Bảo tồn di sản ca trù qua hoạt động dạy học Trải nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN bảo tồn ca trù qua hoạt động dạy học môn ngữ văn trong trường THPT ở huyện diễn châu (Trang 38 - 41)

2.2.2 .Thực trạng bảo tồn ca trù trong trường học

2.3. Bảo tồn ca trù qua dạy học ngữ văn trong nhà trường

2.3.4. Bảo tồn di sản ca trù qua hoạt động dạy học Trải nghiệm

Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (Trung Quốc) nói: “Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn. Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ. Những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu”. Đây được coi là một trong những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học trải nghiệm. PP học trải nghiệm đang được các nhà hoạt động giáo dục cũng như các nền giáo dục tiên tiến lựa chọn. Bởi học trải nghiệm mang nhiều lợi ích cho người học. Học tập trải nghiệm không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng cho người học mà còn phát triển tư duy sáng tạo. Bài học học trở nên thú vị, lôi cuốn, người học tự tin, chủ động trong hoạt động tiếp nhận và rèn luyện kỹ năng.

Trải nghiệm là “trăm nghe không bằng một thấy”, thông qua hoạt động trải nghiệm ở CLB ca trù của nhà trường, CLB ca trù huyện Diễn Châu, tham gia các hoạt động biểu diễn, liên hoan, giao lưu văn nghệ giúp học sinh thâm nhập sâu vào không gian của nghệ thuật ca trù. Các em được sống trong âm vang của tiếng đàn, tiếng phách, tiếng sênh, được trực tiếp nghe các ca nương hát, nghe từng lời văn ý thơ ẩn kín trong mỗi lời bài hát. Khi được các nghệ nhân chỉ dạy, uốn nắn, luyện tập... học sinh như được truyền thêm niềm yêu mến, sự thức tỉnh về các giá trị của nghệ thuật ca trù. Chính hoạt động trải nghiệm góp phần phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố, hạt giống năng khiếu, tài năng âm nhạc ở các em. Giúp các em đi sâu tìm hiểu ca trù, tăng thêm niềm yêu mến, say mê, tự hào về nó.

2.3.4.1.Trải nghiệm qua hoạt động tham quan, thưởng thức và học tập tại CLB ca trù ở địa phương Diễn Châu

Hoạt động cho HS đi tham quan, gặp gỡ và thưởng thức ca trù tại các CLB

ca trù ở địa phương giúp các em được hịa mình vào khơng gian văn hóa nghệ thuật ca trù. Đây chính là bước trải nghiệm quan trọng hình thành những cảm xúc tích cực dành cho ca trù đối với học sinh. Giúp những học sinh có đam mê, năng khiếu tiếp tục học tập, truyền nghề từ các nghệ nhân. Chính hoạt động trải nghiệm đang cụ thể hóa những kiến thức lí thuyết thành hành động thực tiễn trên hành trình đi tìm lại các giá trị của ca trù đề nó được hồi sinh mãnh liệt trong thời đại ngày nay trên mảnh đất Hoan Châu văn hiến.

Tổ chức thực hiện

Giáo viên lên kế hoạch về thời gian, địa điểm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh. Đồng thời liên hệ với các câu lạc bộ ca trù tại các địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu để thuận lợi cho học sinh trong hoạt động trải nghiệm.

Nghệ nhân các CLB tại các xã sẽ hỗ trợ về nội dung, tham gia biểu diễn, hướng dẫn và truyền dạy.

Học sinh sau tham gia hoạt động trải nghiệm có các sản phẩm cụ thể: sổ ghi chép kiến thức thu hoạch; video, đĩa nhạc tập đàn, hát; sản phẩm diễn xướng của cá nhân.

Để hoạt động trải nghiệm tại các CLB ca trù địa phương có hiệu quả, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với CLB ca trù các xã, thống nhất chương trình, nội dung và cách thức truyền tập cho các em học sinh. Tất nhiên hoạt động truyền nghề chỉ dành cho những học sinh có đam mê, năng khiếu. Mục đích cơ bản của

hoạt động trải nghiệm này chính là cho học sinh thâm nhập đi sâu để hiểu, để thấy được giá trị của ca trù và tìm ra những biện pháp tích cực, phù hợp cho việc bảo tồn di sản.

Một số hình ảnh hoạt động tham quan, thưởng thức và học tập tại CLB ca trù ở địa phương Diễn Châu.

2.3.4.2.Trải nghiệm hoạt động học tập, luyện tập tại CLB ca trù của trường THPT Diễn Châu 3.

CLB ca trù Diễn Châu 3 được thành lập từ năm 2020 dựa trên yêu cầu và nguyện vọng của những giáo viên và học sinh có cùng sở thích, niềm u mến đối với ca trù. CLB không giới hạn số lượng nhưng những người tham gia cần có ý thức trách nhiệm, có niềm u mến thật sự với loại hình nghệ thuật ca trù.

CLB chia làm các nhóm: cơ Cao Thị Huyền Lam, chủ nhiệm CLB chịu trách nhiệm chung

Nhóm ca nương: em Dương Thanh Trúc – trưởng nhóm

Nhiệm vụ: lựa chọn các bạn nữ có giọng hát tốt cùng lập thành một nhóm, liên kết CLB Hát của nhà trường.

Nhóm đàn, trống: em Vũ Quốc Độ trưởng nhóm, kết hợp với CLB đàn của nhà trường.

Hình thức hoạt động: 2 tuần 1 lần vào chiều thứ 7, mỗi tháng giao lưu với CLB của các xã và CLB Phủ Diễn.

Các giai đoạn trải nghiệm:

Giai đoạn 1: Các thành viên tự tìm hiểu những kiến thức chung về loại hình thơng qua các trang mạng xã hội Facebook, Goolge,… sách, đài, tạp chí. Các thành viên cũ tham gia hướng dẫn, cung cấp kiến thức cho các thành viên mới.

Giai đoạn 2: Vừa học tập, vừa giao lưu gặp gỡ các nghệ nhân ở các xã Diễn Hoa, Diễn Liên, Diễn Yên… để tham gia các lớp học hát, đàn, phách. Sau đó các nhóm cùng ơn tập tại trường.

Giai đoạn 3: Các thành viên tham gia giao lưu biểu diễn trong các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, liên hoan văn nghệ ở trường; tìm kiếm cơ hội tham gia các lớp tập huấn và biểu diễn của trung tâm văn hóa huyện Diễn Châu, của CLB ca trù Phủ Diễn.

Để hoạt động trải nghiệm tại CLB nhà trường đạt được kết quả, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các thành viên. Người chủ nhiệm phải có những kế hoạch từ tập luyện đến các hoạt động giao lưu biểu diễn. Động viên khích lệ học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân. Mỗi thành viên trong CLB phải là chỗ dựa, niềm cảm hứng, tuyên truyền, lan tỏa tình yêu cho mọi người biết đến ca trù. Có như vậy việc bảo tồn và gìn giữ giá trị ca trù mới có đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu SKKN bảo tồn ca trù qua hoạt động dạy học môn ngữ văn trong trường THPT ở huyện diễn châu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)