Đối với bản thân mỗi cán bộ, giáo viên Trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu SKKN THỰC TRẠNG và một số BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC cá NHÂN CHO đội NGŨ cán bộ, GIÁO VIÊN và học SINH TRƯỜNG THPT 1 5 TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 34 - 43)

c. Phương pháp thống kê toán học

3.6. Đối với bản thân mỗi cán bộ, giáo viên Trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn

Nghĩa Đàn

+ Nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc tự học tập, tu dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - từ đó rèn luyện được khả năng giao tiếp với quần chúng nhân dân.

+ Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp là việc làm thường xuyên, do đó cần xem đây như là một sở trường của người giáo viên, nhân viên để tích cực trau dồi và rèn luyện, nâng cao.

+ Tự rèn luyện phẩm chất, năng lực theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao của người giáo viên, nhân viên.

+ Tự kiểm tra, tự phê bình, dựa vào sự phê bình để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng khắc phục.

+ Phải hiểu mình, hiểu người bị điều khiển, điều chỉnh bởi mình và nâng cao uy tín của tổ chức.

+ Người làm công tác tuyên truyền, thuyết phục giáo dục cần vận dụng các cơ chế tâm lý xã hội thích hợp như: Làm gương, noi gương, thuyết phục, cảm hoá, lây lan tâm lý... làm cho đối tượng thích nghi với những điều kiện xã hội mới, đoàn kết với nhau, ngăn ngừa các xung đột, mâu thuẫn, nghi ngờ. Ở trường chúng tôi, đã thông qua các hoạt động tạp huấn, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm để làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực tuyên truyền thuyết phục cho đội ngũ giáo viên và nhân viên. Đối với công tác tuyên truyền, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến kỹ năng giao tiếp cho GVCN cũng như GVBM trong tất cả các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Chú trọng trọng cách nói của giáo viên, cách giao tiếp với học sinh. Tránh để học sinh cảm thấy bị xúc phạm hoặc có cảm giác bị thương hại

(do ở lứa tuổi này học sinh còn bồng bột, chưa chín chắn, dễ bị kích động…). Tránh lối áp đặt của thầy cô, gia đình đối với học sinh. Tạo điều kiện tối đa cho học sinh cơ hội được phát biểu ý kiến của các em. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn, tham vấm học đường. Nhà trường lựa chọn các thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm, có khả năng thuyết phục, được nhiều học sinh quý mến để làm công tác tư vấn.

Trong trường hợp học sinh có phản ứng trái ngược với nội dung, yêu cầu của giáo viên, chúng tôi chủ trương thầy cô giáo không được nóng vội, cần tìm hiểu kỹ. Trước tiên là phát huy vai trò của giáo tiếp. Hãy giao tiếp với học sinh, đặt câu hỏi vởi học sinh: tại sao không? Từ đó để lắng nghe, để tranh luận, tránh áp đặt một chiều và từ đó tạo ra sự giao tiếp, cân bằng trong giao tiếp.

+ Đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là Đoàn thanh niên, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học, giáo dục HS trong lớp phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng.

Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời học sinh.

Tại trưởng chúng tôi, đội ngũ GVCN được quan tâm trong công tác giáo dục học sinh, được bồi dưỡng, được tham gia các lớp tập huấn để làm tốt vai trò chủ nhiệm, đồng thời GVCN là tuyên truyền viên tích cực nhất thay mặt nhà trường truyền tải các chính sách đến học sinh. Họ là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh. Một tập thể học sinh có chăm ngoan, ý thức tốt hay không thành bại ở công tác chủ nhiệm.

+ Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

Học sinh chỉ được giáo dục tại nhà trường trong giờ học, còn lại phần lớn thời gian trong ngày các em ở gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy muốn giáo dục học sinh tốt cần phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa nhà

trường với gia đình và xã hội. Vậy nên tại trường THPT 1-5, giáo viên và phụ huynh thường xuyên cập nhật thông tin nhiều chiều để nắm bắt tình hình thực tế của học sinh. Mỗi phụ huynh đặt niềm tin vào con mình nhưng cũng không nên đánh giá quá cao về các mặt của con để dẫn đến ngộ nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp với nhà trường và xã hội.

Nhà trường, giáo viên và phụ huynh luôn thống nhất về biện pháp giáo dục. Phụ huynh đồng thuận, đồng hành cùng giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh với mục tiêu tất cả vì sự tiến bộ của học sinh, vì tình thương và trách nhiệm.

Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và các ban đại diện cha mẹ học sinh lớp làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo dục con ở nhà đồng thời cũng chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở trường. Phụ huynh cần luôn quan tâm, sát sao tới con em mình không nên phó mặc cho nhà trường, nhất là đối tượng học sinh chậm tiến.

Hội nghị phụ huynh toàn trường THPT 1-5 năm học 2021- 2022

Các cơ quan chức năng như công an trên địa bàn trường học phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc điều tra, cung cấp thông tin học sinh vi phạm và hỗ trợ giáo dục học sinh cá biệt.

Trường THPT 1-5 cùng với các trường học trên cùng địa bàn luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong tuyên truyền, thuyết phục cho học sinh, bởi học sinh có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và những mối quan hệ khác nên dễ tụ tập, lôi kéo theo nhóm. Các trường cần phải thông báo kịp thời các vụ việc có liên quan, cùng phối hợp xử lí, không che dấu khuyết điểm cho học sinh vi phạm của mình.

Chúng tôi nhấn mạnh mỗi giáo viên trong trường luôn quan tâm đến từng học sinh, đặc biệt học sinh gặp khó khăn, giáo dục học sinh để học sinh nhận được tình thương, sự sẻ chia, đồng cảm, phát huy tính tích cực, khơi dậy niềm tin tưởng trong mỗi con người học sinh chứ không phải học sinh cảm nhận sự thương hại, nhụt chí, tự ti.

3.7. Đối với bản thân mỗi học sinh trường THPT 1- 5, huyện Nghĩa Đàn

Thông qua hoạt động tuyên truyền thuyết phục có tác dụng rất lớn để giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh. Nếu làm đúng, làm tốt, công tác tuyên truyền thuyết phục sẽ cho học sinh ý thức và điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ… tất cả các yếu tố đó sẽ góp phần hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Đối với học sinh phổ thông đang ở độ tuổi mà tâm sinh lí lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, thích giao lưu tìm hiểu, thích khẳng định mình là người lớn…. Trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ. Do đó, các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường, thậm chí vi phạm pháp luật.

Mặt khác, xu thế toàn cầu hoá diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội đã có ảnh hưởng lớn đến tầng lớp học sinh. Một bộ phận học sinh đã nhận thức đúng đắn việc học tập và tu dưỡng đạo đức. Tuy nhiên, cùng với xu hướng hội nhập ấy thì mặt trái của nó cũng len lỏi, xâm nhập vào tầng lớp học sinh, khiến cho một bộ phận học sinh sa sút về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng và hoài bão ước mơ... Những tệ nạn xã hội đã gây không ít tác hại đối với học sinh làm ảnh hưởng tới chất lượng, uy tín của các nhà trường. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thuyết phục, tư vấn, tham vấn cho HS một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ - tương lai của đất nước và cũng là khẳng định uy tín của nhà trường đối với xã hội thông qua các giải pháp

Một là: Thông qua tuyên truyền, thuyết phục nêu gương nâng cao nhận thức cho học sinh trong nhà trường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là “gốc", là “nền tảng", cũng giống như “gốc" của cây, “ngọn nguồn" của sông suối. Có thể thấy, khi đề cập tới vị trí, vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh đã chỉ rất rõ đó là “gốc", là “nền tảng" của người cách mạng, nó đồng thời là “thước đo" lòng cao thượng của mỗi con người. Mặc dù đề cao vai trò quan trọng hàng đầu của đạo đức song Hồ Chí Minh không tuyệt đối hoá vai trò ấy mà luôn đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất với tài năng của con người.

Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội đã có những hiện tượng đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận học sinh. Bản thân học sinh, trong nhà trường chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí của đạo đức trong nhân cách, mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đạo đức và tài năng trong một con người. Chính vì vậy thông qua tuyên

truyền, thuyết phục nhằm nâng cao đạo đức cho học sinh trong nhà trường là hết sức cần thiết, nhằm giúp các em thấm nhuần sâu sắc vị trí đạo đức nhân cách của con người trong bối cảnh xã hội phát triển theo cơ chế thị trường có quy luật cạnh tranh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Tuyên dương Em Vi Quân và Quỳnh Nhi (HS trường THPT 1-5) là “Học sinh 3 tốt” cấp tỉnh

Tuyên dương Em Phan Cảnh Hữu được giải Khuyên khích quốc gia cuộc thi “An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai” năm học 2021- 2022

Hai là: Đảm bảo và tăng cường hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc nâng cao hiệu quả của công tác thuyết phục, tuyên truyền cho học sinh.

