bại chiến lược chiến tranh nào? - Đáp án: ĐẶC BIỆT ( Chữ Ê)
8. Hàng ngang số 5 có 10 chữ cái : Tháng 2/ 1930 đã đề cập tới việc: “ Tổ chức
ra quân đội công nông” nội dung này nằm trong văn bản nào? - Đáp án: CHÍNH CƯƠNG ( Chữ N)
9. Hàng ngang số 8 có 11 chữ cái : Sau khi hất cẳng Pháp để đọc chiếm miền
nam Việt nam, Mĩ dựng nên chính quyền tay sai nào? - Đáp án: NGÔ ĐÌNH DIỆM ( Chữ G)
10. Hàng ngang số 6 có 9 chữ cái : Khi mới thành lập Đội Việt nam tuyên truyền
giải phóng quân có bao nhiêu người? - Đáp án: 34 CHIẾN SĨ ( Chữ I)
11. Hàng ngang số 10 có 12 chữ cái : Chiến sĩ nào đã lấy thân mình để lấp lỗ
Châu mai?
12. Hàng ngang số 7 có 11 chữ cái :Chiến thắng nào buộc Pháp phải kí hiệp
định Giơnevơ với ta?
- Đáp án: ĐIỆN BIÊN PHỦ ( Chữ P)
* Ô chữ đặc biệt có 12 chữ cái (không dấu)
Đây là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt nam?
Đáp án: VO NGUYEN GIAP
Hình 14: Trò chơi được thiết kế trênPowerpiont
Một số hình ảnh khi thực hiện” trò chơi ô chữ bí mật”
Hình 17: HS trả lời Hình 18: GV củng cố kiến thức