Các biện pháp rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực NCKH

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 34)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.2. NỘI DUNG

2.2.4. Các biện pháp rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực NCKH

2.2.4.1. Biện pháp rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu

Trong NCKH việc phát hiện được vấn đề nghiên cứu là tiền đề cho sự thành công vì vậy rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và rất cần thiết. Giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau:

- Khi thiết kế các hoạt động ngoài việc bám sát chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng thì phải thiết kế được các hoạt động có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống, các vấn đề xã hội để học sinh nghiên cứu, đọc thu thập nhiều tài liệu để từ đó học sinh phát hiện ra các vấn đề và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu. - Trong quá trình thực hiện giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc thực tế qua hoạt động lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật…để khơi gợi trí tò mò, hứng thú của học sinh.

- Tạo điều kiện cho các em tranh luận, phản biện để từ đó rút ra vấn đề cần nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu là kế hoạch nghiên cứu của học sinh diễn ra theo trình tự đã dự kiến, có tính khoa học và tránh bị động trong quá trình giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Để giúp học sinh lập đề cương NCKH giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các bước cơ bản sau:

- Giáo viên nêu mục đích, tầm quan trọng và các bước tiến hành xây dựng một đề cương nghiên cứu.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước.

- Kiểm tra việc thực hiện của học sinh, bổ sung và nhận xét. - Để học sinh tự sửa chữa đề cương của mình.

2.2.4.3. Biện pháp rèn luyện năng lực tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm kiếm theo các bước sau:

- Xác định những loại tài liệu, những chủ đề cần cho đề tài, những đặc điểm riêng của chúng. Xác định từ khóa khi tra cứu internet.

- Lựa chọn những phương pháp, công cụ thích hợp để tìm kiếm tài liệu phù hợp. - Khi lựa chọn tài liệu cần chú ý đến tính khoa học, mức độ chính xác và trung thực thường là các báo cáo khoa học, các tạp chí, nhà xuất bản, học giả có uy tin cao. - Khi đọc tài liệu nên dựa vào mục lục tìm kiến thức liên quan để đỡ tốn thời gian. 2.2.4.4. Biện pháp rèn luyện năng lực làm việc nhóm

Giáo viên cần chú ý một số vấn đề khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh: - Chia nhóm phải đồng đều các thành viên về mặt năng lực, số lượng.

- Hướng dẫn làm việc nhóm:

+ Chỗ hoạt động nhóm cần sắp xếp phù hợp với công việc được giao.

+ Lập kế hoạch hoạt động: Rõ ràng, tuần tự các công việc, phân chia công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm.

+ Có trưởng và phó nhóm điều hành các hoạt động của nhóm (thường là các thành viên tích cực, hiểu biết sâu rộng về vấn đề nghiên cứu)

+ Gắn nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của thành viên với hoạt động của nhóm. + Chuẩn bị báo cáo trước lớp: Người báo cáo, nội dung, cách trình bày, trả lời phản biện của nhóm bạn….

- Các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ vấn đề của nhóm trình bày, giáo viên hỏi bất kì thành viên nào trong nhóm.

Sau báo cáo xong các thành viên tự đánh giá và đánh giá chéo. Sau đó giáo viên mới kết luận.

2.2.4.5. Biện pháp rèn luyện năng lực tư duy

Rèn luyện năng lực tư duy trong nghiên cứu khoa học giáo viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học như:

- Sơ đồ tư duy - Kỹ thuật công não - Kĩ thuật khăn trải bán

- Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H….

Tôi thường ưu tiên cho phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vì thể hiện khả năng tư duy logic của học sinh, thể hiện cá tinh, cái tôi riêng của mỗi nhóm, mỗi thành viên.

2.2.4.6. Biện pháp rèn luyện năng lực viết báo cáo khoa học.

Để rèn luyện khả năng viết báo cáo khoa học cho học sinh, giáo viên có thể thực hiện.

- Cho học sinh tìm hiểu cách viết một báo cáo khoa học.

- Tập cho học sinh sử dụng ngôn ngữ khoa học một cách chính xác, tổng kết lại kết quả nghiên cứu dưới hình thức một bào báo hoặc báo cáo khoa học.

2.2.4.7. Biện pháp rèn luyện năng lực bảo vệ đề tài. - Hướng dẫn học sinh những kĩ năng trình bày báo cáo:

+ Mở đầu tự nhiên, lôi cuốn.

+ Chuẩn bị thông tin sắp xếp trình bày + Thiết kế poster báo cáo

+ Lời nói rõ ràng, cử chỉ tự nhiên, tự tin chủ động.

- Khuyến khích các nhóm phản biện, tạo điều kiện nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)