.THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu SKKN THỰC TRẠNG và một số BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC cá NHÂN CHO đội NGŨ cán bộ, GIÁO VIÊN và học SINH TRƯỜNG THPT 1 5 TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 46)

THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI 4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài

4.1.1. Mục đích

Trên cơ sở tiến hành các giải pháp đã đặt ra ở chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài rèn luyện kỹ năng thuyết phục tuyên truyền cá nhân trong công tác thực hiện nội quy tại trường THPT 1-5 trong thời gian năm học 2020-2021 và HKI năm học 2021-2022 nhằm:

+ Kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của những giải pháp nâng cao hiệu quả của biện pháp rèn luyện kỹ năng thuyết phục cá nhân cho cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5. Những giải pháp đã đề ra đó có thực hiện được trong các trường phổ thông hiện nay hay không, có góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay hay không?

+ Kiểm tra và đánh giá sự đúng đắn khi triển khai các giải pháp của đề tài.

4.1.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, thực nghiệm đề tài phải có nhiệm vụ sau:

+ Khảo sát về thực trạng của kỹ năng thuyết phục các nhân của cán bộ, giáo viên và học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài.

+ Đánh giá tính khả thi của việc thực hiện các giải pháp trong đề tài thông qua các hoạt động cụ thể của nhà trường, qua đó, bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện.

+ Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thực nghiệm đề tài. + Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận đúng đắn khi triển khai các giải pháp của đề tài.

4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm đề tài

4.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm của đề tài là cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trường THPT 1-5.

4.2.1. Phương pháp thực nghiệm

+ Điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu.

+ Tiến hành thực nghiệm đối với học sinh thông qua các hoạt động trong giờ sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa.

+ Trên cơ sở các kết quả thu được, rút ra kết luận về đề tài nghiên cứu.

4.3. Nội dung thực nghiệm đề tài

Khảo sát và áp dụng các biện pháp cụ thể rèn luyện kỹ năng thuyết phục cá nhân cho cán bộ giáo viên và nhân viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề,

thông qua kết quả tiến bộ của cá nhân để nhận xét đánh giá đề tài và đối với học sinh thông qua các kết quả rõ rệt về tư tưởng, hành động và nề nếp, xếp loại hạnh kiểm và học tập của học sinh trong học kì 1 năm học 2021-2022 so với năm học 2019-2020 và năm học 2020- 2021 làm kết quả so sánh.

4.4. Tiến hành thực nghiệm đề tài

4.4.1. Công tác chuẩn bị cho việc thực nghiệm

+ Nghiên cứu kỹ thực trạng của kỹ năng thuyết phục cá nhân của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh, từ đó nghiên cứu các biện pháp rèn luyện kỹ năng thuyết phục cá nhân cho Giáo viên, học sinh.

+ Tham khảo ý kiến từ các đồng nghiệp để bổ sung, hoàn chỉnh những giải pháp để vận dụng vào quá trình thực nghiệm.

4.4.2. Thực nghiệm

a. Đối với Cán bộ giáo viên và nhân viên:

Tiến hành khảo sát thông qua phiểu hỏi trước và sau khi áp dụng đề tài. b. Đối với học sinh:

So sánh kết quả sau khi thực nghiệm đề tài thông qua những kết quả về đánh giá xếp loại chung về hạnh kiểm, học lực và các nội dung liên quan đến nề nếp.

4. Kết quả thực nghiệm đề tài

- Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên trường THPT 1-5

- 78/78 cán bộ, giáo viên và nhân viên nhận thức rõ ý nghĩa của kỹ năng thuyết phục cá nhân.

- 78/78 cán bộ giáo viên có kiến thức về kỹ năng tuyên truyền thuyết phục trong công tác và cuộc sống.

- Đối với học sinh

- Các em biết được, hiểu được và làm tốt các biện pháp tăng cường khả năng thuyết phục tuyên truyền.

- Thông qua rèn luyện kỹ năng này các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động cộng đồng.

- Thông qua rèn luyện các kỹ năng này khiến cho bản thân các em có những biến chuyển rõ ràng về việc thực hiện nội quy và nề nếp, đồng thời có ý thức nhắc nhở và hỗ trợ các bạn nghiêm túc thực hiện.

- Số liệu đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh qua các năm học: Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2019-2020, 2020-2021 và học kỳ I năm học 2021-2022.

