KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI DẠY LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN đội VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM “ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 10 (Trang 50 - 54)

1. Kết luận chung

1.1. Quá trình nghiên cứu

Trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn GDQP-AN tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực và nhận thấy rằng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hương phát triển năng lực của học sinh, đó cũng là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục nước ta. Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở các lớp thực nghiệm, đồng thời sử dụng phương pháp dạy học truyền thống ở các lớp đối chứng. Cũng như tiến hành thăm lớp dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp một cách cởi mở thực tế. Tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp Dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy lí thuyết bộ môn, đồng thời nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh.

Qua quá trình nghiên cứu kết hợp với thực tiển giảng dạy trong nhà trường,tôi đã vận dụng tương đối thuần thục các phương pháp, kĩ thuật Day-Học tích cực như: Phương pháp KWL, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi... Và khai thác các trang thiết bị Dạy-Học hiện có. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp. Tôi đã hoàn thành đề tài này.

1.2. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài đi sâu nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy lí thuyết môn GDQP-AN nói chung và bài 2 -GDQP-AN lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng. Với phương pháp này tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp GV có thể vận dụng vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh với nội dung Lịch sử, truyền thống Quân đội và công an nhân dân Việt Nam. Đồng thời, giúp cho môn học GDQP-AN không còn khô khan, cứng nhắc, nhàm chán và áp lực đối với giáo viên và các em học sinh nữa.Ngoài ra, có thể triển khai giảng dạy để đánh giá hiệu quả trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu cũng như tỉnh Nghệ An.

2. Kiến nghị, đề xuất

Để nội dung của bài Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam thêm sinh động, hấp dẫn và đạt kết quả cao, tôi xin được kiến nghị và đề xuất một số ý kiến như sau:

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như mô hình học cụ, tranh ảnh... các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên, học sinh ở trường trung học phổ thông.

+ Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.

- Đối với nhà trường:

+ Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng chiếu đèn để phục vụ giảng dạy. Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy GDQP-AN.

+ Cần mua các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương trình học để giáo viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả của bộ môn.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN. + Tổ chức hội thao GDQP - AN cấp trường ở các trường THPT để tạo ra sân chơi giữa các lớp, cũng như kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thúc nội dung chương trình học.

+ Đối với bài lý thuyết nên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tăng hiệu quả dạy học đạt kết quả cảo hơn.

- Đối với tổ:

+ Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP-AN để học sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt hơn bộ môn GDQP-AN.

+ Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ, nhóm có thể có những sáng kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình.

Theo tôi, sáng kiến “ Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh thông qua bài dạy: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam- giáo dục quốc phòng an ninh 10”” với các phương pháp dạy học tích cực tôi đã trình bày ở trên sẽ nâng cao chất lượng dạy và học.

Tuy nhiên, để vận dụng tốt và rộng rãi phương pháp này vào dạy học thì bản thân mỗi GV phải bỏ nhiều công sức, sáng tạo trong lao động, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đòi hỏi người dạy phải luôn học tập trau dồi năng lực tư duy, nắm vững lí luận, thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ và hành động của mình trước khi giáo dục học sinh.

Với kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ nêu ra đây một số phương pháp dạy - học tích cực mà bản thân tôi thấy tâm đắc nhất và đã ứng dụng góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay.. Những vấn đề mà tôi đưa ra còn nhiều thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của thầy cô, đồng nghiệp.

Trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi qua nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tự nghiên cứu và đúc rút được trong quá trình giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2012.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, module THPT 18 phương pháp dạy học tích cực.

- Prof. Berd Meier, Nguyễn Văn Cường, (2011), Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Postdam – Hà Nội.

3. Các tài liệu tập huấn cán bộ cốt cán môn Giáo dục quốc phòng và an ninh của Vụ Giáo dục Quốc phòng – an ninh.

4. Tài liệu tập huấn giáo viên: Thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá môn học GDQP - AN cấp THPT.( lưu hành nội bộ).

5. Tài liệu tập huấn giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An ninh cấp trung học phổ thông ( tài liệu lưu hành nội bộ).

6. Giáo trình giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng. 7. Các tài liệu văn bản liên quan về dạy học liên môn.

PHỤ LỤC

1. PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO GIÁO VIÊN

Họ và tên GV:………Trường:………..

Câu 1: Thầy(cô) đánh giá như thế nào về sử dụng phương pháp dạy học tích cực

trong dạy lí thuyết môn GDQP-AN cấp THPT ? Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Ý kiến khác:………..

Câu 2: Khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học lí thuyết môn

GDQP-AN thầy (cô) đánh giá như thế nào về ưu điểm của các phương pháp này ? Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.

Đảm bảo chuẩn kiến.

Học sinh hình thành thói quen tự giác học tập.

Câu 3: Khi dạy học GDQP&AN thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào ?

TT Phương pháp Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

1 Thuyết trình 2 Vấn đáp 3 KWL

4 Thảo luận nhóm 5 Sơ đồ tư duy 6 Trò chơi

Phương pháp khác………..

Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề trên bằng cách đánh dấu vào ô thầy (cô)lựa chọn.

2. PHIẾU ĐIỀU TRA DÙNG CHO HỌC SINH

Họ và tên:……….Lớp:……. Trường:………. Câu 1: Trong một tiết học lí thuyết môn GDQP-AN có sử dụng các PPDH tích cực, theo em học sinh được những gì ?

- Phát huy tính tích cực của mình trong lĩnh hội kiến thức - Được thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến xây dựng bài - Dễ hiểu và nắm chắc kiến thức

- Học sinh tăng sự tự tin, khả năng sáng tạo

- Ý kiến khác:………..

Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về các phương pháp mà giáo viên sử dụng khi giảng dạy môn GDQP-AN ? (đánh dấu vào ô mình chọn)

TT Phương pháp Rất thích Thích Bình thường Không thích 1. Thuyết trình

2. KWL

3. Thảo luận nhóm 4. Sơ đồ tư duy 5. Trò chơi

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI DẠY LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN đội VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM “ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH LỚP 10 (Trang 50 - 54)