Đoàn trường đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa học đường, cần có kiểm tra, đánh giá tổng kết cụ thể.

Việc tổ chức sinh hoạt phải thiết thực mang ý nghĩa giáo dục, phù hợp với xã hội hiện đại nhằm hình thành các giá trị văn hoá mới nối tiếp các giá trị nhân đạo truyền thống. Các giá trị này phải được dấy lên từ các phong trào văn hoá, văn nghệ, các cuộc thi cán bộ giỏi, học sinh tài năng…, tổ chức tham quan các di tích lịch sử cách mạng theo chủ đề và nội dung cụ thể. Phải xây dựng được mục đích trọng tâm của hoạt động để tìm kiếm hình thức giáo dục cho phù hợp.

Đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể, cá nhân nhằm tạo sự chuyển biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động, góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực của học sinh.

Tăng cường công tác kiểm tra của đội cờ đỏ để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra trong học sinh nhà trường. Làm tốt công tác xếp loại và đánh giá thi đua giữa các lớp trong tuần, tháng, kỳ, năm. Công tác thi đua phải chính xác,

công tâm, kích thích được phong trào, vừa đánh giá vừa dần hoàn chỉnh các tiêu chí thi đua.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn, tổ chức Đoàn cần phối hợp với nhà trường có chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các cán bộ phụ trách Đoàn trường và các chi đoàn học sinh. Nhìn chung, đa số các em có lòng say mê với công việc nhưng năng lực hoạt động chưa cao nên trong hoạt động hay lúng túng. Chính vì thế các hoạt động phải cụ thể rõ ràng, làm cho mọi người hiểu được kế hoạch, mục đích hành động, tránh được những điều bất lợi xảy ra dẫn đến kết quả phản tác dụng giáo dục đạo đức. Từ thực tế hoạt động sẽ có ý nghĩa thiết thực với việc bồi dưỡng lí tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh giúp các em tránh được những tệ nạn xã hội, đem lại niềm tin, niềm vui vào tổ chức Đoàn.

Ba là: Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề nhằm đa dạng hóa loại hình thuyết phục, tuyền truyền học sinh.

Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, diễn đàn là yêu cầu tất yếu của học sinh, giúp các em nâng cao khả năng hiểu biết trong việc tiếp thu các môn học trên lớp.

Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa, các câu lạc bộ… sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp. Nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động thu hút học sinh tham gia, các em sẽ đi tìm nơi khác để vui chơi, như vậy các em rất dễ bị các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hòa giữa “học mà chơi, chơi mà học" theo đúng định hướng giáo dục.

Chúng tôi tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi hiểu biết về văn hoá xã hội, tham gia lễ hội truyền thống của trường, của địa phương, hoạt động giao lưu văn hoá giữa các trường giúp học sinh có vốn sống thực tế, góp phần hình thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức. Các hoạt động này giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh giao tiếp, hình thành những phẩm chất đạo đức, có năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội sau này. Đây cũng là dạng hoạt động có tính chất sôi nổi như một sân chơi giải trí, khi tham gia hoạt động này, các em được tự do đóng góp ý kiến tranh luận, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhà trường cần chú ý tổ chức các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho học sinh. Bên cạnh đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, cũng như đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia.

GV- HS trường THPT 1-5 thăm nhà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tiếp

GV- HS trường THPT 1-5 tham gia lễ “Thắp nến tri ân” nhân ngày 27-7

HS trường THPT 1-5 tham gia đại hội thể dục thể thao Huyện Nghĩa Đàn năm 2022

Bốn là: Phát huy vai trò chủ thể của học sinh và năng lực tự quản của tập thể học sinh.

Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của học sinh vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đòi hỏi phải đào tạo cho được những thế hệ yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức

Một phần của tài liệu SKKN THỰC TRẠNG và một số BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC cá NHÂN CHO đội NGŨ cán bộ, GIÁO VIÊN và học SINH TRƯỜNG THPT 1 5 TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 34 - 43)