Mức xếp loại hạnh kiểm Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Học kỳ I Năm học 2021-2022 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hạnh kiểm tốt 869 74,66 892 78,11 955 79.98 Hạnh kiểm khá 227 19,5 232 20,32 223 18,68 Hạnh kiểm trung bình 62 5.33 16 1,40 15 1.27 Hạnh kiểm yếu 6 0.51 2 0.18 1 0.07 So sánh kết quả xếp loại hạnh kiểm của các năm học cho thấy số lượng học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm, trong khi đó số lượng học sinh được đánh giá hạnh kiểm tốt đã tăng lên, điều đó chứng tỏ công tác tuyên truyền về học tập và nề nếp của học sinh ở trường THPT 1-5 ngày càng có sự chuyển biến tốt hơn.

- Số liệu về số lượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường trong các năm học 2019-2020, 2020-2021 và học kỳ I năm học 2021-2022 do đội TNXK trường phát hiện.

Thời gian Số học sinh vi

phạm Ghi chú

Năm học 2019-2020 39

Căn cứ vào số liệu do đội TNXK trường cung cấp.

Năm học 2020-2021 26 Học kỳ I

Năm học 2021-2022 8

- Số liệu về việc triệu tập hội đồng kỉ luật nhà trường để xử lí học sinh vi phạm:

Thời gian Số lần họp Hội đồng kỉ luật Số HS bị xử lí Ghi chú lỗi vi phạm

Năm học 2019-2020 2 4 Đánh nhau do xích mích trong lúc chơi game online, vi phạm ATGT Năm học 2020-2021 0 0

Học kỳ I

Phân tích các bảng số liệu trên cho thấy ý thức chấp hành nội quy nhà trường, chấp hành các quy định của pháp luật của học sinh trường THPT 1-5 ngày càng được nâng lên.

4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

4.6.1. Về tinh thần của học sinh

Chúng tôi nhận thấy rằng, đa số học sinh nhận thức rõ hơn về các kỹ năng của thuyết phục, tuyên truyền. Nhiều em co khả năng lĩnh hội tốt nội dung các biện pháp và biến đổi thành những kỹ năng mềm của bản thân. Từ đó các em tự tin hơn, nhiệt huyết hơn, có nhiều hứng thú học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, mạnh dạn nêu lên những vấn đề còn vướng mắc. Các em trở nên năng động, linh hoạt trong các hoạt động tập thể, có khả năng lôi kéo các bạn trong những hoạt động chung dễ dàng hơn khi làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục cá nhân.Tuy nhiên bên cạnh đó vần còn học sinh học tập khá thụ động, rụt rè khi phát biểu ý kiến. Học sinh thường ít tập trung dẫn đến kết quả về học tập, nề nếp chưa cao.

Vấn đề thuyết phục tuyên truyền là một vấn đề phải làm thường xuyên, liên tục, đa dạng dưới nhiều hình thức và cần nhiều thời gian. Vậy nên bên cạnh học văn hóa thì việc rèn luyện kỹ năng thuyết phục, tuyên truyền cá nhân đối với học sinh trường THPT 1-5 nói riêng và các em HS nói chung vẫn là vấn đề quan trọng.

4.6.2. Ý kiến của cán bộ, giáo viên

Thông qua các biện pháp đề tài thực hiện, góp phần xây dựng một tập thể sư phạm tại trường THPT 1-5 đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ không chỉ trong công tác và trong cuộc sống. Bên cạnh đó xây dựng một tập thể thống nhất từ tư tưởng đến hành động, tại đó GV- NV được phát huy hết năng lực bản thân, sẵn sàng cống hiến và phấn đấu chuyên môn góp phần nâng cao vị thế của trường THPT 1-5 trong địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên của Trường THPT 1-5 đã phát huy và sử dụng tương đối tốt các kỹ năng: Kỹ năng gặp gỡ trực tiếp có 15 cuộc gặp gỡ trực tiếp trong năm học 2021-2022 với các nội dung khác nhau, trong đó 95% các cuộc gặp thành công; kỹ năng thăm tại nhà năm 2021-2022 có 14 cuộc gặp gỡ tại nhà, với các nội dung: Vận động học sinh chấp hành nội quy quy chế của học sinh; vận động tài trợ giáo dục, vận động các nhà hảo tâm quyên góp quỹ khuyến học… đã thành công tốt đẹp. Kỹ năng thuyết phục tuyên truyền được nâng cao rõ rệt thông qua việc vận hành các chính sách của nhà trường được cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh đồng tình. Tính đến tháng 4 năm 2022, nhà trường được sự ủng hộ, nhất trí cao của phụ huynh, giáo viên, học sinh và các tổ chức hính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường.

