2.2.2 .Thực trạng bảo tồn ca trù trong trường học
2.4. Kết quả bảo tồn ca trù trong trường học
Nhằm hướng tới mục tiêu chung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, dạy học gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học. Thực hiện mục tiêu xây dựng thành cơng mơ hình Trường học hạnh phúc của trường THPT Diễn Châu 3. Việc dạy học gắn với bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của đất nước là hướng đi đúng đắn phù hợp với các mục tiêu nói trên. Chính hoạt động dạy học gắn với bảo tồn di sản văn hóa ca trù đã góp phần hình thành những phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, tự hào và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Những năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, .... đã được học sinh hình thành và phát triển.
Bảo tồn ca trù qua dạy học cịn góp phần nâng cao tính tự tin, chủ động, phát triển năng khiếu văn học, âm nhạc, năng khiếu thuyết trình, làm cơng tác truyền thơng ở học sinh.
Sau 2 năm nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn và giữ gìn di sản ca trù, kết qua bước đầu được xem là một dấu hiệu đáng mừng.
Khi nói đến loại hình nghệ thuật ca trù nó khơng q xa lạ với giáo viên và học sinh, đã có những GV và học sinh bắt đầu tự khám phá, quan tâm đến ca trù. Theo kết quả cuộc khảo sát sau khi thực hiện các biện pháp bảo tồn đã cho kết quả: 95% học sinh đã quan tâm và u thích ca trù. 85.7% Gv đã tìm ra được giải pháp, cách thức dạy học gắn với bảo tồn ca trù. ( Phụ lục 4)
Ca trù được đưa vào các chương trình văn nghệ của nhà trường, được truyền thanh vào 15 phút đầu giờ, ra chơi giữa giờ trong tháng 10/2021 nhân kỷ niệm 12 năm sinh nhật ngày ca trù được vinh danh di sản VHPVT của nhân loại (1/10/2009 - 1/10/2021). Trong hoạt động văn nghệ tháng 10 của đoàn trường, đơn vị lớp 11D2 biểu diễn1 tiết mục Ca trù “Xẩm Sơng Thương ” do em Nguyễn Thị Hồi thể hiện cùng với các thành viên của CLB ca trù nhà trường, các nghệ nhân của CLB ca trù Phủ Diễn cùng giao lưu. Hoạt động này đã thực sự để lại nhiều ấn tượng có tính lan tỏa góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định kết quả thực hiện cho công tác bảo tồn của nhà trường.
CLB ca trù nhà trường đã hoạt động tương đối đều đặn. Hiện nay CLB đã có trên 15 thành viên tham gia. Có hơn 650 người thích trang CLB Ca trù Diễn Châu
3, có 2 giáo viên Ngữ văn, 02 học sinh nữ biết hát từ 2-3 điệu ca trù: điệu hát nói, xẩm h tình, hát ru.
Nhà trường, ban chun môn đã quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chuyên đề, giao lưu biểu diễn của CLB ca trù nhà trường.
Phịng văn hóa Huyện Diễn Châu đã động viên, khích lệ và đánh giá cao các hoạt động bảo tồn của nhà trường.
Đặc biệt qua việc thực hiện các giải pháp, chúng tôi đã nâng cao hiểu biết và truyền ngọn lửa yêu thích di sản ca trù đến với giáo viên và học sinh. Việc vận dụng đưa ca trù vào đời sống tinh thần được nâng cao và đẩy mạnh trong nhà trường và ở địa phương Diễn Châu. Học sinh bước đầu tiếp cận với quá trình biểu diễn và tập sáng tác thể hát nói góp phần gìn giữ, bảo vệ các giá trị tinh thần đặc sắc, quý báu của ca trù.
Một số nhận xét, đánh giá của người tham gia các giải pháp bảo tồn ca trù trong trường học.
Đại biểu, khách mời, GV, HS khi tham gia các giải pháp bảo tồn đều đánh giá cao hoạt động dạy học gắn với bảo tồn ca trù: đây là hoạt động mới mẻ, rất có ý nghĩa. Các hoạt động trên không chỉ cùng với các tổ chức trong huyện ra sức bảo tồn ca trù – di sản của quê hương mà còn giáo dục học sinh phát triển năng lực và những phẩm chất cần thiết. Cách dạy học này nên được nhân rộng trong các nhà trường.
- Thầy giáo Phan Trọng Đông (Hiệu trưởng nhà trường) nhận xét:
“ Giáo viên đã rất tâm huyết và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học gắn với bảo tồn di sản ca trù. Các em học sinh đã được sống trong âm vang của nghệ thuật âm nhạc truyền thống của dân tộc. Nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để ca trù có mặt thường xuyên hơn trong trường học”.
