THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học (Trang 34 - 39)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

2.3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.3.1. Mục đích thực nghiệm.

- Đánh giá hiệu quả của dạy học Giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học” Chăm sóc rau ở một số xã của huyện Quỳ Hợp, thực trạng và giải pháp” thông qua chủ đề: Dinh dưỡng khoáng với nền nông nghiệp sạch để so với dạy học chủ đề tổ chức theo từng tiết học trên lớp.

- Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh học nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề thực tiễn sản xuất và sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức dạy học STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học hiệu quả.

Tôi tiến hành thiết kế, hướng dẫn học sinh nghiên cứu và làm các thí nghiệm ở nhà và tổ chức dạy chủ đề: Dinh dưỡng khoáng với nền nông nghiệp sạch theo định hướng nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn trồng rau tại địa phương cụ thể 3 xã Tam Hợp, Nam Sơn, Bắc Sơn của Huyện Quỳ Hợp.

2.3.3. Phương pháp thực nghiệm.

Năm học 2021 - 2022: Tôi chọn dạy ở 3 trường THPT: Trường THPT A; Trường THPT B; Trường THPT C.

Mỗi trường tôi chọn 2 lớp có học lực và số lượng học sinh tương đương nhau: Một lớp dạy học chủ đề trên lớp (đối chứng), một lớp Giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học” Chăm sóc rau ở một số xã của huyện Quỳ Hợp, thực trạng và giải pháp” thông qua chủ đề: Dinh dưỡng khoáng với nền nông nghiệp sạch (thực nghiệm).

Cụ thể:

- Trường THPT A chọn 2 lớp: 11C4 (đối chứng – sĩ số 41) và 11C1 (thực nghiệm – sĩ số 45) trực tiếp tôi giảng dạy.

- Trường THPT B chọn 2 lớp: 11A0 (đối chứng – sĩ số: 40) và 11A2 (thực nghiệm – sĩ số 42) nhờ cô Đậu Thị Diệu Thúy giảng dạy.

- Trường THPT C chọn 2 lớp: 11C1 (đối chứng – sĩ số 43) và 11C3 (thực nghiệm – sĩ số 41) nhờ cô Hoàng Thị Loan giảng dạy.

- Sau khi dạy ở mỗi lớp xong, giáo viên tiến hành kiểm tra 10 phút (sử dụng cùng 1 đề) để đánh giá mức độ nhớ và khắc sâu kiến thức của phần học có liên quan đến chủ đề của mỗi học sinh (ở các lớp đối chứng và thực nghiệm) và chấm bài theo thang điểm 10.

2.3.4. Kết quả thực nghiệm.

2.3.4.1. Bảng phân phối tần suất điểm theo nhóm. - Trường THPT A, năm học 2021 - 2022. Phân bố điểm. 2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % 11C4 (đối chứng) 10 24,4 18 43,8 11 26,9 2 4,9 11C1 (thực nghiệm) 4 8,9 13 28,9 18 40 10 22,2 - Trường THPT B, năm học 2021 - 2022. Phân bố điểm. Điểm Lớp

2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % 11A0 (đối chứng) 7 17,5 20 50 10 25 3 7,5 11A2 (thực nghiệm) 2 4.8 9 21,4 18 42,9 13 30,9 - Trường THPT C, năm học 2021 - 2022. Phân bố điểm: 2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % 11C1 (đối chứng) 6 14 24 55,8 11 25,5 2 4,7 11C3 (thực nghiệm) 2 4,9 9 22,1 19 46,4 11 26,6

2.3.4.2. Biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm.

Bảng phân phối tần suất điểm trường A

Bảng phân phối tần suất trường B

Điểm Lớp Điểm Lớp 0 10 20 30 40 50 2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 ĐC TN 0 10 20 30 40 50 2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 ĐC TN

Bảng phân phối tần suất điểm trường C 2.3.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm.

Qua bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm ta thấy:

Trường THPT A.

+ Nhóm điểm 2 – 4: Lớp đối chứng (24,4%) cao hơn lớp thực nghiệm (9,8%) rất nhiều.

+ Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (26,9%) thấp hơn lớp thực nghiệm (40%) rất nhiều.

+ Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (4,9%) thấp hơn lớp thực nghiệm (22,2%) rất nhiều.

Trường THPT B.

+ Nhóm điểm 2 – 4: Lớp đối chứng (17,5%) cao hơn lớp thực nghiệm (4,8%) rất nhiều.

+ Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (25%) thấp hơn lớp thực nghiệm (42,9%) rất nhiều.

+ Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (7,5%) thấp hơn lớp thực nghiệm (30,9%) rất nhiều.

Trường THPT C.

+ Nhóm điểm 2 – 4: Lớp đối chứng (14%) cao hơn lớp thực nghiệm (4,9%) rất nhiều.

+ Nhóm điểm 7 – 8: Lớp đối chứng (25,5%) thấp hơn lớp thực nghiệm (46,4%) rất nhiều.

+ Nhóm điểm 9 – 10: Lớp đối chứng (4,7%) thấp hơn lớp thực nghiệm (26,6%) rất nhiều. 0 10 20 30 40 50 60 2 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 ĐC TN

Qua kết quả trên ta thấy việc dạy học STEM theo định hướng NCKH hiệu quả hơn hẳn giữa các lớp có thực nghiệm so với lớp không thực nghiệm.

Như vậy đến thời điểm hiện tại khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi khẳng định rằng để dạy STEM theo định hướng NCKH có hiệu quả, giáo viên cần nghiên cứu trước và hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế sản xuất ở địa phương trước khi dạy ở lớp nâng cao được chất lượng giảng dạy của giáo viên và khích lệ được tinh thần học tập của học sinh, hình thành được các kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt trong môn sinh học đặc biệt kỹ năng NCKH, giải quyết vấn đề thực tiễn và sáng tạo cho học sinh.

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học (Trang 34 - 39)