Trên cơ sở thực trạng sử dụng các kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân, sáng kiến xác định một hệ thống các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng gặp gỡ trực tiếp, kỹ năng thăm tại nhà và kỹ năng vận động hành lang cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý, giáo viên và học sinh Trường THPT 1-5 được áp dụng trong thực tế có tính khả thi cao, đem lại hiệu quả tốt cho quá trình tuyên truyền, thuyết phục của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Nhìn rộng ra, chúng tôi nhận thấy công tác rèn luyện kỹ năng thuyết phục tuyên truyền cho cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường phải thực hiện trong quá trình lâu dài, đòi hỏi sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở giáo dục và sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Công tác tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức và các nhà trường. Các nhà trường cần luôn đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, tổ chức, chính quyền, đoàn thể các cấp, tổ chức, cá nhân.

2. Kiến nghị và đề xuất

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Chi bộ và Ban Giám hiệu cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tuyên truyền thuyết phục.

- Tăng cường cử giáo viên, nhân viên đến làm việc trực tiếp hoặc gặp gỡ tại nhà với các đối tượng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thuyết phục trên các lĩnh vực của Trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn.

- Điều tra, dự báo tình hình tư tưởng, dự báo về dư luận, tâm trạng... của quần chúng đặc biệt là học sinh trước những sự kiện, những bước ngoặt của xã hội sẽ xẩy ra là biện pháp cần để hoạch định nội dung, hình thức tư tưởng, giáo dục.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, các đồng nghiệp, cùng những người quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghĩa Đàn, tháng 4 năm 2022

MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề ... 1

1.1. Lý do chọn đề tài ... 1

1.2. Mục đích của đề tài ... 2

2. Tổng quan ... 2

2.1. Tổng quan thông tin về vấn đề cần nghiên cứu ... 2

2.2. Phạm vi và đối tượng của đề tài ... 2

3. Phương pháp nghiên cứu ... 2

a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ... 2

b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ... 2

c. Phương pháp thống kê toán học ... 3

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN ... 4

1.1. Những vấn đề chung về tuyên truyền, thuyết phục và kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục ... 4

1.1.1. Một số khái niệm liên quan ... 4

1.1.2. Một số kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân ... 5

1.2. Yêu cầu thực tiễn về công tác tuyên truyền tại trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn trong thời kỳ trong giai đoạn hiện nay ... 9

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG THPT 1-5, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN ... 11

2.1. Đặc điểm, tình hình chung ... 11

2.2. Thực trạng sử dụng kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục cá nhân cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 13 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân... 13

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ... 23

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRƯỜNG THPT 1-5, HUYỆN NGHĨA ĐÀN TỈNH NGHỆ AN ... 25

3.1. Tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh ... 25

3.2. Nắm vững các nội dung trong công tác tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn ... 27

3.3. Tích cực học tập, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn ... 30

3.4. Nắm vững các quy tắc, phát huy ưu thế của quá trình gặp gỡ trực tiếp các đối

tượng tại Trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn ... 31

3.5. Tuân thủ và điều chỉnh linh hoạt các bước khi thăm tại nhà ... 32

3.6. Đối với bản thân mỗi cán bộ, giáo viên Trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn33 3.7. Đối với bản thân mỗi học sinh trường THPT 1- 5, huyện Nghĩa Đàn ... 36

3.8. Phát huy vai trò của Ban Văn nghệ - TDTT, các tổ chuyên môn trong trường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề khác nhau ... 42

CHƯƠNG 4.THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI ... 45

4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài ... 45

4.1.1. Mục đích ... 45

4.1.2. Nhiệm vụ ... 45

4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm đề tài... 45

4.2.1. Đối tượng thực nghiệm ... 45

4.2.1. Phương pháp thực nghiệm ... 45

4.3. Nội dung thực nghiệm đề tài ... 45

4.4. Tiến hành thực nghiệm đề tài ... 46

4.4.1. Công tác chuẩn bị cho việc thực nghiệm ... 46

4.4.2. Thực nghiệm ... 46

4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm ... 48

4.6.1. Về tinh thần của học sinh ... 48

4.6.2. Ý kiến của cán bộ, giáo viên ... 48

KẾT LUẬN ... 49

1.Bài học kinh nghiệm ... 49

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV: GIÁO VIÊN HS: HỌC SINH

THPT: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TDTT: THỂ DỤC THỂ THAO

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN THUYẾT PHỤC CÁ NHÂN

Họ tên:

Nghề nghiệp:

Nếu là Giáo viên, Nhân viên trả lời ở mục I Nếu là Học sinh trả lời các câu hỏi ở mục II

II. Dành cho Giáo viên, nhân viên

Câu 1: Thầy cô có thường xuyên sử dụng tuyên truyền thuyết phục cá nhân không? A. Thường xuyên.

B. Thi thoảng. C. Không bao giờ.

Một phần của tài liệu SKKN THỰC TRẠNG và một số BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, THUYẾT PHỤC cá NHÂN CHO đội NGŨ cán bộ, GIÁO VIÊN và học SINH TRƯỜNG THPT 1 5 TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)