- Bà Trần Thị Phương Thu ( Phó phịng Văn hóa huyện Diễn Châu) nhận xét: “ Chúng tôi rất vui mừng khi tham gia vào hoạt động của nhà trường. Đây là
hoạt động mà chúng tôi mong muốn từ rất lâu nhưng chưa thể làm được. Chính nhà trường, các thầy cơ giáo nhóm Ngữ văn đã tiếp cho chúng tơi sự quyết tâm để thực hiện các giải pháp bảo tồn ca trù ở huyện Diễn Châu ta hiệu quả hơn” (trích
cảm tưởng sau khi tham gia chuyên đề).
- Cô Giáo Trương Thị Loan (Nhóm trưởng bộ mơn Ngữ văn) cho biết:
“Học sinh được nuôi dưỡng tâm hồn trong nghệ thuật của ca trù. Ca trù giúp các em thêm yêu nghệ thuật, yêu văn học và hình thành những năng khiếu, những cảm nhận tinh tế về nghệ thuật, về cái đẹp.Cách dạy học gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc phù hợp với mục tiêu giáo dục và nhất là môn Ngữ văn hiện nay.”
Em Trần Thị Nguyên (HS lớp 11D1) cho biết: “Lần đầu tiên em biết đến ca
trù, ban đầu em thật sự không hiểu gì, những rồi ca trù dần dần đã đi vào lịng em, nó khiến em phải tự tìm hiểu, em phải tự trả lời cho được những câu hỏi “ Tại sao trong nhà Nguyễn Khản - anh trai cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du - không khi nào dứt tiếng tơ tiếng trúc. Phải chăng đó là một phần vì sức hấp dẫn của ca trù”
Em Võ Thị Hằng( HS 11D1): cho biết:
Sau chuyến trải nghiệm em sẽ quyết tâm trở thành người tiên phong để bảo tồn ca trù của quê hương Diễn Châu ta. Yêu biết mấy giá trị tinh thần của dân tộc hàng bao thế kỉ. Giá có thể sớm trở thành một ca nương lão luyện em sẽ khiến cho thật nhiều người sẽ không thể quay lưng với ca trù. Em sẽ quyết tâm” (trích cảm
tưởng học sinh sau khi tham gia trải nghiệm tại các CLB ca trù).
Em Phạm Thị Phương Thảo (Học sinh lớp 11D1) viết: Em phát hiện ra lớp
ta có nhiều bạn có năng khiếu hát ca trù. Các bạn ấy thật giỏi. Cô cố gắng động viên gây dựng CLB ca trù của chúng ta ngày càng phát triển. Em có thể hát khơng hay những em sẽ là người tuyên truyên viên xuất sắc để mọi người sẽ biết nhiều đến ca trù. Em rất thích nghe ca trù và sẽ nghiên cứu về ca trù.
Một số sản phẩm của CLB ca trù Diễn Châu 3 1. Sáng tác bài thơ mới
Tình trường
( Bùi Hoàng Tố Uyên 12D1, 2020-2021)
Chiều chiều, sáng sáng
Mới hơm nào cịn cắp sách nơi đây Cùng hàng cây, ghế đá với cô thầy Thoảng một chốc đã tới ngày xa cách
Buổi học cuối tiếng trống trường giục giã Phút chia tay bịn rịn trong lòng
Buồn buồn, tiếc nuối, ngậm ngùi Giờ ly biệt lòng này càng ảo não Riêng một phút bên nhau còn mãi Vẫn thân yêu, sâu nặng với mái trường Tình này một khắc không quên.
Trường tôi
( Nguyễn Thị Ngọc Ánh -11D1)
Diễn Châu 3! Nắng tỏa sân trường Thầy cơ đồn kết, yêu thương học trò Hăng say sự nghiệp trồng người Vinh quang nhà giáo là thầy cô tôi Bao năm cắp sách tới trường
Học hành chăm chỉ công ơn của thầy Hơn 40 năm xây dựng trưởng thành
Trường tôi “Hạnh phúc”, vang danh cô thầy Em quyết tâm sao xứng đáng nên người Ngày mai cùng tiếp, vững vàng tương lai Nét vui tươi rạng rỡ mái trường Diễn Châu 3
2. Video thể hiện bài hát
1.https://drive.google.com/file/d/1H1pJ_- wz2dD9kuzP6m2Q8Nn0lHQjotkE/view?usp=sharing 2.https://drive.google.com/file/d/1gY0gZhzgmx8iN8Gx7CD44sI2FrFo0iRg/view? usp=sharing 3.https://drive.google.com/file/d/1wrGUuLCcRacsuFgwt4jgMrCKDam9fjV5/view? usp=sharing